Chuyên đề Quản lý tài nguyên môi trường Thủy điện
1. Lợi ích của các đập thủy điện
2. Thực trạng của chiến lược phát triển thủy điện hiện nay
2.1. Những tồn tại, bất cập trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý vận hành các công trình thủy điện.
2.2. Tác động đến môi trường tự nhiên
2.3. Tác động đến môi trường VH-XH
3. Giải pháp và kiến nghị
hành các công trình thủy điện.Đập thủy điện Sông Tranh 2Đập thủy điện Hố Ô ở Hà Tĩnh2.2. Tác động đến môi trường tự nhiên Thủy điện từng được cho là nguồn năng lượng sạch, nhưng quan niệm này là sai lầm, chúng góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính - khí mêtan (CH4), một loại khí nhà kính rất mạnh. Các điều kiện sinh cảnh ở hạ du có thể bị suy giảm do lượng phù sa không còn đủ để cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ quan trọng cho các loài sinh vật. Các hồ thủy điện hình thành trên các con đập làm ngập chìm các khu rừng nhiệt đới cũng đồng nghĩa với việc làm mất đi những bể chứa CO2 hữu hiệu. Hay làm tăng phát thải CO2 vào khí quyển Trong khi đó, khả năng tự làm sạch nguồn nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố: quan trọng nhất là lưu lượng của nguồn nước, mặt thoáng nguồn nước, độ sâu của nguồn nước, nhiệt độ tác động của đập thủy điện đến khả năng tự làm sạch của sông Tác động của việc xây dựng quá nhiều các hồ chứa nước trên thượng nguồn sẽ gây tác hại đến môi trường như hiện tượng mất đa dạng sinh học, làm giảm sút hệ thủy sinh, mất những loài cá di cư đẻ trứng vùng thượng nguồn và gây xói, lở, tụ, bồi, xâm nhập mặn, ở vùng hạ lưu.Sản xuất thủy điện có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của sông:- Suy giảm do lượng phù sa không còn đủ để cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ quan trọng cho các loài sinh vật do một lượng lớn phù sa trong nước bị giữ lại khi chảy qua tua-bin- Khi phù sa lắng đọng ở đằng sau con đập, xảy ra một hiệu ứng gọi là “thừa mứa dinh dưỡng” có thể làm cho lượng ôxy cung cấp bị suy giảm. - Giảm sự chuyển dịch của sỏi cuội về hạ du tác động đến các điều kiện sinh cảnh quan trọng, như: các bãi đẻ trứng cho cá . Xây dựng đập trên dòng chính sông sẽ dẫn tới việc lắng đọng phần lớn phù sa trong lòng hồ mới hình thành, dẫn đến giảm lượng chất dinh dưỡng bổ sung cho đồng bằng châu thổ và lượng trầm tích ven biển. Hậu quả là độ phì của đất ngập nước bị suy giảm. Một số vùng ven biển như rừng ngập mặn thiếu trầm tích bổ sung có thể bị xói lở và tiếp tục bị thu hẹp diện tích.2.3. Tác động đến môi trường VH-XH Đã làm biến dạng cấu trúc của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Chính sách đền bù, tái định cư mới chỉ dừng ở việc đền bù sử dụng đất và các tài sản bị thiệt hại trực tiếp. Các thiệt hại gián tiếp và vô hình khác, về thu nhập, về kinh tế như lợi thế từ vị trí kinh doanh, đánh bắt cá, từ sản phẩm rừng chưa được tính đến. Nhiều quy định chồng chéo và thay đổi liên tục, không căn cứ vào các quy định pháp luật khiến cho đời sống của người dân bị xáo trộn. Làm mất đất canh tác của người dân.NămTổng công suất lắp máy (MW)Diện tích đất-rừng bị mất (ha)201010.211275697201519.874536598202024.148651996TTLưu vực sôngDiện tích đất-rừng bị mất (ha)Vận hànhĐang xâyDự kiếnTổng 1Mã590817550023458 2Cả1344613918225429618 3Gianh48667501161 4Thạch Hãn311691804034 5Hương79652530150712002 6Các lưu vực khác625130575 Tổng cộng3098336104376170848 Bảng 1. Ước tính diện tích đất-rừng bị mất do xây dựng công trình thủy điện ở nước taBảng 2. Ước tính tổng diện tích đất - rừng bị mất do các hồ chứa