Chuyên đề giảng dạy theo hướng tích cực phân môn Ngữ văn Lớp 7 - Đinh Ánh Hồng

2. Mục đích của chuyờn đề

 Hướng phấn đấu bao quát của Ngữ Văn theo tinh thần tích hợp là hình thành cho học sinh năng lực: Phân tích- bình giá và cảm thụ văn học với việc hình thành bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết.

 Với phương pháp này đây là phương pháp kế thừa phương pháp truyền thống và phát huy tính tích cực cao độ của chủ thể học sinh- nhân vật trung tâm. Trong quá trình dạy học môn Ngữ V ăn phải đạt được 4 mục tiêu đó là: Tích hợp, giảm tải, tăng thực hành và gắn với thực tế. Nguyên tắc tích hợp này là tìm những điểm quy đồng giữa ba phần: Văn học, Tiếng V iệt, Tập làm văn. Trong từng đơn vị

 kiến thức và rèn kỹ năng

thực hành trong mỗi tiết học- bài học được cụ thể hoá bằng nhiều biện pháp- hình thức- hoạt động linh hoạt tổ chức hướng dẫn học sinh học tập.

Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một vấn đề rất lớn, vì thế giờ học Ngữ V ăn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học không chỉ chú trọng tới hoạt động

của giáo viên mà còn chú trọng tới hoạt động của học sinh, tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để có thể hiểu, v?n d?ng t?t cỏc ki?n th?c k? nang về văn học, ngôn ngữ học và hướng tới làm một bài văn đạt kết quả theo hướng tích hợp ba phân môn Ngữ V ăn ở lớp 7 .

