Chuyên đề Tổ chức và hoạt động của mặt trận tổ quốc ở cơ sở

MỤC ĐÍCH: Củng cố lập trường quan điểm, niểm tin của cán bộ MTTQ Việt Nam ở cơ sở vào công cuộc đổi mới, vào CNXH, góp phần chống các luận điệu xuyên tạc sai trái của kẻ địch.

 Khắc phục sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội

- Giúp cho cán bộ mặt trận có khả năng vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng vào thực tế phát triển KT – XH ở cơ sở.

 

ppt74 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức và hoạt động của mặt trận tổ quốc ở cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
kín. Nếu không tổ chức họp được thì phát phiếu xin ý kiến từng hộ gia đình.c) Tham gia tổ chức để nhân dân bàn và tập hợp ý kiến của nhân dân phản ánh với Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định bao gồm các việc:+ Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân.+ Dự thảo phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, hằng năm.+ Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương.+ Phương án quy hoạch khu dân cư, đề án định canh, định cư, dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.+ Dự thảo đề án phân vạch địa chính địa giới, chia tách thôn, làng, ấp, bản.+ Phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở, tái định cư.+ Kế hoạch triển khai các chương trình quốc gia trên địa bàn.+ Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã.+ Những việc khác mà chính quyền thấy cần thiết.Phương thức tổ chức thực hiện là phổ biến các chủ trương, các dự thảo kế hoạch, dự án, đề án để nhân dân biết, bàn và góp ý kiến công khai thông qua họp dân, ý kiến từng hộ gia đình, họp các chi đoàn, chi hội, các tổ chức kinh tế, đặt hòm thư góp ýd) Đông viên nhân dân giám sát, kiểm tra các vấn đề:+ Hoạt động của chính quyền xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp ở xã.+ Kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ đạo của ủy ban nhân dân.+ Hoạt động và phẩm chất đạo đức của chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân, hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, của cán bộ Ủy ban nhân dân xã và cán bộ, công chức hoạt động tại địa phương.+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các công dân tại địa phương.+ Dự toán và quyết toán ngân sách xã.+ Quá trình tổ chức và thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình dự án của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã.+ Các công trình của cấp trên triển khai trên địa bàn xã có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống nhân dân ở địa phương.+ Quản lý và sử dụng đất đai ở xã.+ Thu chi các loại quỹ, lệ phí theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân.+ Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực tham nhũng trên địa bàn xã.+ Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.Việc giám sát, kiểm tra do nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đại diện cho mình hoặc ban thanh tra nhân dân bằng các phương thức sau đây:+ Tham gia trực tiếp (nếu được mời) hoặc thông qua các tổ chức đại diện cho mình trong các cuộc họp của chính quyền xã bàn về các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình, góp ý kiến đánh giá báo cáo tổng kết 6 tháng và hằng năm của chính quyền xã, góp ý kiến vào bản kiểm điểm của chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, bỏ phiếu tín nhiệm và các chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu, phát hiện những cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân và có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích việc thu chi ngân sách và các khoản đóng góp của dân để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền làm rõ, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết.đ) Hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư: + Phối hợp với trưởng thôn triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, làng, ấp, bản 6 tháng một lần hoặc bất thường gồm toàn thể cử tri hoặc chủ hộ gia đình.+ Thảo luận và quy định các công việc của cộng đồng dân cư về xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, những vấn đề văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội, phù hợp với pháp luật của Nhà nước. + Bàn biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, các quyết định của ủy ban nhân dân xã, thực hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ cấp trên giao và các quy định của cộng đồng dân cư.+ Thảo luận, góp ý kiến vào các báo cáo kết quả công tác và tự phê bình kiểm điểm của trưởng thôn, làng, ấp, bản, của chủ tịch Hội đồng nhân dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.+ Bầu, miễn nhiệm trưởng thôn, làng, ấp, bản, xây dựng hương ước, quy ước, cử các ban, nhóm tự quản, ủy viên thanh tra nhân dân.+ Phối hợp với trưởng thôn để thành lập và hướng dẫn hoạt động của các ban hòa giải, ban an ninh, bảo vệ sản xuất, ban kiến thiết (các tổ chức này do dân bầu). + Ban công tác Mặt trận tham gia vào việc xây dựng và thực hiện hương ước quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.Trưởng ban công tác Mặt trận tham gia một số việc trọng tâm như:+ Tham gia vào thành lập nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước, trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, bí thư chi bộ thống nhất những nội dung cơ bản cần soạn thảo, thành lập nhóm soạn thảo.Ban Công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng, chỉ đạo nhóm soạn thảo xây dựng hương ước, quy ước.