Đề Cương Giới Thiệu Luật Tố Tụng Hành Chính

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân, theo đó, kể từ ngày 01-7-1996 Toà án nhân dân các cấp chính thức được giao thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính. Ngày 21-5-1996, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-1996 và được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất ngày 25-12-1998 và sửa đổi, bổ sung lần thứ hai ngày 05-4-2006.

 Việc ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các pháp lệnh sửa đổi, bổ sung đã tạo điều kiện cho việc giải quyết các khiếu kiện hành chính, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính trong những năm qua cho thấy các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã bộc lộ những hạn chế và bất cập; có những quy định mâu thuẫn với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác (như quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, Luật đất đai ); có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, đặc biệt là các quy định về thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính của Toà án nhân dân, điều kiện khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ Bên cạnh đó, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chưa có quy định cụ thể về thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính và cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này dẫn đến thực trạng có nhiều bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính không được thi hành hoặc không được thi hành đầy đủ. Những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nêu trên đã làm giảm hiệu quả giải quyết các vụ án hành chính của Toà án nhân dân, gây trở ngại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

 Với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế và đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì việc pháp điển hoá các quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết các khiếu kiện hành chính, cụ thể hoá các cam kết quốc tế của Việt Nam là rất cần thiết. Theo bản cam kết văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam (đoạn 135 trang 66), thì: “Đại diện của Việt Nam xác nhận thêm rằng sẽ sửa đổi các luật và các quy định trong nước sao cho phù hợp với các yêu cầu của hiệp định WTO về thủ tục và rà soát pháp lý đối với các quyết định hành chính, trong đó bao gồm cả khoản X:3(b) của Hiệp định GATT 1994. Đại diện của Việt Nam cho biết thêm rằng các Toà án chịu trách nhiệm rà soát phải có quan điểm công bằng và độc lập với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính và không có quyền lợi thực chất nào liên quan tới kết quả của vụ việc”.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Giới Thiệu Luật Tố Tụng Hành Chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
m sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tại phiên tòa 
Điểm mới của Luật tố tụng hành chính so với quy định hiện hành về phát biểu của Kiểm sát viên là: Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án, cụ thể là: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án (Điều 160). Quy định như vậy vừa bảo đảm Viện Kiểm sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong tố tụng hành chính, phù hợp với từng giai đoạn tố tụng, vừa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
9. Về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa
Điều 131 Luật tố tụng hành chính quy định sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa, theo đó, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì hậu quả sẽ là:
- Đối với người khởi kiện, người đại diện theo pháp luật mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
- Đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
- Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
- Đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Quy định trên đây của Luật tố tụng hành chính là cần thiết nhằm bảo đảm cho sự có mặt tại Tòa án, tại phiên tòa của những người tham gia tố tụng nêu trên theo giấy triệu tập của Tòa án, thể hiện nghĩa vụ tôn trọng Tòa án của họ.
10. Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm
Đây cũng là quy định mới của Luật tố tụng hành chính so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, theo đó, khi giải quyết vụ án hành chính, Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền quyết định: 
- Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; 
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật Cạnh tranh;
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật; 
- Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Việc quy định cụ thể thẩm quyền của Hội đồng xét xử như trên sẽ bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thuận lợi, có hiệu quả; đồng thời, giúp cho việc xác định trách nhiệm đối với người không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được dễ dàng hơn.
11. Về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Điểm mới so với các quy định hiện hành về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là Luật tố tụng hành chính quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thông thường là 02 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đối với trường hợp đương sự đã có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng quá thời hạn 02 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mới phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có sai lầm nghiêm trọng thì người có quyền kháng nghị vẫn được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
12. Về xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Điều 239 và Điều 240 của Luật tố tụng hành chính quy định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự không biết được khi ra quyết định đó thì được xem xét lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
- Theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Theo kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Theo kiến nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Đây là điểm mới của Luật tố tụng hành chính so với các quy định của pháp luật hiện hành. Luật tố tụng hành chính quy định cơ chế cho phép Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tự xem xét lại quyết định của mình là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác xét xử của Tòa án và trên tinh thần Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Việc quy định như vậy là nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất quyền và lợi hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
13. Về thi hành án hành chính
Luật tố tụng hành chính quy định cụ thể về việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, bao gồm: Những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành; giải thích bản án, quyết định của Tòa án; thi hành bản án, quyết định của Tòa án; yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án; trách nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành án; quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính và kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Có thể nói, các quy định cụ thể về trách nhiệm của người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, về quyền yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thi hành án cũng như việc đôn đốc, kiểm sát trong công tác thi hành án hành chính... là để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong việc thi hành án hành chính trong thời gian qua và bảo đảm hiệu quả của việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế.
Ngoài những điểm mới trên thì với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là “Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành”, Luật tố tụng hành chính đã có một điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai để bảo đảm tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Cùng với việc thông qua Luật tố tụng hành chính, ngày 24-11-2010, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII cũng đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành Luật tố tụng hành chính (Nghị quyết số 56/2010/QH12). Để thi hành Luật tố tụng hành chính và Nghị quyết số 56/2010/QH12 thì cần triển khai các hoạt động sau đây:
1. Các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tố tụng hành chính và Nghị quyết số 56/2010/QH12.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Luật tố tụng hành chính trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhằm đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống, nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của Luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy tác dụng của Luật trong việc bảo vệ trật tự quản lý hành chính nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương củng cố cơ sở vật chất; bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức của ngành Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự để bảo đảm đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án và thi hành án hành chính.

File đính kèm:

  • docDe cuong gioi thieu Luat to tung hanh chinh.doc