Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội
1. Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng ngày, thường phải quan tâm và tính toán đến. Những người theo học ở Liên-xô trước đây thường sử dụng thuật ngữ “dư luận xã hội” (dịch trực tiếp từ thuật ngữ tiếng Nga: “общеcтвенное мнение). Những người biết tiếng Anh thường sử dụng thuật ngữ “công luận” (dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: “public opinion”).
Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên-xô trước đây (cũ) định nghĩa DLXH là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm. Ví dụ, theo B. K. Paderin: “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn, nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”.
hội của dư luận xã hội), ít nhiều đều có tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội. Một trong những yếu tố có tác động mạnh đến quá trình hình thành dư luận xã hội là tác động của truyền thông, thông tin trên báo chí. Hiệu quả của truyền thông đến quá trình hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín của nguồn thông tin; thời điểm phát tin (nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn thông tin sớm nhất có tác động lớn nhất đến việc hình thành dư luận xã hội, ai đưa ra thông tin sớm nhất, người đó dễ có khả năng làm chủ được dư luận xã hội); liều lượng thông tin, cách thức thông tin. Các yếu tố xã hội khác có thể có nhiều ảnh hưởng đến quá trình hình thành dư luận xã hội là: gia đình, nhóm xã hội, tầng lớp, giai cấp, đảng tịch.... II. VAI TRÒ, CÁC NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, NẮM BẮT DƯ LUẬN XÃ HỘI 1. Vai trò của công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội 1.1. Tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý trong việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện quyết định; thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận xã hội - Nhờ phản ánh khách quan, trung thực và khả năng dự báo chính xác tình hình tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo, quản lý đất nước, các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình dư luận xã hội là căn cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quyết sách của các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước khó có thể ban hành được các chủ trương, quyết sách sát thực, có sức sống, có tính khả thi nếu không nắm chắc được tâm trạng, tư tưởng của đối tượng có liên quan đến các chủ trương, quyết sách đó. Công tác nghiên cứu dư luận xã hội giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý giải đáp các câu hỏi như: các vấn đề bức xúc mà thực tiễn đất nước (hoặc ở địa phương, ngành) đòi hỏi phải giải quyết là gì? Các chủ trương, quyết sách dự định được ban hành (của cơ quan lãnh đạo, quản lý) có được người dân ủng hộ không? Nếu không thì tại sao? Có cần dừng việc thông qua không? Nếu không dừng thì cần có các biện pháp thông tin, tuyên truyền cụ thể gì để tạo sự ủng hộ của nhân dân?... - Trên cơ sở lý luận về cơ chế hình thành dư luận xã hội và các thông tin cụ thể về các băn khoăn, thắc mắc của nhân dân, công tác nghiên cứu dư luận xã hội có khả năng đề xuất các giải pháp thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội có hiệu quả. 1.2. Góp phần củng cố và mở rộng nền dân chủ trong Đảng, trong xã hội. - Tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia vào các công việc của Đảng, Nhà nước: việc tiếp xúc của các cộng tác viên nghiên cứu dư luận xã hội với người dân để nắm bắt ý kiến của họ, nhất là các cuộc điều tra, thăm dò dư luận xã hội là cơ hội để người dân bày tỏ chính kiến, tham gia ý kiến đối với các công việc điều hành, quản lý đất nước của các cấp ủy đảng và chính quyền, nâng cao ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của họ. - Phát huy vai trò phản biện xã hội, vai trò kiểm tra, giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân: khi người dân cảm thấy ý kiến của mình được lắng nghe, được coi trọng thì trách nhiệm phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của họ cũng được nâng cao. Nhân dân có “trăm tai, nghìn mắt” nên có thể nhìn rõ mọi vấn đề, sự vật dưới nhiều góc độ. Sự phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của nhân dân giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý kịp thời phát hiện những sơ hở, hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý của mình, trên cơ sở đó, kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục. 1.3. Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nắm bắt tâm trạng, tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân của các cấp ủy đảng - Cách nắm bắt tâm trạng, tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân mang tính truyền thống lâu nay của các cấp ủy đảng thường là: tổng hợp phản ánh của cấp dưới, các tổ chức chính trị - xã hội; trao đổi, tọa đàm, đối thoại trực tiếp với các đối tượng; hội thảo...). Cách thức này có ưu điểm là dễ làm, ít tốn kém về thời gian, nhân lực và tài chính, nhưng cũng có những hạn chế như: các thông tin thu được thường không rõ về mặt định lượng, dễ mang tính chủ quan, nhất là trong bối cảnh bệnh thành tích phát triển như hiện nay (các báo cáo dễ bị “vo tròn”, biểu hiện tâm trạng, tư tưởng tích cực dễ bị “thổi phồng”, những vấn đề gai góc, phức tạp trong tâm trạng, tư tưởng xã hội dễ bị bỏ qua). - Điều tra xã hội học về dư luận xã hội giúp khắc phục những hạn chế nêu trên của việc nắm bắt tâm trạng, tư tưởng theo các phương pháp truyền thống. 