Dạy Học Nêu Vấn Ðề Bản Chất Dạy Học Nêu Vấn Đề

1.Kiểu dạy học nêu vấn đề

Kiểu dạy học nêu vấn đề là tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề.

Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm QTDH.

Các PPDH như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm.theo kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho HS chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức.

2. Tình huống có vấn đề

2.1 Bản chất tình huống có vấn đề:

Theo M.I Macmutôp tình huống có vấn đề là sự trở ngại về trí tuệ cuả con người, xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện của quá trình thực tại

Như vậy, vấn đề là một câu hỏi cuả chủ thể nhận thức nảy sinh trong tình huống vốn hiểu biết cuả bản thân chưa đủ để giải thích, nhận thức các hiện tượng, sự vật khách quan.

Trong tình huống vốn tri thức chung cuả nhân loại gặp trở ngại khi giải thích một thuộc tính nào đó cuả sự vật,hiện tượng khách quan nảy sinh trong tư duy cuả các nhà khoa học thì đó là các vấn đề khoa học.

Ví dụ vấn đề: sự di truyền cuả các tính trạng như thế nào? Ðược đặt ra đối với ông MenÐen ở thế kỷ XIX là một vấn đề khoa học; vấn đề trong sinh học ngày nay: sinh sản vô tính ở động vật bật cao và người? Là một vấn đề khoa học.

2.2.Tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học:

HS trong quá trình nhận thức vốn tri thức chung cuả nhân loại, đã vấp phải tình huống giưã vốn hiểu biết cuả bản thân với nội dung một khái niệm, qui luật mới nào đó thì sẽ xuất hiện vấn đề đó là vấn đề học tập.

Vấn đề có tính chủ quan cuả chủ thể nhận thức, bao hàm nhu cầu hiểu biết đối tượng mới vượt qua khỏi giới hạn vốn tri thức đã có ở bản thân (mâu thuẫn chủ quan=MTCQ ). Như vậy, trong cùng một tình huống thì có thể nảy sinh vấn đề ở chủ thể nhận thức này mà không có vấn đề ở chủ thể khác.

Ví dụ tình huống: sinh sản vô tính chỉ xảy ra ở thực vật và động vật bậc thấp, không xảy ra ở động vật bậc cao và người. Các nhà khoa học về công nghệ sinh học đã nảy sinh vấn đề khoa học: sinh sản vô tính nhân tạo có thể thực hiện được ở động vật bậc cao và người hay không? Trước tình huống trên thì các nhà toán học,văn học. không có nhu cầu giải quyết vấn đề đó, vì vậy chỉ là tình huống thông báo.

Có thể hiểu bản chất tình huống có vấn đề như sau:

Trong quá trình dạy học, GV tạo tình huống phải phù hợp với khả năng cuả HS, có tỷ lệ hợp lý giữa cái đã biết và cái chưa biết. Vấn đề học tập phải vừa sức cuả HS để các em có khả năng giải quyết vấn đề đó. Nếu vấn đề đặt ra cho HS quá dễ hoặc quá khó đều không mang lại hiệu quả.

Ví dụ: Khi dạy cấu tạo 2 mạch đơn cuả phân tử ADN ,GV đưa ra tình huống: mối liên kết giữa các bazơnitric trên 2 mạch là A liên kết với T và G liên kết với X, từ đó rút ra một bazơnitric có kích thước lớn(A,G) liên kết với một bazơnitric có kích thước nhỏ( T,X).

Nếu tình huống này đưa ra cho HS lớp 9 khi dạy về cấu trúc ADN thì đó là tình huống không làm xuất hiện vấn đề học tập ở HS, bởi vì những kiến thức của HS lớp 9 về hóa học, sinh học chưa đủ để tìm tòi vấn đề mới.

Củng với tình huống trên đặt ra trước HS lớp 12 thì sẽ là tình huống có vấn đề. Một số HS có năng lực học tập sẽ hình thành câu hỏi có vấn đề: Tại sao loại bazơnitric có kích thước lớn A không liên kết với bazơnitric có kích thước nhỏ X và loại G không liên kết với loại T? Tình huống trên giáo viên đưa ra khi HS chưa biết bản chất liên kết hidrô giữa các bazơnitric thì bản thân các HS củng không xuất hiện câu hỏi có vấn đề.