thủy điện trên các lưu vực sông ở Bắc Trung Bộ Thực trạng điều tiết nước không hợp lý gây nên lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống của người dân Thay đổi dòng chảy của các con sông ảnh hưởng đến người dân chủ yếu hoạt động kinh tế trên các con sông này.3. Giải pháp và kiến nghịQuan niệm về thủy điện như một “nguồn năng lượng sạch” và “rẻ” cần phải được thay đổi và phổ biến rộng rãi để nâng cao nhận thức tới người dân cũng như các nhà quản lý về tác động tiêu cực của đập thủy điện. Việc phân tích các tác động tiêu cực không có nghĩa là phản đối việc phát triển nguồn năng lượng thủy điện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay . Tuy nhiên, vấn đề phát triển thủy điện như thế nào để có thể đảm bảo được rằng những tiêu cực do đập thủy điện gây ra không vượt quá mức độ mà trong chiến lược về thủy điện của quốc gia quy định để các nhà quy hoạch và quản lý quan tâm và cân nhắc kỹ lưỡng. Cần tuân thủ 7 nguyên tắc Chiến lược mà Ủy hội Đập thế giới đã đưa ra: Cần có sự chấp nhận của công chúng; Cần đánh giá toàn diện các phương án khác nhau có thể; Đánh giá về tác động của các đập hiện có; Bảo đảm bền vững cho con sông và sinh kế cho người dân; Công nhận quyền và chia sẻ lợi ích; Đảm bảo tuân thủ pháp lý quốc tế, khu vực, quốc gia, quy trình); Sử dụng các sông vì mục đích hòa bình, phát triển và an ninh. Rà soát toàn bộ các quy hoạch hồ chứa trên các lưu vực sông, bảo đảm yêu cầu cơ bản là phải sử dụng tài nguyên nước đa mục tiêu, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích về xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển thủy điện bền vững. Cần quy định rõ các nhiệm vụ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên ngay từ giai đoạn quy hoạch Bố trí nhiệm vụ điều tiết dòng chảy cắt giảm lũ chính vụ với dung tích phòng lũ hợp lý ở mỗi công trình và bảo đảm cấp nước cho hạ du vào mùa khô.- Rà soát nhiệm vụ, quy trình vận hành hiện nay của các hồ chứa và hệ thống hồ chứa; điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du, trong đó quy định, điều chỉnh cụ thể dung tích để thực hiện các nhiệm vụ đó trong từng thời kỳ. - Quy định việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cho phát điện phải thực hiện ngay trong giai đoạn chuẩn bị để bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong giai đoạn đầu tư, thiết kế, xây dựng công trình, để bảo đảm rằng, ngay từ khi chuẩn bị đầu tư xây dựng đã có các giải pháp kỹ thuật công trình cần thiết.- Yêu cầu tất cả các chủ đầu tư hồ chứa thủy điện, thủy lợi: + Khẩn trương tự rà soát và tự điều chỉnh nhiệm vụ để bảo đảm khả năng vận hành điều tiết cắt lũ cho hạ du vào mùa lũ chính vụ; + Cấp nước như yêu cầu phục vụ đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái thủy sinh; + Bảo đảm biện pháp kỹ thuật cần thiết để loại trừ các đoạn sông chết do xây dựng công trình; + Thực hiện việc xin cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt như quy định của pháp luật nhằm thống nhất việc quản lý tài nguyên nước nói chung và khai thác sử dụng tài nguyên. - Ban hành cơ chế phối hợp cần thiết để trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về hồ chứa thủy điện, thủy lợi ở TW cũng như các Sở, ngành và chủ công trình ở địa phương.- Các chủ công trình phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, về di dân tái định cư, về bảo vệ đa dạng sinh học và các pháp luật liên quan khác.Quản lý thống nhất số liệu và hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường các hồ chứa; Xây dựng và sớm ban hành để thực hiện quy trình vận hành liên hồ trên các lưu vực sông. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường các hồ chứa. Điều tra, đánh giá thực trạng tác động của các hồ chứa từ khâu quy hoạch, xây dựng đến quản lý vận hành các công trình đến đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng, đến tài nguyên và môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội, phát hiện và kiến nghị giải pháp khắc phục những tồn tại và bất cập hiện nay trong quy hoạch, xây dựng, quản lý vận hành công trình, bảo đảm để thủy điện, thủy lợi phát triển bền vững. Đối với công tác di dân tái định cư trong các dự án thuỷ điện lớn, cần tiến hành các nghiên cứu xã hội học nghiêm túc, bài bản, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, tập quán, lối sống và thực trạng sinh kế của cộng đồng các dân tộc bị ảnh hưởng, tránh đưa ra những quyết sách duy ý chí và thiếu khoa học, mà hậu quả thì khôn lường. Khi lập và phê duyệt kế hoạch tái định cư, cần chú trọng tính thích ứng về đất sản xuất (bao gồm chất lượng đất và diện tích đất), nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần thiết nhằm đảm bảo cho cả cộng đồng dân đến định cư và cộng đồng dân sở tại ổn định cuộc sống đồng thời trên nhiều mặt, tránh được những rủi ro do di dân tái định cư gây nên. - Cần có quy định hình thành quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư để hỗ trợ lâu dài cho người dân.- Những bất cập phát sinh từ thực tế đối với cơ chế quản lý và chính sách bồi thường, đền bù, hỗ trợ hiện nay đòi hỏi bộ máy quản lý dự án di dân tái định cư thuỷ điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó và nhiệt tình với công việc, sâu sát, lắng nghe, xử lý được những vướng mắc, nắm bắt và giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn trong qúa trình thực hiện chính sách ở cơ sở, đảm bảo tiến độ di dời tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất. - Trồng lại diện tích rừng và đất rừng do dự án chiếm đất. Ổn định và phát triển sản xuất cho đồng bào vùng tái định cư: Ưu tiên hỗ trợ về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cả về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống, kinh phí khuyến nông khuyến lâm Đó là việc thiết thực và cần thiết lấy lại cân bằng sinh thái, tạo môi trường bền vững.Tài liệu tham khảo1. Cục Quản lý tài nguyên nước. 2009. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ: Thống kê, điều tra, thu thập bổ sung thông tin dữ liệu các hồ chứa có dung tích từ 500.000 m3 trở lên trên toàn quốc. Thuộc dự án "Xây dựng quy trình và tăng cường năng lực cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho thủy điện". Cục QLTNN, Bộ TN&MT, 20092. Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. 2010. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi ở Bắc Trung Bộ. Dự thảo báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu cấp Liên hiệp các Hội KHKT VN. 2010.3. Lê Bắc Huỳnh. 2007. Thực trạng suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra đối với quản lý. Tạp chí TNMT số 4, 2008.4. Bộ TN&MT.2009. Báo cáo một số vấn đề về quy trình điều tiết liên hồ chứa. Báo cáo phục vụ buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải với Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương ngày 24 tháng 11 năm 2009.5. Chính sách di dân tái định cư các công trình thuỷ điện ở việt nam từ góc độ nghiên cứu xã hội. Tạp chí DS&PT (số 6/2007), Website Tổng cục DS-KHHGĐ.6. co–nhu–mong-111oi/THANKS FOR YOUR ATTENTION ON OUR PRESENTATION!
File đính kèm:
- Tieu luan Thuy dien Viet Nam.ppt