Chuyên đề: Tìm hiểu một vài nét nghệ thuật miêu tả trong truyện Kiều của Nguyễn Du - Nguyễn Thị Hoàng

PHẦN MỞ ĐẦU:

. Lý do chọn đề tài:

1. Cơ sở khoa học:

 Văn học là bộ phận tinh tế nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng vươn tới các giá trị “chân, thiện, mỹ” của nhân dân. Nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp văn học là sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng nội dung và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ sâu sắc, có ý thức giáo dục, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ công dân của đất nước.

 Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn văn có một vị trí quan trọng cả về hai mặt: “Bồi dưỡng văn hóa, khoa học, kỹ thuật”. Và “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức xã hội”. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì phương pháp luận của khoa học nhân bản có những đổi mới. Việc đổi mới sách giáo khoa ngữ văn THCS nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực chủ yếu: năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tự khẳng định. Đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác, chủ đông, sáng tạo của học sinh.

 

ppt82 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề: Tìm hiểu một vài nét nghệ thuật miêu tả trong truyện Kiều của Nguyễn Du - Nguyễn Thị Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
phát triển tâm lý của nhân vật. Vì đối với cha mẹ, Kiều đã bán mình để cứu cha và em khi gia đình gặp tai biến nên phần nào đã báo được chữ hiếu. Còn đối với Kim Trọng, đó là mối tình đầu trong trắng vừa mới chớm nụ. Có thể nói Nguyễn Du đã rất yêu nhân vật, hiểu rõ nhân vật (đặc biệt là tuổi trẻ) nên ông mới miêu tả phù hợp với tâm lý nhân vật như vậy. Qua đó, ta hiểu thái độ trân trọng cùng với tấm lòng nhân hậu, sự đồng cảm của ông đối với Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. b. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại.	Đoạn độc thoại ngắn gọn, tám câu thơ lục bát nhưng có giá trị nghệ thuật lớn lao. Nguyễn Du chú trọng miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại. 	Thúy Kiều là nhân vật trung tâm có số lượng ngôn ngữ độc thoại nhiều nhất. Nguyễn Du thường để Thúy Kiều độc thoại ở những chặng đường có ý nghĩa bước ngoặt đối với vận mệnh nhân vật. Diến biến nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại hết sức tự nhiên, logic. Những đoạn nhân vật độc thoại chủ yếu được diễn tả qua hệ thống ngôn ngữ dân tộc bởi vì hơn bao giờ hết, nhân vật bộc lộ những cảm xúc, những tư duy chân thực nhất khi con người đối diện với chính mình. b. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại.	Trong đoạn trích “Kiều báo ân báo oán” ngôn ngữ đối thoại được bộc lộ rõ ràng hơn cả. Có hai cuộc đối thoại: đối thoại giữa Kiều và Thúc Sinh và đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư.	Từ Hải xuất hiện, không chỉ đem lại cho Kiều một tấm tình tri kỉ, mà còn giúp Kiều đền ơn, trả oán để thoả nghĩa tình, vơi đi đau khổ mà Kiều phải chịu đựng. Trong phiên tòa Thúy Kiều đã cho gọi những người từng có ân, có oán với nàng đến. Thuý Kiều là người đứng vai trò chính trong cuộc trả ân, báo oán. Ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích có giá trị biểu hiện một nàng Kiều ở tư thế chiến thắng, tư thế chính nghĩa.	Người đầu tiên được mời đến là Thúc Sinh, là một thư sinh thấy cảnh pháp trường uy nghiêm Thúc Sinh không khỏi xanh xám mặt mày, nàng đã lên tiếng:“Nàng rằng: Nghĩa nặng nghìn non,Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?”c. Miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ đối thoại.	Rõ ràng là Kiều vẫn nhớ tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh dành cho nàng trong cơn hoạn nạn. Nàng gọi đó là: “ Nghĩa nặng nghìn non”, nghĩa là vẫn nhớ đến công ơn của Thúc Sinh đã đem lại một cuộc sống gia đình êm ấm, cho dù là ngắn ngủi. 	