 

doc14 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy Học Nêu Vấn Ðề Bản Chất Dạy Học Nêu Vấn Đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 đồng thời về 2 tính trạng tuân theo qui tắc nhân và hãy nhận xét ở F2 mắt đỏ, mắt trắng biểu hiện ở giới tính O, O có bằng nhau hay không? 
 Ð : Tính trạng mắt đỏ và mắt trắng đều biểu hiện ở giới tính đực,cái bằng nhau. 
 - Phát hiện mâu thuẫn: 
 H* : Từ kết qủa thực nghiệm thu được ở F2 , hãy nhận xét kết qủa đồng thời về 2 tính trạng có tuân theo qui tắc nhân không? Ở F2 tính trạng mắt đỏ, mắt trắng biểu hiện ở giới 
tính có bằng nhau hay không? 
 Ð : F2 kết qủa đồng thời 2 tính trạng không tuân theo qui tắc nhân. Màu mắt đỏ biểu hiện ở giới ( mâu thuẫn với đặc điểm của qui luật di truyền PLÐL ). 
 - Phát biểu vấn đề: 
 H : Phát biểu nội dung cần giải thích về màu sắc mắt biểu hiện ở F2không tuân theo qui luật PLÐL? 
 H : Cặp gen qui định màu sắc mắt chỉ có 2 khả năng : nằm trên NTS thường hoặc là nằm trên NST giới tính. Hãy xác định : gen nằm trên NST thường hay NST giới tính ? 
 Ð : Nếu gen qui định màu mắt nằm trên NST thường thì 2 tính trạng di truyền PLÐL à không phù hợp với kết quả thực nghiệm ở F2. Vì vậy gen qui định màu mắt của ruồi nằm trên NST giới tính. 
 H : Gen qui định màu mắt nằm trên NST giới tính X hay Y ?. 
 Ð : Giả thuyết 1: Gen nằm trên NST giới tính Y. 
 Giả thuyết 2: Gen nằm trên NST giới tính X. 
 Giả thuyết 3: Gen nằm trên cả NST giới tính X và Y. 
 - Chứng minh giả thuyết và đánh giá: 
 Giả thuyết 1: Gen nằm trên NST giới tính Y 
 H : Trong phép lai thuận rút ra nhận xét về sự di truyền của tính trạng lặn mắt trắng qua 3 thế hệ thể hiện như thế nào?. So sánh kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch?. 
 Ð : Tính trạng lặn mắt trắng di truyền có đặc điểm : bố truyền cho con cái, mẹ cho cho con đực . 
 Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau . 
 à GV khái quát chính xác về đặc điểm của qui luật di truyền chéo. 
 Giả thuyết 3 : Gen nằm trên cả NST giới tính X và Y 
 H : Hãy viết SÐL của phép lai nghịch từ P đến F1? Từ đó đưa ra kết luận giả thuyết này đúng hay sai ? 
 - Ðối với qui luật di truyền thẳng do gen nằm trên NST Y thì GV chỉ cần trình bày sự di truyền dị tật ngón tay ở người , sau đó yêu cầu HS tự giải quyết vấn đề. 
 - Vận dụng: Có thể yêu cầu vận dụng ở các nội dung như trả lời câu hỏi lí thuyết, giải bài tập, nêu các ứng dụng trong thực tiển sản xuất... 
*Ví dụ 2: DI TRUYỀN TẾ BÀO CHẤT - MỤC I 
- Thông báo tình huống : 
 Sự di truyền màu sắc lá ở loài hoa phấn: 
 H: Khi cho F1 trong mỗi phép lai tạp giao , màu sắc lá biểu hiện ở F2 có kết quả như thế nào ?. 
 Ð : Lai thuận à F2 có tỉ lệ phân li 3 lá xanh: 1 lá lốm đốm 
 Lai nghịch àF2 có tỉ lệ phân li 3 lốm đốm : 1 lá xanh. 
 H : Tính trạng lá xanh hay lá lốm đốm là tính trạng trội ? ( HS lúng túng không tìm được câu trả lời ). 
 GV thông báo : lai thuận à F2 thu được đồng loạt cây có lá xanh. 
 lai nghịch à F2 thu được đồng loạt cây có lá lốm đốm . 
 - Tái hiện tri thức : 
 H* : Trong các qui luật di truyền kết quả thu được ở F2 đồng tính hay phân li? Các tính trạng do gen qui định nằm ở vị trí nào trong tế bào ?. 
 Ð : Ở các QLDT, khi lai P thuần chủng thì ở F2 đều có tỉ lệ phân tính. Gen qui định tính trạng nằm trên NST ở trong nhân tế bào. 
 H* : Ngoài các ADN ( gen ) có trong cấu trúc NST ở trong nhân tế bào thì bào quan nào có chứa ADN ?. 
 Ð : ADN còn có ở các bào quan như ti thể, lạp thể ngoài tế bào chất. 
