Đại Cương Về Luật Kinh Tế Và Các Hình Thức Kinh Doanh Tại Việt Nam

Hệthống pháp luật của một nước gồm nhiều qui định được sắp xếp theo một trật

tựthứbậc, có mối liên hệnhau, trong đó một hệthống pháp luật gồm nhiều ngành

luật; mỗi ngành luật gồm nhiều chế định pháp luật; mỗi chế định pháp luật gồm nhiều

qui phạm pháp luật. Nhưvậy, một ngành luật gồm nhiều chế định pháp luật cùng loại

hay gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệpháp luật thuộc một lãnh vực

của xã hội.

Luật kinh tế(hay luật kinh doanh) là một ngành luật trong hệthống pháp luật

Việt Nam, gồm tổng thểcác qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh

các quan hệkinh tếphát sinh trong quá trình quản lý kinh tếvà sản xuất kinh doanh

giữa các cơquan quản lý Nhà nước vềkinh tếvới các tổchức kinh tếhoặc giữa các tổ

chức kinh tếvới nhau hay nói khác đi luật kinh tế(hay luật kinh doanh) gồm những

qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệpháp luật trong lãnh vực kinh doanh

Trong giai đoạn nước ta theo nền kinh tếkếhoạch hóa tập trung, các hoạt động

kinh doanh chủyếu thực hiện giữa các đơn vịkinh tếNhà nước, các hình thức kinh tế

tưnhân rất hạn chế, do đó luật kinh doanh (lúc đó thường được gọi tên là luật kinh tế)

thực chất là những qui định trong lãnh vực quản lý kinh tếcủa Nhà nước và các đơn vị

kinh doanh thực hiện các chỉtiêu được định sẵn

Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tếhàng hóa nhiều

thành phần theo cơchếthịtrường có sự định hướng của Nhà nước với sựtham gia của

nhiều thành phần kinh tếnên khái niệm vềluật kinh doanh được hiểu là tổng thểcác

qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệkinh doanh phát

sinh trong quá trình tổchức, quản lý kinh tếcủa Nhà nước và trong quá trình sản xuất

kinh doanh giữa các chủthểkinh doanh với nhau, do đó, có phạm vi rộng và đa dạng

hơn so với quan điểm cũ.