Trong ngôn ngữ đối thoại này, Nguyễn Du đã dùng những từ Hán Việt, điền cố. Từ ngữ có tính chất ước lệ, công thức: “Sâm Thương”, “ nghiã trọng nghìn non”...Sự đảo ngữ “Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không”, cách dùng từ đồng nghĩa: “ người cũ, cố nhân”... Tất cả những yếu tố đó đã biến lỡi lẽ mới nghe tưởng như hoa mĩ, công thức ấy thành đằm thắm thiết tha, biểu hiện được chân tình của Thúy Kiều. Phù hợp chàng thư sinh họ Thúc và biểu lộ được tấm lòng biết ơn chân thành của nàng.	Nếu nói với Thúc Sinh, Kiều nói bằng một ngôn ngữ trang trọng, thì nói về Hoạn Thư, Kiều lại nói bằng một ngôn ngữ hết sức nôm na bình dị, Kiều sử dụng những thành ngữ quen thuộc, đó là lời ăn tiếng nói của nhân dân: quỉ quái tinh ma; kẻ cắp bà già; kiến bò miệng chén; mưu sâu trả nghĩa sâu... Đây là triết lí: “Vỏ quýt dày, móng tay nhọn”, một quan niệm xử thế rất công bằng để đối xử lại với xã hội đầy áp bức, bất công xưa.	Qua ngôn ngữ đối thoại Kiều với Thúc Sinh, ta thấy tính cách của nàng bộc lộ khá rõ ràng, nàng xử đúng người, đúng tội, báo ân đối với người đáng báo, đồng thời thấy được nàng là người sống có tình, có nghĩa, có trước, có sau.	Sau khi trả ơn Thúc Sinh bà quản gia nhà họ Hoạn Thúy Kiều mới bước vào cuộc báo thù. 	Kiều đã cất tiếng chào mỉa mai đối với Hoạn Thư: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!”. Thúy Kiều đã dùng đúng cách mà Hoạn Thư đã đối xử với nàng khi trước:“Bề ngoài thơn thớt nói cười,Mà trong nham hiểm giết người không dao.”	Thúy Kiều nói cho bõ khi bị Hoạn Thư giày vò, đau đớn. Nàng thừa nhận Hoạn Thư là một người đàn bà hiếm có: “ Đàn bà dễ có mấy tay,” đều là phụ nữ cả mà sao chị (Hoạn Thư) lại thâm độc thế. Thúy Kiều trì triết, đay nghiến dự báo một cuộc trả thù dữ dội và quyết liệt:“Dễ dàng là thói hồng nhan,Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” 	Hoạn Thư lúc đầu “ hồn lạc phách xiêu” nhưng vốn con quan bộ lại, thông minh (so với Thúy Kiều thì kẻ tám lạng, người nửa cân) nên Hoạn Thư đã lập luận đưa ra bốn luận điểm để biện minh, gỡ tội cho mình:“Rằng tôi chút phận đàn bàGhen tuông thì cũng người ta thường tình.”c. Miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ đối thoại.	Thứ nhất: Hoạn Thư cho rằng đó là chuyện “ thường tình” (lẽ thường) vì là đàn bà thì ai mà chả ghen tuông. Chị Kiều ơi “ ớt nào mà ớt chả cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng” hả chị? Tôi có yêu chồng thì tôi mới ghen chồng có phải không chị Kiều? Lẽ thường này đâu chỉ tôi mới có, mà ở tất cả mọi người – kể cả chị, chắc chị cũng không ngoài qui luật ấy?	Thứ hai: Hoạn Thư kể công với Kiều: Tôi đã đối xử tốt với chị cho ở gác viết kinh, khi chị bỏ trốn khỏi nhà tôi, đem theo nhiều vàng bạc tôi cũng không đuổi theo, truy cứu chị:“Nghĩ cho khi gác viết kinh,Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.” 	Thứ ba: Hoạn Thư nói: tôi với chị đều trong cảnh chồng chung – chắc gì ai đã nhường cho ai:“Lòng riêng riêng những kính yêu,Chồng chung ai dễ ai chiều cho ai.”	Thứ tư: Hoạn Thư nhận tội, đề cao, tâng bốc Kiều: nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây ra đau khổ cho chị, nên bây giờ tôi chỉ còn biết chờ vào tấm lòng khoan dung rộng lượng của chị thôi:“Trót đà gây việc chông gai,Còn chờ lượng bể thương bài nào chăng.”c. Miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ đối thoại.	Hoạn Thư đã dồn Thúy Kiều vào chỗ: đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. Thành ra, Thúy Kiều rất bối rối. Lúc đầu, nàng có ý định trừng phạt Hoạn Thư thật nặng: “Dưới cờ gươm tuốt nắp ra. Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”. Nhưng bây giờ thì biết xử sao đây? Nếu như ta cố tình giết Hoạn Thư thì ra ta là người đàn bà nhỏ nhen sao? Chẳng phải đức Phật từ bi đã từng dạy: “ Lấy oán trả oán thì đời đời thù oán, lấy ân trả oán thì cởi bỏ oán thù?” Suy nghĩ như vậy nên nàng quyết định tha bổng cho Hoạn Thư. Còn trong “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân thì khác, Thúy Kiều đã sai cuốn Hoạn Thư lại và thiêu cháy như một ngọn đuốc, khiến mọi người khiếp sợ.	Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư là bộc lộ tấm lòng bao dung, nhân hậu của nàng. Bởi chính nàng đã trải qua biết bao đau khổ, đắng cay. Và cũng bởi nàng hiểu rằng: mình đã xâm phạm đến hạnh phúc của người khác. 	Cảnh báo ân, báo oán đã thể hiện những quan niệm triết lí, qua thái độ, cử chỉ, hành động và đặc biệt là qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật, Nguyễn Du đã vẽ lên một bức tranh rất sinh động về cuộc sống của con người xưa. Ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn người quỷ quái tinh ma. Đồng thời ta thấy một tinh thần nhân đạo sâu sắc, một ước mơ khát vọng công lí trong xã hội lúc bấy giờ. c. Miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ đối thoại.	Tôi còn nhớ một ý kiến nhận xét về giá trị của tác phẩm văn học: “ Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú về về văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người” (Nguyễn Văn Siêu, 1799- 1872). Nhận xét này có lẽ chỉ đúng vào một thời điểm văn học, với một số tác phẩm còn đối với Truyện Kiều thì quả là phiến diện. Vì Truyện Kiều đã làm tròn sứ mạng của nó cả về việc “ chuyên chú về con người”, và việc “chuyên chú về văn chương”. 	Về con người: Truyện Kiều là tuyên ngôn về quyền sống của con người, với những khát vọng về tình yêu công lý tự do. Truyện Kiều cũng là bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ phong kiến mục ruỗng thối nát, xấu xa tàn bạo đã chà đạp lên nhân cách con người, dập tắt mọi mơ ước đẹp đẽ của họ.c. Phần kết luận.	Về văn chương: Nguyễn Du đã kết hợp được cả hai lối hành văn bác học và bình dân một cách tài tình nên Truyện Kiều đã được tất cả mọi giai tầng trong xã hội đón nhận thưởng thức một cách nhiệt thành. Những chữ mộc mạc, bình dân đã chứng tỏ một bước tiến của nền văn chương Việt Nam trên con đường xa dần ảnh hưởng của chữ Hán, chữ Nôm mà Nguyễn Du đã tiên phong dẫn trước. Giá trị tuyệt hảo của Truyện Kiều là một điều khẳng định mà trong đó giá trị văn chương lại giữ một địa vị cao.	Qua tìm hiểu “Truyện Kiều”, chúng ta càng thấy trân trọng tài năng của Nguyễn Du. Nhiệm vụ của chúng ta là phải giữ gìn nền văn hóa phi vật thể mà Nguyễn Du để lại. Cụ Nguyễn Du ơi! Cụ hãy ngậm cười nơi chín suối, tiếng lòng mà cụ gửi lại đã tìm được sự đồng cảm của các thế hệ mai sau.c. Phần kết luận.	* Chuyên đề này chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, ghi chép, nghiên cứu tài liệu để tập hợp thành một hệ thống tương đối cụ thể, phần nào giúp học sinh và giáo viên trong việc tìm hiểu nghệ thuật của Truyện Kiều, phục vụ phân môn tập làm văn lớp 9 ở các tiết: Tiết 32 – Miêu tả trong văn bản tự sự; tiết 40- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự; Tiết 50 – Nghị luận trong văn bản tự sự; Tiết 64 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự; tiết 70 – Người kể chuyện trong văn bản tự sự; Việc giảng dạy các trích đoạn trong Truyện Kiều; Dạy một số đề tập làm văn. 	Chắc chắn, tìm hiểu về vấn đề này có nhiều cách hiểu, cách cảm hay hơn, chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để hoàn thiện chuyên đề nhằm phục vụ thiết thực trong giảng dạy.GV lưu ý học sinh: sự phân biệt giữa miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình và miêu tả nội tâm chỉ là tương đối, bởi trong miêu tả cảnh thiên nhiên đã gửi gắm tình cảm và trong miêu tả nội tâm cũng có những yếu tố ngoại cảnh đan xen. Xin trân trọng cảm ơn!D. Thư mục tham khảo.- SGK, SGV, thiết kế bài giảng Ngữ văn 9 - Nhà xuất bản giáo dục.- SGK ngữ văn THPT (lớp 10,11).- Truyện Kiều (bản dịch)...- Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân.- 105 bài văn mẫu- Tạ Đức Hiền.- 100 bài văn mẫu- THCS.- Ngữ văn 9 nâng cao- Tạ Đức Hiền.- Từ điển giáo khoa Tiếng Việt của nhóm tác giả Nguyễn Như ý, Đào Thần, Nguyễn Đức Tổn.- Giảng văn Truyện Kiều - Đặng Thanh Lê.- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp , tìm hiểu qua internet và các tư liệu tham khảo khác....

File đính kèm:

  • ppttim_hieu_mot_vai_net_nghe_thuat_mieu_ta_trong_truyen_kieunjke.ppt
Bài giảng liên quan