 - Phát hiện mâu thuẫn và phát biểu vấn đề: 
 H : Qua kết quả thí nghiệm ở F1 và F2 rút ra nhận xét đặc điểm di truyền màu sắc lá ở cây hoa phấn khác với đặc điểm di truyền của gen trên NST như thế nào?. 
 Ð : Kết quả thực nghiệm ở F1, F2đồng tính và chỉ giống tính trạng của dòng mẹ >< QLDT gen trên NST thì F1 đồng tính nhưng ở F2 phân tính có biểu hiện tính trạng giống bố và giống mẹ. 
 H : Phát biểu nội dung vấn đề mới cần giải thích trong thí nghiệm trên ? 
 Ð : Tại sao kết quả lai ( F1, F2 ) chỉ biểu hiện một loại tính trạng giống với tính trạng của dòng mẹ? 
 - Xây dựng giả thuyết , chứng minh giả thuyết và đánh giá : 
 H : Tính trạng màu sắc lá hoa phấn không tuân theo qui luật di truyền gen trên NST. Vì vậy , gen qui định màu sắc lá có thể ở vị trí nào trong tế bào ? 
 Ð : Gen qui định màu sắc lá nằm ở bào quan lạp thể trong tế bào chất. 
 H : Hợp tử tạo thành chủ yếu nhận tế bào chất và bào quan của trứng hay tinh trùng ? 
 Ð : Tinh trùng có lượng tế bào chất không đáng kể, do đó hợp tử chủ yếu là mang tế bào chất và các bào quan của trứng . 
 H : Hợp tử nguyên phân hình thành cơ thể đa bào có khối tế bào chất có nguồn gốc từ tế bào chất của trứng . Giải thích tại sao màu sắc lá ở F1 và F2 chỉ giống với dòng mẹ?. 
 Ð : Các cây F1 và F2 đều nhận gen qui định màu sắc lá ở lạp thể của dòng mẹ, nên biểu hiện tính trạng đồng loạt giống với dòng mẹ (xác nhận giả thuyết đúng . 
 - Vận dụng : GV có thể yêu cầu HS nêu kết quả của phép lai thuận , nghịch ở các thí nghiệm khác tương tự . 
 => Qua 2 ví dụ trình bày trên minh họa cho phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, GV sử dụng hệ thống câu hỏi tổ chức HS độc lập giành lấy tri thức mới. Trong thực tiễn giảng dạy , GV cần chủ động xác định yêu cầu hoạt động độc lập của HS ở mức độ nào là tùy theo khả năng cụ thể từng tập thể trò. 
 Cũng trong 2 ví dụ trên , GV bỏ kết cấu hệ thống câu hỏi mà chỉ sử dụng phương pháp diễn giảng thì là cấu trúc diễn giảng nêu vấn đề . GV diễn giảng có sử dụng các câu hỏi tái hiện hoặc là GV diễn giảng ở bước này và đàm thoại ở bước kia trong 2 ví dụ trên- đó là phương pháp diễn giảng kết hợp đàm thoại theo kiểu nêu vấn đề . 
4 Phương pháp quan sát nêu vấn đề	
 - Trong quá trình dạy học không thể thiếu được vai trò hỗ trợ của các loại phương tiện trực quan như các vật tự nhiên, các vật tượng hình , các thí nghiệm . 
 - Phương pháp tổ chức hoạt động quan sát cho HS diễn ra dưới 2 hình thức chủ yếu 
 * HS quan sát các phương tiện trực quan do GV biểu diễn gọi là phương pháp trực quan . 
 * HS trực tiếp tác động trên các phương tiện trực quan và quan sát theo định hướng , gọi là phương pháp quan sát thực hành . 
 - Phương pháp quan sát tùy theo mục đích sử dụng trong QTDH để phân ra 2 loại phương pháp cụ thể : 
 * Phương pháp quan sát thông báo - tái hiện : kết quả quan sát của HS nhằm minh họa cho nguồn thông tin bằng lời nói của GV hoặc củng cố vốn tri thức đã có của HS . 
 * Phương pháp quan sát nêu vấn đề : là tổ chức quá trình quan sát cho HS theo các bước của cấu trúc dạy học nêu vấn đề, kết quả quan sát của HS có chứa đựng nội dung tri thức mới . Trong phương pháp này , phương tiện trực quan như thí nghiệm , mẫu vật tự nhiên , mô hình ... đóng vai trò là nguồn kiến thức để tạo tình huống, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 
 * Ví dụ minh họa : Cho phương pháp quan sát nêu vấn đề khi dạy : mối quan hệ kiểu gen- môi trường- kiểu hình . 