pdf13 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại Cương Về Luật Kinh Tế Và Các Hình Thức Kinh Doanh Tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ên trở lên có tư cách pháp nhân, chịu trách 
nhiệm hữu hạn trên vốn điều lệ (phần vốn góp của các thành viên). Việc chuyển 
nhượng phần vốn góp của thành viên cho người ngòai công ty phải theo trình tự : rao 
bán cho các thành viên hiện có trong công ty với cùng điều kiện và theo tỉ lệ tương 
10
ứng với phần vốn đã góp. Khi nào các thành viên trong công ty không mua hoặc 
mua không hết mới được quyền chuyển nhượng cho người ngòai công ty. 
Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu nhưng có thể phát hành trái phiếu. 
Theo Luật doanh nghiệp 2005, đ.38 : 
“ CTTNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó: 
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. 
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của 
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp. 
- Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng theo quy định riêng. 
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký 
kinh doanh 
- Công ty không được quyền phát hành cổ phần” 
Theo Luật doanh nghiệp mới, các qui định về CTTNHH hai thành viên trở lên 
tương tự như qui định hiện hành. Riêng về việc chuyển nhượng phần vốn góp trong 
Công ty, luật mới qui định cụ thể hơn : có thể chuyển nhượng bằng cách yêu cầu Công 
ty mua lại hoặc chuyển nhượng cho người ngoài Công ty theo trình tự : rao bán cho 
các thành viên hiện có trong công ty với cùng điều kiện và theo tỉ lệ tương ứng với 
phần vốn đã góp. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu 
các thành viên còn lại trong công ty không mua hoặc mua không hết mới trong thời 
hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán. 
6.7. Công ty TNHH một thành viên : 
Theo đ. 46 Luật doanh nghiệp 1999 : 
“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp : 
- Do một tổ chức làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu chịu 
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong 
phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. 
- Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ 
của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. 
- Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu . 
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký 
kinh doanh” 
Như vậy, Công ty TNHH một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân, do một 
pháp nhân thành lập. Khi hoạt động, Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn điều 
lệ của Công ty. Đây là phần vốn do chủ sở hữu trích từ tài sản của chủ sở hữu để thành 
vốn điều lệ của Công ty. 
Công ty cũng không được quyền phát hành cổ phiếu nhưng có thể phát hành trái 
phiếu. 
Theo Luật doanh nghiệp 2005, đ.63 : 
“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp : 
- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); 
chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công 
ty trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. 
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký 
kinh doanh 
- Công ty không được quyền phát hành cổ phần” 
11
Như vậy, thay đổi cơ bản của Luật doanh nghiệp mới về CTTNHH một thành 
viên là một cá nhân cũng có quyền thành lập Công ty TNHH một thành viên. 
6.8. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN): 
Theo đ.1 Luật DNNN 2003 (có hiệu lực từ 01/7/2004): 
“Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu tòan bộ vốn 
điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà 
nước, Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. 
Như vậy, DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước bỏ vốn thành lập hoặc có cổ phần, 
vốn góp chi phối, được thành lập dưới hình thức Công ty Nhà nước, Công ty cổ phần 
hoặc Công ty TNHH. 
DNNN là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, được thành lập để thực hiện nhiệm 
vụ, mục tiêu do Nhà nước giao 
Theo Luật doanh nghiệp 2005, các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật doanh 
nghiệp Nhà nước 2003 phải chuyển đổi thành Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần 
theo Luật doanh nghiệp 2005. Thời hạn chuyển đổi là 4 năm kể từ ngày 01/7/2006. 
Trong thời hạn chuyển đổi, nếu công ty Nhà nước nào chưa chuyển đổi thì áp dụng 
theo những qui định của Luật doanh nghiệp Nhà nuớc 2003 
6.9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh : 
Theo Luật Đầu tư nước ngòai tại Việt Nam ngày 12/11/1996, được sửa đổi, bổ 
sung vào ngày 09/6/2000, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam gồm 
các dạng: 
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; 
- Thành lập Doanh nghiệp liên doanh. 
- Thành lập Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. 
Ngoài 3 hình thức nói trên, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng công trình kết 
cấu hạ tầng có thể ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hợp đồng 
xây dựng-kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao-kinh 
doanh (BTO), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT). Để thực hiện các hợp đồng loại 
BOT, BTO, BT có thể cấu trúc như doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% 
vốn đầu tư nước ngoài. 
Theo Luật đầu tư nước ngòai tại Việt Nam và đ.6 Nghị định 24/2000 (31/7/2000) 
và đ.1, điểm 3 Nghị định 27/2003 (19/3/2003): 
“Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để 
tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó qui định trách nhiệm và phân chia 
kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới 
Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hợp tác với cá nhân, tổ chức 
nước ngòai để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh” 
Theo Luật đầu tư 2005 (áp dụng từ 01/7/2006), đ.3 và đ.23 : 
 - “Nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài) được ký kết hợp đồng hợp tác kinh 
doanh (gọi tắt là BBC) để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm 
và các hình thức hợp tác kinh doanh khác mà không thành lập pháp nhân. Đối tượng, 
nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên , 
quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong 
hợp đồng. 
- Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể ký kết hợp đồng xây dựng – kinh doanh –chuyển 
giao (gọi tắt là BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao– kinh doanh (gọi tắt là BTO), 
hợp đồng xây dựng – chuyển giao (gọi tắt là BT) với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 
12
để thực hiện các dự an xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án 
kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát 
nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ qui định. 
Hợp đồng BOT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 
và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn 
nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà 
nước Việt Nam . 
Hợp đồng BTO là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 
và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu 
tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư 
quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và 
lợi nhuận. 
Hợp đồng BT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 
và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu 
tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho 
nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán 
cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồn” 
6.10. Doanh nghiệp liên doanh : 
Theo Luật đầu tư nước ngòai tại Việt Nam hiện hành (đ.2): 
 “Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác 
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa 
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp 
có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp 
liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh”. 
“Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức Công ty TNHH. Mỗi bên 
liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định 
của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt 
Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư” (đ.11 Nghị 
định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000). 
Theo Luật đầu tư 2005, không có qui định hình thức này vì theo Luật doanh nghiệp 
2005, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam bằng cách thành lập doanh 
nghiệp thì áp dụng các loại hình giống như nhà đầu tư trong nước (các loại công ty 
hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên) 
6.11. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngòai : 
Theo Luật đầu tư nước ngòai tại Việt Nam hiện hành (đ.2) và Nghị định 
27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 (đ.1, điểm 5): 
 “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do các tổ chức, cá 
nhân nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật 
đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% 
vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và/hoặc với 
nhà đầu tư nước ngoài để thành lập Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (mới) 
tại Việt Nam. 
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức Công ty 
TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu trách nhiệm hữu hạn trên 
vốn điều lệ của Doanh nghiệp, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy 
phép đầu tư “ 
13
Luật đầu tư 2005 cũng không có qui định hình thức này vì theo Luật doanh 
nghiệp 2005, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam bằng cách thành lập 
doanh nghiệp thì áp dụng các loại hình giống như nhà đầu tư trong nước (doanh 
nghiệp tư nhân hoặc các loại công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH 2 
thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên ). 
 LS. ThS. LÊ MINH NHỰT 
 (Tháng 02/2006) 

File đính kèm:

  • pdfĐại cương về luật kinh tế.pdf
Bài giảng liên quan