Chuyên đề Phòng tránh chấn thương trong luyện tập thể dục thể thao
Cái quí giá nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Nếu có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển và ngược lại. Để có sức khỏe tốt cần tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
CHUYÊN ĐỀ: PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG TRONG LUYỆN TẬP TDTT Lí do chọn đề tài Cái quí giá nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Nếu có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển và ngược lại. Để có sức khỏe tốt cần tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Cái quí giá nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Nếu có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển và ngược lại. Để có sức khỏe tốt cần tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. 1/ Ý nghĩa của việc phòng tránh chấn thương trong luyện tập TDTT: Mục đích cơ bản và quan trọng nhất khi tham gia luyện tập TDTT là để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực của mỗi người. Thế nhưng do không biết hoặc biết nhưng coi thường không chịu tuân theo các nguyên tắc, phương pháp trong hoạt động TDTT nên người tập để xảy ra chấn thương như: - Xây xát nhẹ chưa hoặc có chảy máu ít ngoài da:( Trầy xướt) - Choáng, ngất. - Tổn thương cơ. - Bong gân. - Tổn thương khớp và sai khớp. - Giập hoặc gãy xương. - Chấn động não hoặc cột sống. Trong cuộc sống thường nhật, thể thao là một trong những hoạt động có ý nghĩa xã hội cao, mang lại nguồn vui, niềm đam mê cháy bỏng, sức khỏe dồi dào và sự bền bỉ cần thiết cho con người ngày một phát triển, hoạt động thể thao còn là một nhu cầu không thể thiếu. Chân và tay là 2 bộ phận dễ bị chấn thương nhất khi chúng ta chơi thể thaoTuy nhiên, tham gia vào hoạt động thể thao, mọi người cần phải có hiểu biết đề phòng ngừa những chấn thương có thể xảy ra trong quá trình luyện tập. Nếu không, từ chỗ tập để vui, để khỏe, để làm việc tốt hơn, bạn có thể phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng tới công việc Để xảy ra chấn thương làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thể lực là đi ngược lại mục đích của TDTT. Do đó chấn thương là kẻ thù của TDTT. Biết được nguyên nhân và cách phòng tránh không để chấn thương xảy ra là yêu cầu quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu. 2. Một số nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương và cách phòng tránh: Thảo luận:Nêu những nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong luyện tập TDTT? a/ Nguyên nhân: Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện. + Nguyên tắc hệ thống + Nguyên tắc tăng tiến. + Nguyên tắc vừa sức. Không đảm bảo các ngyên tắc vệ sinh trong tập luyện: + Địa điểm, phương tiện không đảm bảo an toàn. + Trang phục tập luyện không phù hợp. + Môi trường: Ánh sáng, không khí, nhiệt độ, tiếng ồn không đảm bảo yêu cầu. + Ăn uống no khi tập luyện. - Không tuân thủ nội qui kỉ luật trong tập luyện và thi đấu. b/ cách phòng tránh: Thảo luận: Hãy thử nêu cách phòng tránh những chấn thương theo các nguyên nhân trên? Khi bắt đầu buổi tập hoặc thi đấu nhất thiết phải tiến hành khởi động cho cơ thể thích nghi dần với trạng thaí vận động. Sau khi vận động cần tập những động tác nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu nếu sức khỏe không tốt cần báo cho Gv ngay. Không tham gia thi đấu khi không có một buổi tập nhất định. Cần tổ chức vệ sinh sân tập và kiểm tra, sửa chữa các phương tiện tập trước khi tiến hành buổi tập. Mỗi học sinh cần tạo cho mình một nếp sống lành mạnh, tập luyện TDTT thường xuyên, Để tránh bị chấn thương Chấn thương trong thể thao là một việc xảy ra ngoài mong muốn, song mọi người vẫn có thể hạn chế chấn thương ở mức thấp nhất nếu tuân thủ nghiêm một số nguyên tắc sau: - Không được bỏ qua khâu khởi động. - Trong thể thao, đây là một công đoạn tối quan trọng có tác dụng hâm nóng các bộ phận của cơ thể, đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang động một cách không quá đột ngột. Cần khởi động kỹ các động tác, đặc biệt là các động tác mềm dẻo của các khớp để tránh các hiện tượng sái khớp, sưng khớp. - Không thực hiện các động tác mạnh một cách đột ngột, đặc biệt là với các động tác xoay khi lấy khớp gối làm trụ. Không thực hiện các động tác khó khi thấy đau và có trở ngại của vận động khớp. Xử lí chấn thương nhẹ Khi bị chấn thương phần mềm, cần ngưng tập luyện ngay và nẹp cố định vùng tổn thương. Bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chườm lạnh tại chỗ 10 -15 phút, mỗi tiếng một lần lặp lại nhiều lần trong ngày, để không gây tụ máu hay chảy máu cho vùng bị tổn thương; băng ép vùng tổn thương bằng dây thun y tế để giảm chảy máu, sưng tấy, đau nhức; kê cao vùng bị tổn thương để máu về tim tốt, giảm sưng đau và viêm. Thường thì các chấn thương nhẹ sẽ hồi phục trong vòng 3 ngày. Tuyệt đối không dùng hóa chất có kích thích như mật gấu, dầu nóng xoa bóp vùng bị tổn thương. Làm như vậy có thể khiến máu chảy nhiều hơn, các dây chằng bị xơ và mất độ đàn hồi, ngoài ra, chúng còn dễ bị chấn thương khi có các vận động mạnh trở lại.
File đính kèm:
- CHUYEN DE CHAN THUONG TRONG TDTT.ppt