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề giảng dạy theo hướng tích cực phân môn Ngữ văn Lớp 7 - Đinh Ánh Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
là ba phân môn. Hiện nay theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở trường THCS không còn nữa. Theo quan điểm tích hợp triệt để “ Tam vị” hướng và hoà vào “ nhất thể” tức là sát nhập làm một. Việc đổi mới lần này là lần đổi mới toàn diện, triệt để có tính cách mạng thay đổi mục tiêu. V ậy dạy học theo quan điểm tích hợp là như thế nào có phải là rũ bỏ toàn bộ cái cũ hay không? “ Giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ nhận việc dạy các tri thức kỹ năng riêng của từng phân môn. V ấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức kỹ năng từng phân môn thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ V ăn”2. Mục đích của chuyờn đề Hướng phấn đấu bao quát của Ngữ Văn theo tinh thần tích hợp là hình thành cho học sinh năng lực: Phân tích- bình giá và cảm thụ văn học với việc hình thành bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết. Với phương pháp này đây là phương pháp kế thừa phương pháp truyền thống và phát huy tính tích cực cao độ của chủ thể học sinh- nhân vật trung tâm. Trong quá trình dạy học môn Ngữ V ăn phải đạt được 4 mục tiêu đó là: Tích hợp, giảm tải, tăng thực hành và gắn với thực tế. Nguyên tắc tích hợp này là tìm những điểm quy đồng giữa ba phần: Văn học, Tiếng V iệt, Tập làm văn. Trong từng đơn vị kiến thức và rèn kỹ năng thực hành trong mỗi tiết học- bài học được cụ thể hoá bằng nhiều biện pháp- hình thức- hoạt động linh hoạt tổ chức hướng dẫn học sinh học tập.Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một vấn đề rất lớn, vì thế giờ học Ngữ V ăn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học không chỉ chú trọng tới hoạt động của giáo viên mà còn chú trọng tới hoạt động của học sinh, tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để có thể hiểu, vận dụng tốt cỏc kiến thức kỹ năng về văn học, ngôn ngữ học và hướng tới làm một bài văn đạt kết quả theo hướng tích hợp ba phân môn Ngữ V ăn ở lớp 7 .3.Quá trình áp dụng của bản thân: a.Với phân môn Văn cần cho học sinh nắm được nội dung của văn bản, cùng với một số thông tin về tác giả, một số khái niệm thuật ngữ sơ yếu, cần thiết về thi pháp, lịch sử văn học, lý luận văn học và thao tác phân tích tác phẩm. Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học còn là tôn trọng đề cao những tìm tòi, khám phá thể hiện tính tích cực của học sinh bên cạnh đó phải đảm bảo tính tích hợp trong môn học: Chẳng hạn như văn bản : “ Ca Huế trên sông Hương” là một văn bản ghi chép lại một văn hoá truyền thống còn giữ đến ngày nay ở xứ Huế. Bài văn vừa có những dòng miêu tả rất sinh động về một đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.Vừa giới thiệu được nguồn gốc, đặc điểm và sự hấp dẫn của những làn điệu dân ca Huế. Như vậy ta phải hướng cho các em thấy được văn bản đã dẫn các em tới một xứ Huế đẹp và nên thơ. Có bề dày truyền thống văn hóa. Từ đó các em có thể liên hệ với những vẻ đẹp tương tự ở những vùng quê khác nhau và có thái độ ứng xử tốt đẹp với giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Hay trong văn bản “ Những trò lố hay là Va ren và Bội Châu” giáo viên phải hướng cho học sinh phát hiện được những yêu cầu sau:+ Bài văn có thể chia ra làm mấy đoạn, nội dung chính của từng đoạn là gì?+ Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay chỉ là tưởng tượng hư cấu?+ Cụm từ “ nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “ giả thử cứ cho rằng () sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao” có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va ren?+ Trong đoạn văn có 2 nhân vật: Va ren và Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập như thế nào? Số lượng từ và hình thức ngôn ngữ mà tác giả đã sử dụng trong việc khắc họa tính cách của từng nhân vật như thế nào? b. Với phân môn Tiếng Việt nằm trong chương trình tích hợp cùng với Văn học và Tập làm văn. Về nội dung để đảm bảo được tính tích hợp phần Tiếng Việt bao gồm các yếu tố lý thuyết nằm trong hệ thống văn bản chung được trình bày hướng tới phần văn học và Tập làm văn. cụ thể qua phân môn tiếng Việt học sinh có được kiến thức về nhìn nhận, phân tích và khai thác cái hay, cái đẹp trong văn bản văn học, đồng thời có thêm kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc tạo lập các văn bản theo yêu cầu của Tập làm văn. Song dạy Tiếng Việt cũng cần phải cung cấp kiến thức của riêng phân môn tiếng việt. Nó vừa đảm bảo tính hệ thống trục ngang, vừa đảm bảo tính hệ thống trục dọc. Về tri thức: Nắm được đơn vị ngôn ngữ của tiếng Việt ( từ, câu, các biện pháp tu từ, cú pháp, các kiểu văn bản) nắm được khái niệm giao tiếp chủ yếu là ngữ cảnh, mục đích giao tiếp. Về kỹ năng: Thực hành đầy đủ cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở vận dụng các tri thức lý thuyết một cách chủ động vào các lĩnh vực giao tiếp khác nhau trong đời sống và trong quá trình học tập. Với phương pháp dạy học theo hướng tích hợp buộc giáo viên phải hướng dẫn học sinh luôn quan tâm đến ngữ cảnh, không được tách các đơn vị ngôn ngữ ra khỏi văn bản. Cần triệt để khai thác