Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước

Một số vấn đề chung về quản lý hành chính nhà nước

Khái niệm

* Khái niệm về quản lý

Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng quản lý là

cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển,chỉ huy [15]. Quan

niệm chung nhất về quản lý được nhiều người hấp nhận do điều khiển học đưa ra như

sau: Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thông nào đó nhằm trật tự

hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Quan niệm này

không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phù hợp với

một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước [9]

pdf14 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
uan điểm cục bộ ngành, từđó dễ gây cản trở cho hoạt động của đối
tượng bị quản lý; chế độ, trách nhiệm không rõ ràng. Trong thời đại hiện nay, khối lượng
chung của hoạt động quản lý tăng nhanh, đồng thời với việc phức tạp hoá của các mối
quan hệ quản lý nên việc tăng cường nguyên tắc chức năng nhằm bảo đảm chuyên môn
hoá cao trong quản lý là cần thiết. Tuy vậy, vai trò quyết định vẫn thuộc về các cơ quan,
bộ phận cấu thành theo nguyên tắc trực tuyến. Sở dĩ như vậy là vì:
-Các cơ quan chức năng (ví dụ Uỷ ban nhà nước) cũng như các cơ quan quản lý ngành (ví
dụ các Bộ) đều trực thuộc một trung tâm quản lý trực tuyến cơ bản (ví dụ Chính phủ).
Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Thư viện Học liệu mở Việt Nam
 10 / 14
-Các cơ quan quản lý ngành và các tổ chức quản lý chức năng (vụ, cục, ban) đều trực
thuộc Bộ trưởng, Thứ trưởng, tức là những người lãnh đạo trực tuyến.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước cũng là người lãnh đạo trực tuyến đối với các
đơn vị, tổ chức cơ sở trực thuộc mà ở đây các cơ quan chức năng của Bộ chỉ đóng vai
trò giúp Bộ trưởng chỉ đạo kiểm tra giám sát các cơ quan, đơn vị do Bộ quản lý.
k) Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng
Tổ chức cơ quan theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo tức là bản thân cơ quan đó hoặc đứng
đầu các cơ quan đó là một hội đồng, một uỷ ban hoặc một ban.
Chế độ tập thể lãnh đạo tạo khả năng đưa vào bộ phận lãnh đạo cơ quan thành viên là đại
biểu của nhiều tổ chức, của nhiều tầng lớp, của các cấp, của các ngành khác nhau mở
rộng cơ sở xã hội của cơ quan nhà nước làm tăng khả năng nắm bắt và hiểu thêm các quá
trình khác nhau, dư luận xã hội, nhu cầu của các tầng lớp nhân dân... tạo điều kiện để
thảo luận một cách đầy đủ, sâu sắc mọi khía cạnh của vấn đề, đảm bảo dân chủ trước khi
quyết định, tránh bệnh quan liêu, lạm dụng quyền lực. Quyết định được thông qua theo
đa số nhưng những thành viên thuộc thiểu số vẫn có quyền bảo lưu, đề xuất lên cấp trên
ý kiến của mình.
Tổ chức theo chế độ tập thể bảo lãnh dễ làm nảy sinh tình trạng thiếu trách nhiệm của
từng thành viên với góc độ cá nhân đối với quyết định đã thông qua.
Tổ chức cơ quan theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo tức là đứng đầu cơ quan là một người
lãnh đạo.
Chế độ thủ trưởng lãnh đạo có ưu thế là ra quyết định nhanh, đảm bảo tính kịp thời của
quản lý, trách nhiệm đối với quyết định đã ban hành rõ ràng. Điều đó đòi hỏi người thủ
trưởng phải thực sự có năng lực, am hiểu và nắm chắc mọi việc thuộc phạm vi thẩm
quyền, quyết đoán, năng động và dám chịu trách nhiệm
Tổ chức theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo dễ làm nảy sinh khả năng xem xét vấn đề
không toàn diện, thiếu sâu sắc, ra những quyết định vội vàng, phiến diện chủ quan, đôi
khi cả lạm quyền.
Vì cả hai hình thức đều có những mặt ưu điểm và hạn chế nên phải kết hợp chúng thật
hợp lý. Nội dung của nguyên tắc kết hợp 2 hình thức đã được Lênin chỉ rõ: "Nếu chế độ
