Chuyên đề: Phương pháp dạy học “nhóm hợp tác”

I. Lí do chọn đề tài:

Tuổi Trẻ Cuối Tuần thực hiện cuộc khảo sát với 664 học sinh hai bậc THCS và THPT tại TP.HCM, với câu hỏi: “Bạn thích giáo viên sử dụng phương pháp nào trong bài giảng?”: chỉ có 4,7% học sinh hài lòng với phương pháp giáo viên đọc - học sinh chép trong khi 67,5% học sinh thích bài giảng có minh họa bằng hình ảnh; 66,3% thích được đi thực tế; 48,5% thích trao đổi, thảo luận nhóm; 8,6% học sinh thích thầy cô ra nhiều bài tập, 30,6% thích phương pháp thuyết trình, sắm vai.

Trước tình hình thực tế hiện nay, đất nước ta lại đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới hội nhập quốc tế. Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để con người Việt Nam nói chung và học sinh nói riêng có thể chiếm lĩnh và vận dụng tri thức một cách hiệu quả.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Phương pháp dạy học “nhóm hợp tác”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
sáo mòn ( đọc- chép) và kiến thức đọng lại trong đầu học sinh chẳng là bao. Hơn nữa, thực tế hiện nay đa số học sinh không thích học môn văn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó không thể không nói đến nguyên nhân là do phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều từ phía người dạy, dạy chay học chay. Chính lí do đó sẽ tạo ra tâm lí nhàm chán, không tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế, vấn đề băn khoăn, trăn trở cấp thiết hiện nay là làm sao, làm thế nào để cho học sinh cảm thấy yêu thích môn ngữ văn, làm sao để cho các em thấy rằng mỗi tiết học là một quá trình hợp tác, đồng sáng tạo, các em chủ động tìm tòi, phát hiện và nắm vững trọn vẹn kiến thức một cách khoa học.. Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ việc đổi mới phương pháp dạy học.
Nội dung
Mục đích đổi mới phương pháp dạy học
Việc đổi mới phương pháp vẫn dựa trên tinh thần kế thừa phương pháp cũ. Hiện nay có nhiều phương pháp mới và mỗi phương pháp đều có tính ưu việt riêng của nó. Nhưng mục đích chung của mỗi phương pháp mới là đều hướng học sinh đến sự tích cực, chủ động học tập, chủ động tìm tòi và phát huy tính sáng tạo của bản thân. Học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức khoa học trong sách vở mà còn phải hiểu và ứng dụng được vào trong cuộc sống xã hội thực tiễn, dám nghĩ, dám làm. Đồng thời còn tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác. Đây chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu của con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập thế giới. Đó chính là mục đích chung của việc đổi mới phương pháp dạy học. Còn mục đích riêng của việc đổi mới phương pháp ở bộ môn ngữ văn là:
Thứ nhất là nâng cao năng lực đọc – hiểu cho học sinh. Học sinh phải đọc văn bản, tự tìm hiểu nội dung văn bản thông qua hướng dẫn của giáo viên. Kiến thức mà các em có được là kết quả làm việc của cả thầy và trò.
Thứ hai là từ những cơ sở trên hình thành văn hóa đọc cho học sinh.
Thứ ba là nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo và tăng cường khả năng giao tiếp cho học sinh
Cuối cùng là rèn luyện cho học sinh tính cần cù, siêng năng, biết tự giác học tập và làm việc.
Đề xuất phương pháp dạy học mới: dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác ( Cooperative Learning)
Hiện nay, trong tất cả các phương pháp mới thì phương pháp “ Nhóm chuyên gia” trong “dạy học hợp tác” được xem là một trong những phương pháp dạy học tích cực.
Việc học yêu cầu học sinh phải làm chứ không phải là cái đã làm sẵn cho học sinh. Người học không phải là khán giả của trận đấu thể thao mà phải tham gia trực tiếp và tích cực. Giống như những nhà leo núi, học sinh có thể dễ dàng đo được chiều cao của việc học khi họ là thành viên của “nhóm hợp tác” ( Cooperative Groups).