+ Gửi dự thảo đến từng hộ gia đình hoặc tổ chức họp thảo luận ở đội sản xuất, tổ dân phố, ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình lấy ý kiến góp ý vào dự thảo hương ước, quy ước.+ Phối hợp với trưởng thôn chủ trì hội nghị cử tri hoặc hội nghị đại biểu hộ gia đình ở thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư thảo luận và thông qua hương ước, quy ước.+ Xem lại văn bản, cùng với trưởng thôn, bí thư chi bộ ký vào hương ước, quy ước kèm theo biên bản thông qua tại hội nghị trình lên cấp trên phê duyệt.+ Vận động các hộ dân thực hiện hương ước, quy ước. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước, thu thập ý kiến, kiến nghị của các hộ gia đình, các tầng lớp nhân dân ở cộng đồng dân cư để tổ chức hội nghị thông qua sửa đổi, bổ sung theo đúng trình tự đã quy định.3. Một số vấn đề cần chú ý trong tổ chức hoạt động a) Nắm chắc tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư - Những mặt mạnh của thôn, làng, ấp, bản và cộng đồng dân cư: có truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái; đặc điểm của các dòng họ, vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao...  - Những mặt yếu của thôn, làng, ấp, bản trong việc thực hiện đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; những ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu, những hộ gia đình có người vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội.- Những điểm đáng chú ý: đặc điểm của địa bàn là đầu mối giao thông (thủy bộ), gần thành phố, thị xã, nhà máy, xí nghiệp, trường học, có chợ lớn,... những đặc điểm trên đều ảnh hưởng tốt, xấu đến thôn, làng, ấp, bản.- Đối tượng vận động của ban công tác Mặt trận ở khu dân cư liên quan trực tiếp đến các hộ gia đình và từng người dân, vì vậy muốn triển khai và thực hiện tốt những nội dung công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư, điều trước tiên phải hiểu và nắm chắc tình hình của thôn, làng, ấp, bản nói chung và từng hộ gia đình, từng người dân nói riêng.* Những vấn đề chung của thôn, làng, ấp, bản: - Tổng diện tích đất đai? Trong đó, diện tích đất canh tác?- Tổng số hộ?Trong đó:+ Hộ gia đình chính sách:. Gia đình có công với cách mạng? . Bà mẹ Việt Nam Anh hùng?. Gia đình thương binh, liệt sĩ?+ Hộ gia đình theo đạo (đạo Phật, đạo Thiên chúa...)?+ Hộ dân tộc thiểu số?+ Số hộ có thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài? - Tổng số khẩu:+ Số khẩu trong độ tuổi lao động?+ Số người về hưu?+ Số người già; người già không nơi nương tựa? + Tổng số trẻ em? Số trẻ em học ở các cấp học? số trẻ em trong độ tuổi không được đi học? số trẻ em chưa ngoan cần sự giáo dục?- Bình quân lương thực, bình quân thu nhập tính theo đầu người?, trong đó:+ Số hộ giàu (tỷ lệ %)?+ Số hộ khá (tỷ lệ %)?+ Số hộ trung bình (tỷ lệ %)?+ Số hộ nghèo (tỷ lệ %)?+ Số hộ đói (tỷ lệ %)?- Về ngành nghề:+ Những nghề truyền thống ở cộng đồng dân cư? + Tổng số hộ, khẩu sản xuất nông nghiệp? + Số hộ tiểu thương?+ Số hộ là cán bộ, công chức nhà nước?+ Số hộ, số khẩu thiếu hoặc chưa có công ăn việc làm? - Việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình? tỷ lệ tăng dân số hằng năm? số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai? số cặp vợ chồng sinh con thứ ba trở lên?* Về các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, làng, ấp, bản.- Chi bộ: tổng số đảng viên, vai trò lãnh đạo của chi bộ, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên, mặt mạnh, mặt yếu?- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội nông dân, chi hội cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi, chi hội chữ thập đỏ; các tổ: tổ an ninh, tổ hòa giải Tổng số đoàn viên, hội viên ở một tổ chức những điểm mạnh điểm yếu của các tổ chức đó?b) Phát huy vai trò của ban công tác Mặt trận ở cơ sở- Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp trong hệ thống tổ chức Mặt trận. Thôn, làng, ấp, bản không phải là một cấp chính quyền. Vì vậy tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phải được quán triệt và thể hiện trong thực tế như chọn cử trưởng ban, phó ban trong sinh hoạt ban. Hoạt động của ban công tác Mặt trận là tự quản trực tiếp với từng hộ gia đình, từng người dân. Các thành viên tham gia ban công tác Mặt trận lên tinh thần tự nguyện nhiệt tình, trách nhiệm vì lợi ích của cộng đồng dân cư.- Nhiệm vụ của ban công tác Mặt trận theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Ban công tác Mặt trận cần nắm chắc tình hình đặc điểm của thôn, làng, ấp, bản và căn cứ vào kế hoạch hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên, chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, lựa chọn những trọng tâm công việc cần giải quyết trong từng thời gian. Cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và giữ mối liên hệ chặt chẽ với ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, phối hợp với trưởng thôn trong quá trình triển khai tổ chức các hoạt động.BAN TỔ CHỨC LỚP XIN CẢM ƠN CÁC BÁC, CÁC ANH, CÁC CHỊ ĐÃ DỰ LỚP BỒI DƯỠNG KÍNH CHÚC CÁC CÁC BÁC, CÁC ANH, CÁC CHỊ LUÔN LUÔN MẠNH KHỎE VÀ HOÀN THÀNH TỐT CÔNG TÁC MẶT TRẬN Ơ CƠ SỞ...

File đính kèm:

  • pptBoi duong can bo MTTQ o co so.ppt
Bài giảng liên quan