Đề Cương Giới Thiệu Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh

Đánh giá đúng đắn vai trò quan trọng của sức khoẻ con người trong quá trình đổi mới, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổng quát để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[1] .

Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải thực hiện nhất quán một trong những quan điểm cơ bản là “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”[2] .

Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định nhất quán mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và quan điểm này cần phải thể chế hóa bằng pháp luật, trong đó có Luật khám bệnh, chữa bệnh.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Giới Thiệu Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 định về chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các tổ chức  chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
d) Mục 4. Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 52 và Điều 53)  quy định về quyền, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Các quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại chương này chính là nền tảng để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là các quy định về chứng nhận nâng cao chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm bảo đảm tính ổn định ở mức độ cao trong việc cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, chương này cũng quy định đầy đủ về quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cùng với các quy định về quyền và nghĩa vụ của người hành nghề, đã nâng cao trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, đồng thời cũng bảo vệ cho người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong những trường hợp xảy ra rủi ro hoặc trong những trường hợp vượt quá khả năng, điều kiện thực tế mà không thể đáp ứng yêu cầu của người bệnh cũng như tình trạng bệnh.
 5. Chương V - Các quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gồm 15 điều (từ Điều 54 đến Điều 68) bao gồm các quy định về cấp cứu; chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc; hội chẩn; điều trị ngoại trú; điều trị nội trú; hồ sơ bệnh án; sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú; thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa; kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; xử lý chất thải y tế; giải quyết đối với người bệnh không có người nhận; giải quyết đối với người bệnh tử vong; bắt buộc chữa bệnh; trực khám bệnh, chữa bệnh và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
Nội dung của Chương này tập trung vào các quy định thuần túy về chuyên  môn, kỹ thuật được luật hóa từ các quy định dưới luật nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định trong thực tiễn. Đây chính là cơ sở thực tế cho việc bảo đảm về chuyên môn đối với quyền của người bệnh.  
6. Chương VI - Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh gồm 4 Điều (từ Điều 69 đến Điều 72) quy định về  kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam; thẩm quyền cho phép áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới và hồ sơ, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh. Đây là nội dung rất mới được đưa vào Luật trên cơ sở những quy định đã được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Các quy định này đã phân định rõ các loại kỹ thuật, phương pháp mới được xem xét để cho phép áp dụng tại Việt Nam cũng như thẩm quyền cho phép áp dụng các kỹ thuật, phương pháp mới này.  
7. Chương VII - Sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh gồm 8 Điều (từ Điều 73 đến Điều 80) được chia thành 2 mục: 
a) Mục 1. Sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (từ Điều 73 đến Điều 78)  quy định về xác định người hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn kỹ thuật; thành lập hội đồng chuyên môn; thành phần, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ của hội đồng chuyên môn; trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh; xác định mức bồi thường thiệt hại do sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh và bảo hiểm trách nhiệm trong trong khám bệnh, chữa bệnh.
b) Mục 2. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh (Điều 79 và Điều 80) quy định về khiếu nại, tố cáo về khám bệnh, chữa bệnh và tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh.
Các quy định tại Chương này đã đặt ra cơ chế pháp lý để bảo vệ các quyền của người bệnh cũng như quyền của người hành nghề trong khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời cũng nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt đã quy định cụ thể những trường hợp nào phải bồi thường, trường hợp nào không phải bồi thường thiệt hại cho người bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh. Tại Chương này cũng đưa ra những quy định về giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh, đây là những quy định mang tính đặc thù liên quan trực tiếp đến các hành vi chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh mà pháp luật hiện hành chưa đề cập một cách cụ thể.
8. Chương VIII- Các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh gồm 9 điều (từ Điều 81 đến Điều 89) quy định về hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề; chế độ đối với người hành nghề; các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh; ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế; xã hội hóa công tác khám bệnh, chữa bệnh; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh.
Nội dung của Chương này tập trung vào việc quy định cơ chế bảo đảm các nguồn lực nhằm bảo đảm thực hiện tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh như tài chính, cơ sở vật chất, con người, chế độ đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh...
9. Chương IX - Điều khoản thi hành gồm 2 Điều (Điều 90 và Điều 91) quy định về hiệu lực thi hành và quy định chi tiết thi hành. Theo đó, Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011; Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân năm 2003 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT
1.  Tuyên truyền, phổ biến Luật khám bệnh, chữa bệnh
-  Tổ chức các Hội nghị triển khai, tập huấn về Luật khám bệnh, chữa bệnh.
-  Biên soạn và in ấn sách, tài liệu; viết bài giới thiệu, tham luận về Luật khám bệnh, chữa bệnh  để đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
-  Tổ chức các buổi tọa đàm về Luật khám bệnh, chữa bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
-  Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh
a.  Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh.
-  Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh (hướng dẫn khoản 6 Điều 25, khoản 2 Điều 41, khoản 6 Điều 44 và khoản 3 Điều 51):
-  Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh (hướng dẫn khoản 2 Điều 78): 
-  Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
-  Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh do tai nạn rủi ro nghề nghiệp  (hướng dẫn khoản 4 Điều 83):
-  Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
-   Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị và thẩm quyền cho phép cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh (hướng dẫn khoản 3 Điều 21):
 -  Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chí công nhận và việc kiểm tra, công nhận người biết tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh (hướng dẫn khoản 3 Điều 23):
-  Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận sức khỏe  (hướng dẫn điểm d khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 52).
-  Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hướng dẫn điểm a khoản 2 Điều 43).
-  Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phân tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (hướng dẫn điểm b khoản 5 Điều 60 và khoản 4 Điều 81).
- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh (hướng dẫn khoản 4 Điều 68).
- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện, thủ tục cho phép áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh (hướng dẫn khoản 4 Điều 68).
- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (hướng dẫn Điều 40).
b. Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hiện hành để đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Luật khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua là một sự kiện hết sức quan trọng, đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn đổi mới hệ thống y tế hiện nay, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Luật khám bệnh, chữa bệnh về cơ bản đã đạt được các mục đích đặt ra, đó là bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; giảm phiền hà cho người bệnh; nâng cao tính sẵn có trong việc tiếp cận các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; xác định nền tảng cho sự phát triển y học thực chứng vì quyền lợi của người bệnh và là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa người bệnh với người hành nghề và với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 
[1] Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
[2] Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
[3] Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2008 của Bộ Y tế ngày 28/12/2008.
[4] Bộ Y tế, Niên giám thống kê y tế năm 2007.
[5] Quy hoạch hệ thống y tế năm 2007.
[6] Bộ Y tế, Niên giám thống kê y tế năm 2007 - tr. 43.
[7] Bộ Y tế, Niên giám thống kê y tế năm 2006 - tr 49.

File đính kèm:

  • docDCLuat_KhamChuaBenh.doc