Hợp tác là làm việc cùng nhau để hoàn thành những mục tiêu chung. Mỗi cá nhân phải tìm kiếm kết quả có lợi cho bản thân và những thành viên khác của nhóm. Dạy học hợp tác dựa trên sự hoạt động của các “nhóm hợp tác” ( Cooperative Groups). Nhóm hợp tác thường có 4 - 5 học sinh sẽ cùng nhau khám phá kiến thức mới dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. Học sinh làm việc cùng nhau để mở rộng khả năng học tập của chính bản thân và của những người khác. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học hợp tác còn có tên gọi khác là dạy học nhóm. Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hặc tìm hiểu một chủ đề mới. Trong các môn khoa học tự nhiên, công việc nhóm có thể được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm và tìm các giải pháp cho các vấn đề đặt ra. Trong các môn nghệ thuật, âm nhạc, khoa học xã hội, các đề tài chuyên môn có thể được xử lí độc lập trong các nhóm, các sản phẩm học tập có thể tạo ra. Trong môn ngoại ngữ có thể chuẩn bị các trò chơi đóng kịch 
Mục đích và công dụng của dạy học hợp tác
Mục đích chính của phương pháp này là thông qua cộng tác thực hiện nhiệm vụ học tập nhằm phát triển tính tự học sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là sự cộng tác, thái độ đoàn kết của học sinh.
Nếu được tổ chức tốt, phương pháp dạy học này sẽ đem lại kết quả tích cực thiết thực như: 
Phát huy tính tích cực, tự lực và trách nhiệm của học sinh.
Phát triển năng lực cộng tác làm việc.
Phát triển năng lực giao tiếp.
Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội.
Tăng cường sự tự tin cho học sinh.
Phát triển năng lực phương pháp.
Tăng cường kết quả học tập.
Tiến trình dạy học nhóm hợp tác
Nhập đề và giao nhiệm vụ: 
Giới thiệu chủ đề chung của tiết học.
Xác định nhiệm vụ của các nhóm.
Thành lập các nhóm làm việc.
Làm việc nhóm : chuẩn bị tài liệu nhanh , trật tự để không tốn thời gian
Lập kế hoạch làm việc
Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp
Trình bày và đánh giá kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả trước toàn lớp. Kết quả trình bày được đánh giá và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn
Đổi mới phương pháp dạy học – ta phải hiểu là đổi mới cả phương pháp dạy của người thầy, đồng thời phải đổi mới cả cách học của trò.
Đối với giáo viên: không chỉ đổi mới phương pháp lên lớp mà cần đổi mới cả phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Trước tiên là đổi mới phương pháp dạy: nên lấy học sinh làm trung tâm. Có nghĩa giáo viên chỉ là người thiết kế, chỉ đạo, học sinh là người sẽ thực hiện thiết kế ấy. Để đạt được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian chuẩn bị cho bài giảng.
Để thực hiện thành công một tiết dạy ngữ văn, người giáo viên cần:
Chuẩn bị phần thiết kế bài dạy thật kĩ, xây dựng hệ thống câu hỏi thảo luận và phát vấn phải hướng đến mục tiêu và trọng tâm kiến thức của bài học ( đảm bảo tính chính xác và vừa sức với từng đối tượng). Đối với câu hỏi thảo luận giữa các nhóm phải có độ khó tương đương nhau ( nếu không, nhóm có câu hỏi dễ sẽ trả lời nhanh chóng và có thời gian rỗi ). Làm sao để qua hệ thống câu hỏi thì học sinh sẽ rút ra được nội dung bài học cho mình.
Dự kiến phân bổ nhóm học tập. Ví dụ mỗi lớp có khoảng 30 học sinh chia làm 3 tổ thì chia ta chia mỗi tổ thành 2 nhóm cố định. Như vậy có 6 nhóm cố định. Mỗi nhóm có khoảng 5 học sinh. Mỗi nhóm phải có nhóm trưởng và thư kí. Ngoài ra ta có thể tổ chức các nhóm di động gồm 2 – 3 học sinh. Để mỗi học sinh đều làm việc tích cực. Tránh trường hợp nhóm có quá đông học sinh thì việc phân chia nhiệm vụ học tập sẽ không đồng đều.