tập thể lãnh đạo còn cần thiết trong việc thảo luận các vấn đề cơ bản thì cũng cần
có chế độ trách nhiệm cá nhân và cá nhân điều khiển để tránh hiện tượng lề mề và
hiện tượng trốn tránh trách nhiệm".
l) Nguyên tắc phân định chức năng và quyền hạn
Nguyên tắc này đòi hỏi phải phân định rõ thẩm quyền mỗi cơ quan, mỗi cán bộ và quan
hệ qua lại giữa các chủ thểđó với nhau. Việc tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý phải căn cứ
vào nhiệm vụ, chức năng quản lý, nhưng khi đã giao cho một cơ quan, một cán bộ thực
hiện nhiệm vụ, chức năng nào đó thì phải trao cho họ quyền hạn bởi đó là phương tiện
Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Thư viện Học liệu mở Việt Nam
 11 / 14
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đi đôi với vấn đề này phải lựa chọn và bố trí cán bộ đủ khả năng thực hiện chức năng và
quyền hạn của cơ quan đó, nghĩa là phải đủ số lượng cán bộ cần thiết, có kiến thức
chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế. Liên quan với nguyên tắc trên là nguyên tắc trách
nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền. Nguyên tắc này đòi hỏi khi thông qua quyết
định quản lý phải xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nó.
Trong 9 nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính Nhà nước Việt Nam đã nêu trên đây
thì 5 nguyên tắc đầu là các nguyên tắc chính trị - xã hội, 4 nguyên tắc sau là các nguyên
tắc kỹ thuật.
Nội dung quản lý hành chính nhà nước Việt Nam
Các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm
quyền, có cơ cấu tổ chức và đội ngũ công chức, viên chức thực hiện chức năng hành
pháp và quản lý hành chính nhà nước về các lĩnh vực và các mặt công tác do Đảng và Nhà
nước đề ra, gồm 9 lĩnh vực sau[15]:
-Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, văn hoá - xã hội: cơ quan hành chính các cấp
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các văn bản tổ chức, quản
lý, điều hành để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đã đề ra;
-Quản lý hành chính nhà nước về an ninh, quốc phòng;
-Quản lý hành chính nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, kế toán, kiểm toán,
chứng khoán;
-Quản lý hành chính nhà nước về các vấn đề xã hội;
-Quản lý hành chính nhà nước về đối ngoại;
-Quản lý hành chính nhà nước về phát triển các nguồn nhân lực;
-Quản lý hành chính nhà nước về tổ chức bộ máy hành chính;
-Quản lý hành chính nhà nước về thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo,tín ngưỡng;
-Quản lý hành chính nhà nước về phát triển công nghệ tin học trong quản lý hành chính
nhà nước.
Công cụ quản lý hành chính nhà nước Việt Nam
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn mà Nhà nước đã giao, các
cơ quan hành chính nhà nước dùng 5 công cụ chủ yếu sau [15] :
Công sở: Công sở là trụ sở cơ quan, là nơi làm việc của cơ quan; là nơi viên chức lãnh
đạo, công chức và nhân viên thực thi công vụ, ban hành các quyết định hành chính và tổ
Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Thư viện Học liệu mở Việt Nam
 12 / 14
chức thực hiện các quyết định hành chính; là nơi giao tiếp, đối nội, đối ngoại...
Công vụ: Công vụ là một dạng lao động xã hội của những người làm việc trong công sở
nhà nước. Công vụ được xác định từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan hành
chính nhà nước. Có 3 loại công vụ là lãnh đạo, chuyên gia và giúp việc. Số lượng công
vụ được xác định từ số lượng nhiệm vụ và theo nguyên tắc một nhiệm vụ chỉ giao cho
một người nhưng một người có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ.
Công chức: Công chức là người thực hiện công vụ nhà nước, được hưởng lương và phụ
cấp theo công việc được giao từ ngân sách nhà nước.