2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập đã coi việc nắm bắt lòng dân (tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân) là một trong những công việc quan trọng hàng đầu nhằm đề ra được các chủ trương, đường lối cách mạng phù hợp lòng dân. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”. Nhiều văn bản, quyết định của các cơ quan lãnh đạo Đảng đã khẳng định điều này. Ngay từ năm 1982, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, trong đó có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như: “Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội có nhiệm vụ tổ chức việc nghiên cứu dư luận nhân dân đối với những vấn đề cơ bản của đất nước và những vấn đề quan trọng có tính thời sự theo quan điểm Mác - Lênin; tổng hợp, phân tích dư luận xã hội để báo cáo với các cơ quan Đảng và Nhà nước; tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thông tin viên, cộng tác viên của Viện về lý luận, nghiệp vụ. Viện được trực tiếp quan hệ với các cấp ủy đảng, các ngành, các đoàn thể quần chúng để tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội”. Những năm đầu Đổi mới và đặc biệt là thời gian gần đây, Đảng ta tiếp tục có những sự chỉ đạo nhằm tăng cường công tác điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội. Ví dụ, trong văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VII) đã nêu ra nhiệm vụ đối với công tác tư tưởng sau đây: “Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ và công tác tuyên truyền, coi trọng biện pháp điều tra dư luận xã hội”1. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VII) tiếp tục yêu cầu: “Tổ chức điều tra dư luận xã hội về những vấn đề cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nước. Xây dựng luật về trưng cầu dân ý”2. Gần đây nhất, Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, tiếp tục nhấn mạnh: “Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ công tác tư tưởng”. 3. Các nhiệm vụ của công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội Các nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương: 1. Nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận của các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những vấn đề, sự kiện quan trọng trong nước và trên thế giới, đặc biệt là trước các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 2. Tiến hành các cuộc điều tra xã hội học về dư luận xã hội phục vụ quá trình hình thành, hoàn thiện và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước; định kỳ điều tra dư luận xã hội về hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. 3. Đề xuất các biện pháp định hướng, hình thành DLXH tích cực, tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong xã hội, thúc đẩy quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tham gia đấu tranh chống thông tin và quan điểm sai trái, thù địch. 4. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn nghiên cứu Dư luận xã hội của Việt Nam, tiếp thu các thành tựu nghiên cứu dư luận xã hội của thế giới, phát triển khoa học nghiên cứu và tác động dư luận xã hội, khoa học nghiệp vụ dư luận xã hội của Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác nghiên cứu dư luận xã hội cho mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội và cán bộ làm công tác tuyên giáo các cấp; đào tạo sau đại học chuyên ngành xã hội học, tâm lý học xã hội về dư luận xã hội. 5. Quan hệ, hợp tác với các cơ quan điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội của các nước để học hỏi kinh nghiệm, các kỹ năng, kiến thức mới trong lĩnh vực điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Viện.6. Tổ chức công tác thông tin - tư liệu trên lĩnh vực dư luận xã hội; lưu giữ các dữ liệu, thông tin dư luận xã hội theo đúng các quy định hiện hành; xuất bản các ấn phẩm về dư luận xã hội. 7. Phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát an ninh tư tưởng, chính trị của các cuộc thăm dò dư luận xã hội do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam. Các nhiệm vụ chủ yếu của các đầu mối nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội ở các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương: 1. Nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận của các tầng lớp nhân dân trước những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội quan trọng trong nước, trong ngành, tại địa phương và trên thế giới, đặc biệt là trước các chủ trương, chính sách của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp. 2. Tiến hành các cuộc điều tra xã hội học về dư luận xã hội phục vụ quá trình hình thành, hoàn thiện và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của cấp ủy đảng, chính quyền ngành, địa phương; định kỳ điều tra dư luận xã hội về hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị của địa phương. 3. Đề xuất các biện pháp định hướng, hình thành DLXH tích cực, tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong xã hội, thúc đẩy quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và của ngành, địa phương; tham gia đấu tranh chống thông tin và quan điểm sai trái, thù địch. 4. Phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát an ninh tư tưởng, chính trị của các cuộc thăm dò dư luận xã hội do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành trên địa bàn ngành, địa phương./. TS. Phạm Chiến Khu Viện trưởng Viện nghiên cứu dư luận xã hội, Ban TGTW
File đính kèm:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội.doc