Ví dụ như tiết dạy thực hành bài “ Văn bản”, có 4 bài tập, ta sẽ phân 2 nhóm cùng làm một bài tập với thời gian thảo luận là 7 – 10 phút (Còn bài tập 4 thì cả 6 nhóm đều phải làm bắt buộc sau khi đã làm xong 3 bài tập 1, 2, 3). Sau đó gọi một nhóm trình bày, nhóm còn lại nhận xét  Đối với tiết dạy giảng văn bài “Tấm Cám” thì ta có thể đưa câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận ở phần “ diễn biến mâu thuẫn và xung đột”. ( Câu hỏi: Những sự việc gì xảy ra khi Tấm còn ở nhà? Qua đó rút ra nhận xét về Tấm và mẹ con Cám? Hãy nêu những sự việc và chi tiết tiêu biểu từ khi Tấm vào cung vua và nhận xét so sánh với thái độ của Tấm lúc còn ở nhà? )Ở phần này được chia làm 2 chặng, ta chia 3 nhóm cùng thảo luận một chặng, sau đó một nhóm lên trình bày( điền vào bảng) , một nhóm kết luận và một nhóm nhận xét.
Chặng 1: Trong gia đình
Tấm
Mẹ con Cám
Nhận xét:
Nhận xét:
 Chặng 2: Sau khi Tấm trở thành hoàng hậu
Tấm hóa thân
Mẹ con Cám
Nhận xét:
Nhận xét:
Lưu ý: khi sử dụng phương pháp mới, giáo viên nên tùy theo bài dạy để có hướng dẫn trước cho học sinh cách chuẩn bị bài, tài liệu có liên quan đến bài học( phần lí thuyết ở tiết học trước bao gồm: khái niệm, đặc điểm, các loại văn bản ). GV nên linh hoạt không phải lúc nào cũng cho học sinh thảo luận, mà cần kết hợp với các phương pháp truyền thống: phân tích, bình giảng 
Bên cạnh đổi mới phương pháp dạy thì đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng cực kì quan trọng.
Trước đây ta thường kiểm tra đánh giá theo hướng tái hiện kiến thức. Học sinh chỉ cần học thuộc lòng bài dạy của giáo viên. Như vậy, ta vô tình làm mất đi sự tư duy sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trên tinh thần đổi mới chung, khi ra đề kiểm tra nên chú ý tới tính tư duy của học sinh, để cho học sinh không chỉ nắm được kiến thức mà còn biết vận dụng kiến thức một cách chủ động, sáng tạo.
Khi đánh giá cũng cần đổi mới. Giáo viên có thể cho học sinh tự nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm và tập chấm điểm. Cuối cùng giáo viên nhận xét và cùng học sinh chữa lại những chỗ sai sót để rút kinh nghiệm.
Lưu ý: nên cho điểm cao đối với những học sinh có sáng tạo hay và phù hợp.
Đối với học sinh: phương pháp học mới đòi hỏi học sinh phải thật sự siêng năng, tích cực, phải chuẩn bị bài thật kĩ ở nhà. Trong tiết học đòi hỏi học sinh phải biết làm việc hợp tác. Bởi vì trong một nhóm có nhiều ý kiến khác nhau, nếu không ai chịu ai thì không có được sản phẩm chung thống nhất của nhóm. Hoặc nhóm có một cá nhân xuất sắc giành lấy hết mọi việc thì nhóm đó không đạt được mục tiêu thảo luận và kết quả đạt được cuối cùng.
Vì vậy, khi thảo luận nhóm, giáo viên phải quan sát hoạt động của từng thành viên để kịp thời điều chỉnh giúp nhóm hoạt động có hiệu quả.
Kết luận
Quan điểm giáo dục hiện đại nhấn mạnh vai trò của nười học với tư cách là người tham gia một cách chủ động, trực tiếp vào quá trình dạy học để tìm kiếm kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cho nên cần tạo ra một môi trường giáo dục cho phép học sinh tương tác, tư duy và phát huy khả năng sáng tạo.
Việc đổi mới phương pháp dạy học vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu phấn đấu của người giáo viên. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng đổi mới không có nghĩa là chúng ta quay lưng lại với phương pháp truyền thống. Nhìn chung phương pháp nào cũng có ưu điểm của nó, vấn đề đặt ra là người giáo viên phải biết vận dụng cho phù hợp.
Dù sao chăng nữa, những điều vừa trình bày trên chỉ là ý kiến cá nhân của bản thân tôi. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy nó đem lại những hiệu quả nhất định, dù chưa được như mong muốn. Rất mong nhận được sự đóng góp chân tình từ quí thầy cô, đồng nghiệp. 
Trà Vinh, ngày 2 tháng 9 năm 2009

File đính kèm:

  • docchuyen de phuong phap day hoc.doc
Bài giảng liên quan