 GV sử dụng phương tiện trực quan là bảng dính hoặc tranh + sơ đồ để trình bày các thí nghiệm cho HS quan sát . 
 - Thông báo tình huống: 
 Loài hoa anh thảo , giống hoa đỏ TC (AA) và giống hoa trắng (aa). 
 TN1 giống hoa đỏ (AA) trồng ở 35oc thì biểu hiện ra hoa trắng. 
 TN2 hoa trắng ở TN1 trồng ở 20oc lại cho hoa màu đỏ 
 TN3 giống hoa trắng(aa)trồng ở 35oc hay 20ocđều chỉ biểu hiện hoa trắng . 
 - Tái hiện tri thức: 
 H* : PTC hoa đỏ x hoa trắng à F1 hoa đỏà F2 3 hoa đỏ : 1 trắng. 
 Hãy viết SÐL giải thích và rút ra kết luận màu sắc hoa do yếu tố nào qui định? 
 1 cặp gen qui định màu sắc hoa à kiểu gen qui định kiểu hình. 
 H* : Các tác nhân gây ra ÐB gen ? 
 Ð : Tác nhân vật lí ... hoá học... thay đổi nhiệt độ đột ngột ( sốc nhiệt) 
 - Phát hiện mâu thuẫn : nhiệt độ thay đổi không đột ngột nên không làm biến đổi kiểu gen > < kiểu hình của giống hoa đỏ (AA) có thay đổi do nhiệt độ môi trường . 
 - Phát biểu vấn đề : nhiệt độ môi trường khác nhau có làm biến đổi kiểu hình của giống hoa đỏ (AA) . Nhiệt độ thay đổi có làm biến đổi kiểu gen của giống hoa đỏ (AA) hay không? 
 - Xây dựng giả thuyết : Tác nhân nhiệt độ , cường độ thay đổi chưa đủ tác dụng làm biến đổi kiểu gen của giống hoa đỏ (AA) . 
 - Chứng minh giả thuyết và đánh giá : 
Quan sát các TN1, TN2, TN3 để giải quyết các câu hỏi sau : 
 Màu sắc hoa phụ thuộc vào những yếu tố nào ? 
Kiểu gen của giống hoa đỏ có thể thay đổi do nhiệt độ : 
Kiểu gen khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện môi trường giống hay khác nhau ?. 
Yếu tố nào có vai trò quyết định trong quá trình qui định kiểu hình ? 
HS quan sát các thí nghiệm rút ra các kết luận trên sau đó GV khái quát chính xác về mối quan hệ giữa kiểu gen- môi trường- kiểu hình. 
 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1. Hãy phân biệt tình huống và tình huống có vấn đề. Cho các ví dụ minh họa. 
2. Thế nào là mâu thuẫn khách quan và mâu thuẫn chủ quan trong quá trình nhận thức? 
3. Những điều kiện cần chú ý khi xây dựng tình huống có vấn đề ? khi GV thông báo tình huống thì có thành viên trong tập thể HS không xuất hiện vấn đề . Tại sao ? 
4. Vấn đề khoa học và vấn đề học tập khác nhau như thế nào? Nêu ra một số vấn đề khoa học trong sinh học hiện nay. 
5. Hãy trình bày cấu trúc dạy học nêu vấn đề và phân tích ý nghiã từng bước trong quá trình dạy học. 
6. Tại sao nói dạy học nêu vấn đề đã thể hiện quan điểm giáo dục HS là trung tâm của QTDH. 
7. Trình bày về phương pháp diễn giảng nêu vấn đề . Phân biệt diễn giảng nêu vấn đề với diễn giảng thông báo- tái hện. Phân tích một ví dụ theo phương pháp diễn giảng nêu vấn đề . 
8. Trình bày về phương pháp đàm thoại nêu vấn đề và cho một ví dụ minh họa . 
9. Phân tích sự kết hợp giữa diễn giảng với đàm thoại nêu vấn đề qua một ví dụ cụ thể. 
10. Trình bày về phương pháp quan sát nêu vấn đề . Phân biệt phương pháp này với phương pháp quan sát thông báo- tái hiện.Cho ví dụ minh họa cho phương pháp quan sát thí nghiệm biểu diễn theo kiểu nêu vấn đề . 
11. Các mức độ hoạt động độc lập của HS trong kiểu dạy học nêu vấn đề được thể hiện như thế nào ?. 
12. Tạo sao dạy học nêu vấn đề chưa được phát huy trong thực tiễn hoạt động dạy học hiện nay? Anh ( chị) trình bày suy nghĩ của bản thân nhằm mục đích tăng cường hoạt động dạy học theo kiểu nêu vấn đề.

File đính kèm:

  • docGT 890_Phuong phap day hoc sinh hoc - DAY HOC NEU VAN A_E.doc
Bài giảng liên quan