Chuyên đề Quản lý tài chính tại các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục và nhà trường
1. Giúp người học nắm vững và nâng cao hiểu biết các kiến thức về:
- Những vấn đề cơ bản về tài chính trong nền kinh tế thị trường, trong giáo dục;
Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Kỹ năng sử dụng kết quả hoạt động tài chính và quỹ;
3. Nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ khách quan, khoa học trong việc quản lý tài chính tại cơ quan giáo dục và nhà trường.
ố 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.Đối với các hoạt động dịch vụ, đơn vị không thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc và hạch toán riêng doanh thu, chi phí tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.3. Tiền lương, tiền công & thu nhập tăng thêm3.2. Thu nhập tăng thêm:a) Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, như sau: Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệpĐối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.3. Tiền lương, tiền công & thu nhập tăng thêm Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ làm cơ sở để tính tổng thu nhập tăng thêm trong năm của đơn vị, bao gồm:Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Tính trên cơ sở hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) và mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.Tiền lương tăng thêm của người lao động do nâng bậc theo niên hạn hoặc nâng bậc trước thời hạn (nếu có). Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị nêu trên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc. 3. Tiền lương, tiền công & thu nhập tăng thêmb) Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và bảo đảm nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn.3.3. Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định do đơn vị tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ. Trường hợp sau khi đã sử dụng các nguồn trên, nhưng vẫn không bảo đảm đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, phần còn thiếu sẽ được ngân sách nhà nước xem xét, bổ sung để bảo đảm chế độ tiền lưuơng chung theo quy định của Chính phủ. 4. Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ nhà nước đặt hàng), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao độngTrích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm. Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng, như sau:Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;Trích lập các quỹ5. Về sử dụng các quỹ5. 1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, Bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, Chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; Được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ.5. Về sử dụng các quỹ5.2. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: để bảo đảm thu nhập cho người lao động.5.3. Quỹ khen thưởng: Dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.5.4. Quỹ phúc lợi :Dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; Trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; Chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.6.Thực hiện chi đối với khoản thu nhập tăng thêm Căn cứ kết quả hoạt động tài chính quý, năm của đơn vị, nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thực hiện chi đối với khoản thu nhập tăng thêm hàng qúy tối đa không quá 60% số chênh lệnh thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý. Kết thúc năm, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động đảm bảo không vượt quá mức theo chế độ quy định. 6.Thực hiện chi đối với khoản thu nhập tăng thêm Căn cứ quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi thực tế cao hơn số đơn vị tự xác định và kinh phí chi thu nhập tăng thêm (theo chế độ quy định) cao hơn số kinh phí đã chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, đơn vị được tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định. Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi thực tế thấp hơn số đơn vị tự xác định và kinh phí đã thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động lớn hơn số kinh phí được chi trả thu nhập tăng thêm (theo chế độ quy định) thì số chi vượt đơn vị phải sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp, trường hợp sau khi dùng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bù đắp vẫn còn thiếu hụt thì trừ vào chênh lệch thu, chi dành chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau; trường hợp năm sau không có chênh lệch thu lớn hơn chi chi, thì trừ vào Quỹ tiền lương của đơn vị.".III. QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP DO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM TOÀN BỘ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG1.Thu nhập tăng thêm2. Sử dụng kinh phí tiết kiệm3. Thực hiện chi đối với khoản thu nhập tăng thêm1. Thu nhập tăng thêma) Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định. b) Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và bảo đảm nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn.2. Sử dụng kinh phí tiết kiệm Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.Chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị;Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất cho người lao động, kể cả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức trong năm; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế;Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;Trường hợp đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.3. Thực hiện chi đối với khoản thu nhập tăng thêm Căn cứ kết quả hoạt động tài chính quý, năm của đơn vị, nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thực hiện chi đối với khoản thu nhập tăng thêm hàng qúy tối đa không quá 60% số chênh lệnh thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý.Kết thúc năm, trước ngày 31/01 năm sau, tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước Căn cứ quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt: + Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi thực tế cao hơn số đơn vị tự xác định và kinh phí chi trả thu nhập tăng thêm (theo chế độ quy định) cao hơn số kinh phí đã chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, đơn vị được tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo chế độ quy định. 3. Thực hiện chi đối với khoản thu nhập tăng thêm + Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi thực tế thấp hơn số đơn vị tự xác định và kinh phí đã thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động lớn hơn số kinh phí được chi trả thu nhập tăng thêm (theo chế độ quy định) thì số chi vượt đơn vị phải sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp, trường hợp sau khi dùng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bù đắp vẫn còn thiếu hụt thì trừ vào chênh lệch thu lớn hơn chi phần dành chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau; + Trường hợp năm sau không có chênh lệch thu lớn hơn chi, thì trừ vào Quỹ tiền lương của đơn vị.Bài tập nhómNghiên cứu: Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan quản lý giáo dụcTự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm và bảo đảm một phần chi phí hoạt độngTự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm hoàn toàn chi phí hoạt động. Làm bài tập trắc nghiệmBài tập tình huốngTình huống 1Tình huống 2Tình huống 3**TRÂN TRỌNG CÁM ƠNSỰ CHÚ Ý LẮNG NGHETP.HCM NĂM 2009
File đính kèm:
- Boi duong hieu truong QL tai chinh p2.ppt