các yếu tố trong văn bản văn học để học tiếng Việt và ngược lại từ các kiến thức về tiếng Việt vận dụng bình giá, phát hiện vẻ đẹp của văn học như vậy đối với quan hệ giữa phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn.Ví dụ trong tiết dạy về “Câu đặc biệt” Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 phần a trang 29.Học sinh đọc đoạn trích trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”Giáo viên hỏi: Tìm những câu đặc biệt và câu rút gọn?Học sinh sẽ phát hiện ra: không có câu đặc biệt và chỉ có câu rút gọnNhư vậy giáo viên đã kết hợp để học sinh ôn lại kiến thức đã được học về câu rút gọn bằng cách vận dụng vào bài tập.Hay ở bài “Sống chết mặc bay” học sinh cũng sẽ dễ dàng phát hiện ra : + biện pháp nghệ thuật liệt kê và phương thức miêu tả thông qua đoạn trích giới thiệu về đồ dùng sinh hoạt của viên quan phụ mẫu và cảnh bài trí trong đình. + Biện pháp nghệ thuật tương phản, tăng cấp: trong khi những người dân ở ngoài đê đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng bởi tình thế ngày một gay go của khúc đê với cảnh nhàn hạ, sung sướng không có gì là gấp gáp ở trong đình.Để đạt được những điều đó, giáo viên phải là người hướng dẫn cho các em phát hiện- tìm tòi một cách sáng tạo trong văn bản.c. Tập làm văn là một trong ba phân môn của Ngữ Văn, nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập bộ môn, thông qua hệ thống bài tập tạo lập văn bản,cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt trong mỗi bài học trong sách giáo khoa. Trong phân môn Tập làm văn, phương châm tích hợp là hướng học sinh biết vận dụng những tri thức của tiếng Việt vào làm văn, vào việc tiếp thu những cái hay, cái đẹp của văn bản, đồng thời vận dụng các kỹ năng, tri thức về Tiếng Việt, Văn học vào tạo lập văn bản; phục vụ cho hoạt động giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Với quan điểm chú trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành nói và viết, tạo lập văn bản tiếng Việt, phân môn Tập làm văn đã xây dựng theo lối cấu trúc đồng tâm. Ví dụ kỹ năng đưa và trình bày dẫn chứng trong văn bản nghị luận chứng minh qua văn bản chứng minh mẫu mực: tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Thông qua văn bản yêu cầu học sinh xác định thể loại, tìm bố cục ? Vấn đề nghị luận ở đây là gì tác giả đã nêu vấn đề bằng cách nào?nêu tác dụng nghệ thuật của cách ấy? Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả? ở phần giải quyết vấn đề có 2 đoạn hãy khái quát nội dung cho từng đoạn? Đoạn 2 chứng minh bằng cách lập luận và dẫn chứng như thế nào?Đoạn 3: Hệ thống lập luận và dẫn chứng của tác giả ở đoạn văn này có gì đặc sắc? Nêu nhận xét về cách nêu dẫn chứng? Biện pháp nghệ thuật?Trong bài này có hai điểm nổi bật về cách diễn đạt, em hãy chỉ ra?( Học sinh suy nghĩ và sẽ phát hiện ra vấn đề cần tìm là: sử dụng hình ảnh so sánh và dùng lối nói liệt kê với mô hình “ từđến”)Giáo viên lại có thể hỏi tiếp: Em hãy phân tích giá trị của từng trường hợp cụ thể?Học sinh suy nghĩ và có thể trả lời theo hướng sau:+ Nhận xét về hình ảnh trong câu ở phần mở đầu: “ từ xưa đến nay” đến “ cướp nước” làm cho người đọc có thể hình dung cụ thể và sinh động về sức mạnh của tinh thần yêu nước. Các động từ trong câu được chọn lọc, thể hiện sức mạnh với những sắc thái khác nhau( kết thành, lướt qua, nhấn chìm)+ Hình ảnh so sánh trong đoạn cuối cùng rất đặc sắc: “ tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Bằng những hình ảnh âý người đọc có thể hình dung rất rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáovà biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.+ Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp đã có tác dụng thể hiện được sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, ở mọi địa phương. Các vế trong mô hình liên kết “ từđến” không phải được đặt một cách tùy tiện mà đều có mối liên hệ một cách hợp lý, được sắp xếp theo cùng một bình diện như lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trúHọc sinh có thể học tập theo mẫu này để đặt câu theo lối liệt kê có sử dụng mô hình liên kết “ từđến” Như vậy tức là ta đã chú ý tích hợp giữa phân môn Tiếng Việt với Tập làm văn. Tiếng Việt: ở biện pháp nghệ thuật liệt kê dẫn chứng, dùng từ. Tập làm văn: Tìm bố cục bài văn nghị luận; xác định vấn đề cần nghị luận; và nội dung từng phần của bài văn tương đương với cấu trúc 3 phần của bài văn nghị luận chứng minh.4: Kết luận Môn Ngữ văn là một phân môn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện phương hướng tích hợp:Văn- Tiếng việt- Tập làm văn đều có một yếu tố chung là Tiếng Việt. Dù dạy Văn, Tiếng hay Tập làm văn thì tất cả đều do giáo viên đảm nhiệm. Trên đây là suy nghĩ của tôi về việc “ Dạy môn ngữ văn theo hướng tích hợp”. Tôi đã mạnh dạn đưa ra những phương pháp áp dụng cho một số bài cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của học sinh và với phương pháp dạy học này đã tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh và kết quả bước đầu đạt được cũng rất khả quan. Tôi tin rằng với phương pháp này trong những năm tới chúng ta sẽ gặt hái được những thành công mới trong quá trình dạy và học.CHÚC QUí THẦY Cễ MẠNH KHỎE 

File đính kèm:

  • ppthongle.ppt