Công sản: Công sản là vốn và các điều kiện, phương tiện để hoạt động.
Quyết định hành chính: Quyết định hành chính nhà nước là sự biểu thị ý chí của Nhà
nước, là kết quả thực hiện quyền hành pháp, mang tính mệnh lệnh đơn phương của quyền
lực nhà nước.
Hình thức quản lý hành chính nhà nước Việt Nam
Hiện nay trong quản lý hành chính nhà nước có 3 hình thức sau [15]: Ban hành văn bản
pháp quy và các văn bản hành chính: Các cơ quan quản lý hành chính và viên chức
lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đều ra các quyết định thể hiện bằng chữ viết,
lời nói, dấu hiệu hoặc ký hiệu.
Văn bản là phương tiện thông tin, thể hiện nội dung các quy phạm pháp luật được ghi
thành chữ viết, giúp cho khách thể quản lý căn cứ vào đó mà thực hiện. Đồng thời, đó
cũng là tiêu chí để cơ quan và viên chức lãnh đạo kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của
khách thể và tuỳ theo đó mà truy cứu trách nhiệm, xử lý theo pháp luật khi khách thể vi
phạm văn bản quản lý.
Hình thức hội nghị: Hội nghị là hình thức tập thể lãnh đạo ra quyết định bao gồm: đại
hội, hội nghị, hội báo, trao đổi nhỏ (hội ý)... Đây là hình thức làm việc tập thể, sau khi
bàn công việc tập thể sẽ ra nghị quyết hội nghị, các nghị quyết đó sẽ trở thành văn bản
pháp quy. Trong hoạt động quản lý hành chính, hội nghị là hình thức cần thiết và quan
trọng. Do đó, việc tổ chức chủ trì hội nghị phải khoa học để đỡ tốn thời gian và thu
được hiệu quả cao.
Hình thức thông tin, điều hành bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại: Ngày nay,
khi khoa học kỹ thuật đang ngày càng thể hiện vai trò to lớn trong cuộc sống thì các
phương tiện thông tin như: điện thoại, ghi âm, ghi hình, vô tuyến truyền hình trong quản
lý, máy vi tính đang trở thành những phương tiện phổ thông giúp cho các chủ thể quản lý
thực hiện có hiệu quả công tác quản lý hành chính.
Phương pháp quản lý hành chính nhà nước Việt Nam
Phương pháp quản lý hành chính tà các cách thức (biện pháp) điều hành để bảo
đảm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan và viên chức
lãnh đạo trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước [15]
Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Thư viện Học liệu mở Việt Nam
 13 / 14
Trong quản lý điều hành, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước sử dụng rất nhiều
phương pháp; nhưng không phải tất cả các phương pháp ấy đều là phương Pháp quản lý
nhà nước. Có thể phân các phương pháp đó hành 2 nhóm:
* Nhóm thứ nhất: bao gồm các phương pháp của các khoa học khác được cơ quan hành
chính sử dụng trong công tác quản lý của mình, như:
-Phương pháp kế hoạch hoá;
-Phương pháp thống kê;
-Phương pháp toán học;
-Phương pháp tâm lý xã hội học;
-Phương pháp sinh lý học.
* Nhóm thứ hai: bao gồm các phương pháp của bản thân quản lý nhà nước:
- Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức (còn gọi là phương pháp tuyên truyền, giáo
dục);
-Phương pháp tổ chức (còn gọi là biện pháp tổ chức);
-Phương pháp kinh tế;
-Phương pháp hành chính.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, trong 4 phương pháp của nhóm thứ
hai này thì phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức được coi trọng hàng đầu, đòi hỏi
phải được sử dụng thường xuyên, liên tục và nghiêm túc; phương pháp tổ chức là hết sức
quan trọng và có tính cấp bách; phương pháp kinh tế là cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi
hoạt động quản lý nhà nước; phương pháp hành chính là rất cần thiết và khẩn trương
nhưng phải được sử dụng một cách đúng đắn.
Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Thư viện Học liệu mở Việt Nam
 14 / 14

File đính kèm:

  • pdfĐại cương về quản lý nhà nước.pdf
Bài giảng liên quan