Đề Cương Giới Thiệu Luật Người Khuyết Tật

Luật người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Việt Nam, Khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh người tàn tật và các văn bản hiện hành có liên quan, tiếp thu vận dụng có chọn lọc các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam, Luật này quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về người khuyết tật, về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách về người khuyết tật.

doc16 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Giới Thiệu Luật Người Khuyết Tật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, thiết thực; phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội.
- Căn cứ tính chất và nét đặc thù đối với người khuyết tật, Luật người khuyết tật quy định 7 nhóm hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 14 nhằm bảo vệ và chăm, sóc người khuyết tật: Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật; Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội; Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật; Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật; Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
2. Chương II. Xác nhận khuyết tật
Gồm 6 điều, từ Điều 15 đến Điều 20 quy định về Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật; Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; Phương pháp xác định mức độ khuyết tật; Thủ tục xác định mức độ khuyết tật; xác định lại mức độ khuyết tật. 
 3. Chương III. Chăm sóc sức khỏe 
Gồm 6 điều, từ Điều 21 đến Điều 26 quy định về Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú; Khám bệnh, chữa bệnh; Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng; Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật .
4. Chương IV. Giáo dục
Gồm 4 điều, từ Điều 27 đến Điều 31 quy định về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật; các phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt; các chính sách, chế độ đối với cán bộ, giáo viên, giảng viên và nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; trách nhiệm của cơ sở giáo dục và trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong việc tạo điều kiện về bảo đảm cơ sở vật chất và thực hiện giáo dục đối với người khuyết tật. 
 5. Chương V. Dạy nghề và việc làm
Gồm 4 điều, từ Điều 32 đến Điều 35 quy định về các chính sách Dạy nghề đối với người khuyết tật; Việc làm đối với người khuyết tật; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật; Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc. 
6. Chương VI. Văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch 
Gồm 3 điều, từ Điều 36 đến Điều 38 quy định chính sách, trách nhiệm của nhà nước, xã hội và các cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch trong việc bảo đảm các điều kiện để người khuyết tật tiếp cận và tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch. 
 7. Chương VII. Nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông
Gồm 5 điều, từ Điều 39 đến Điều 43 quy định về các điều kiện trong việc phê duyệt thiết kế đầu tư xây dựng mới, lộ trình cải tạo công trình công cộng nhằm bảo đảm các điều kiện tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật; tham gia giao thông của người khuyết tật; phương tiện giao thông và các chính sách, biện pháp bảo đảm người khuyết tật tiếp cận giao thông, tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông.
8. Chương VIII. Bảo trợ xã hội
 Gồm 5 điều, Từ Điều 44 đến Điều 48 quy định về các chính sách trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật, gia đình người khuyết tật, người nhận nuôi dưỡng và chăm sóc người khuyết tật; chính sách nuôi dưỡng tập chung trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật; chính sách hỗ trợ mai táng; cơ sở chăm sóc người khuyết tật. 
 9. Chương IX. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước về công tác người khuyết tật 
Gồm 2 điều, Điều 49 và Điều 50 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật; Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.
 10. Chương IX. Điều khoản thi hành 
Gồm 3 điều, từ Điều 51 đến Điều 53 quy định về áp dụng pháp luật, hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. Chương này quy định rõ một số nguyên tắc áp dụng để có cơ sở áp dụng luật này trong thực tiễn, đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Quốc hội đã giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. 
	III. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI SO VỚI QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 
 So với Pháp lệnh về người tàn tật, Luật Người khuyết tật có những điểm mới sau đây:
1. Quy định khái niệm người khuyết tật trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh về người tàn tật và thể hiện được quan điểm tiếp cận về mặt xã hội theo tinh thần của Công ước về quyền của người khuyết tật.
2. Quy định 6 dạng tật; 3 mức độ khuyết tật và nguyên tắc để Chính phủ có cơ sở quy định cụ thể, nhằm bảo đảm việc xây dựng chính sách, giải pháp để thực hiện.
3. Quy định quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật theo hướng tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng quyền công dân và nhấn mạnh quyền và nghĩa vụ riêng biệt của người khuyết tật, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc bảo đảm để người khuyết tật thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. 
4. Quy định 10 nhóm giải pháp chính sách của Nhà nước, trong đó nhấn mạnh việc bảo đảm nguồn lực, các điều kiện thực thi, xã hội hóa, tuyên truyền, đào tạo cán bộ... thể hiện được sự cam kết của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về người khuyết tật.
5. Quy định về xác nhận khuyết tật; phương pháp và thủ tục xác nhận khuyết tật và xác định lại mức độ khuyết tật.
6. Quy định về các điều kiện bảo đảm để thực hiện các chính sách của nhà nước về người khuyết tật cụ thể như: 
- Trách nhiệm của Nhà nước, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng và gia đình trong việc bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và chỉnh hình phục hồi chức năng; quy định việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh và chỉnh hình phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật, phụ nữ khuyết tật và người cao tuổi khuyết tật.
- Quy định Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập; Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia; quy định phương thức giáo dục người khuyết tật gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt; bổ sung chính sách đối với cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về dạy nghề và việc làm theo đó các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc; chính sách hỗ trợ đối với người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật; chính sách đối với doanh nghiệp dành riêng cho người khuyết tật, chính sách khuyến khích sử dụng lao động là người khuyết tật làm việc. 
- Quy định các điều kiện để người khuyết tật tiếp cận và tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch. 
- Quy định các điều kiện bảo đảm để người khuyết tật tiếp cận và sử dụng công trình công cộng, tham gia giao thông và công nghệ thông tin.
- Quy định chính sách đối với cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người khuyết tật. 
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Xây dựng và ban hành các văn bản để triển khai thi hành Luật Người khuyết tật 
Dự kiến sẽ xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
- Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
- Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực người khuyết tật.
 - Thông tư của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật; đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật. 
- Thông tư liên tịch giữa các Bộ LĐTBXH, Y tế, Giáo dục- Đào tạo hướng dẫn thi hành quy định của Luật Nguời khuyết tật về dạng tật và xác định mức độ khuyết tật; giáo dục đối với người khuyết tật; điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. 
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Người khuyết tật 
- Tổ chức các buổi giới thiệu các nội dung Luật Người khuyết tật.
- Xây dựng đặc san chuyên đề về Luật Người khuyết tật; 
- Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu các quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan người khuyết tật bằng các hình thức, biện pháp phù hợp với từng đối tượng.
- Trong quý III và quý IV năm 2010 tổ chức tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương.
- Biên soạn, in ấn tài liệu, hỏi đáp về Luật người khuyết tật.
- Các Báo, Tạp chí, chuyên san mở chuyên mục giới thiệu, giải thích nội dung cơ bản và những điểm mới của Luật Người khuyết tật.
 _________________________________

File đính kèm:

  • docDe cuong gioi thieu Luat nguoi khuyet tat.doc
Bài giảng liên quan