Đề Cương Giới Thiệu Luật Thanh Niên

Thanh niên là lực l¬ượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay thanh niên có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học công nghệ cao hơn trước, đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ được nâng cao, có khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, mong muốn xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ý thức tự lập thân, lập nghiệp, lòng nhân ái, nhân văn, tính tích cực xã hội, tinh thần xung phong tình nguyện thanh niên đang được phát huy và thể hiện trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, đứng tr¬ước những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, trong thanh niên cũng còn bộc lộ những hạn chế: Trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật tuy có cao hơn trước nhưng còn hạn chế về tư duy sáng tạo, về năng lực vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Nhìn chung thanh niên Việt Nam còn thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển và hội nhập, như trình độ tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, hợp tác, tính chủ động sáng tạo, khả năng tự lập, khả năng thích ứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Công cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo ra những điều kiện tốt hơn cho việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò thanh niên. Nhưng đồng thời, thanh niên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, nh¬ư sự phân hoá giàu nghèo, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội, tỷ lệ ly hôn tăng, nhất là trong các cặp vợ chồng trẻ; lối sống thực dụng, chạy theo tiền bạc, coi thư¬ờng giá trị văn hoá dân tộc.đang tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của bộ phận thanh niên. Tỷ lệ thanh niên đô thị thất nghiệp, thanh niên khu vực nông thôn thiếu việc làm còn cao; số lao động trẻ qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp (mới đạt khoảng trên 15%). Nhiều thanh niên được đào tạo cơ bản có trình độ, năng lực nhưng chưa được sử dụng hợp lý. Tầm vóc, thể lực của thanh niên tuy có tiến bộ nhưng còn chưa theo kịp các nước trong khu vực.

Tình trạng vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của các cơ quan pháp luật, năm 2002 có hơn 70% số tội phạm hình sự và gần 80% số người mắc tệ nạn ma tuý, mại dâm là thanh niên, khoảng 70,6 % số người nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 30.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Giới Thiệu Luật Thanh Niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
niên; về Quản lý nhà nước về công tác thanh niên; Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Hợp tác quốc tế về thanh niên và các hành vi bị nghiêm cấm đối với thanh niên.
Về độ tuổi thanh niên: căn cứ từ sự phân tích về phát triển thể chất, tâm lý, sinh lý, sự phát triển về mặt xã hội, ý thức tự lập, tự chủ của thanh niên; vừa đảm bảo sự kế tiếp với tuổi trẻ em đã được quy định trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam và có tham khảo về quy định độ tuổi thanh niên của các nước trong khu vực và trên thế giới, Điều 1 Luật Thanh niên qui định độ tuổi của thanh niên là từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Về cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh niên: để phù hợp với chủ trương cải cách hành chính nên trong Luật không quy định về tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ quản lý công tác thanh niên. Việc quản lý nhà nước về công tác thanh niên thuộc trách nhiệm của Thủ trưởng các bộ, ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp. Do đó, nếu thành lập một cơ quan ngang bộ để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh niên sẽ dẫn đến chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Hơn nữa, ở nước ta, bên cạnh các cơ quan Nhà nước còn có tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là nơi tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ lợi ích của thanh niên có trách nhiệm phát triển công tác thanh niên, làm lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và được quyền tham gia hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội. Vì vậy, Điều 6 Luật Thanh niên quy định về Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên nhằm tạo điều kiện cho Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam làm tốt chức năng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên.
Về các hành vi bị nghiêm cấm: Với tư cách là công dân, thanh niên phải thực hiện những hành vi bị nghiêm cấm đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như mọi công dân khác. Tuy nhiên, theo báo cáo của các cơ quan pháp luật, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên có xu hướng gia tăng, nhất là những tội phạm về ma tuý, mại dâm, gây rối trật tự công cộng đặc biệt là tội đua xe trái phép, sử dụng thuốc lắc, thực sự là vấn đề đáng lo ngại của toàn xã hội. Vì vậy, Điều 8 Luật Thanh niên quy định về các hành vi bị nghiêm cấm mang tính đặc thù thường xảy ra đối với lứa tuổi thanh niên và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc thanh niên thực hiện các hành vi này.
Chương II: Quyền và nghĩa vụ của thanh niên.
Chương này quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thanh niên trong học tập; lao động; bảo vệ Tổ quốc; hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi, giải trí; bảo vệ sức khoẻ, hoạt động thể dục, thể thao; hôn nhân và gia đình; trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Luật Thanh niên nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên. Ở chương này, căn cứ vào quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để xác định quyền và nghĩa vụ thanh niên, đồng thời làm cơ sở pháp lý để định hướng cho thanh niên rèn luyện phấn đấu nâng cao trách nhiệm đối với bản thân mình, đối với dân tộc, đất nước thông qua việc tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ của thanh niên để vươn lên tự hoàn thiện mình, tích cực học tập, lao động lập thân, lập nghiệp. Quyền và nghĩa vụ thanh niên quy định tại chương này cũng là cơ sở để Nhà nước ban hành các chính sách, xác định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội nhằm tạo điều kiện cho việc đào tạo, phát huy thanh niên.
Chương III: Trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên 
Những quy định ở chương này thể hiện những chính sách cơ bản của Nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nhằm huy động sức mạnh của các chủ thể cùng chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thanh niên, tạo những điều kiện thuận lợi để thanh niên có thể phát huy hết khả năng của mình rèn luyện, phấn đấu, lập thân, lập nghiệp, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chính sách hướng đến việc tăng cường khả năng lập thân, lập nghiệp, khả năng tự giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc của thanh niên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 
Từ Điều 17 đến Điều 23 là những quy định về trách nhiệm của Nhà nước, các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên nói chung trong các lĩnh vực học tập và hoạt động khoa học, công nghệ, lao động, bảo vệ tổ quốc, hoạt động văn hoá nghệ thuật, vui chơi, giải trí, bảo vệ sức khoẻ và hoạt động thể dục, thể thao, hôn nhân và gia đình, tham gia quản lý nhà nước và xã hội; 
Đối với một số đối tượng thanh niên có tính đặc thù như những đối tượng thanh niên có yếu thế trong cơ hội phát triển (thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo) hoặc là có tính tiên tiến, tích cực, có khả năng cống hiến (thanh niên xung phong, thanh niên có tài năng), Luật đã có quy định thêm một số chính sách nhằm để hỗ trợ cho nhóm yếu thế và phát huy nhóm thanh niên tích cực, tạo cơ hội bình đẳng về phát triển cho mọi đối tượng thanh niên: Từ Điều 24 đến Điều 27, quy định chính sách cho một số đối tượng thanh niên, gồm thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên xung phong, thanh niên có tài năng, thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo. 
Chương IV: Trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, bồi dưỡng thanh niên từ đủ mười sáu đến dưới mười tám tuổi
Chương này quy định về trách nhiệm của nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên từ đủ mười sáu đến dưới mười tám tuổi; việc áp dụng Công ước quốc tế về quyền trẻ em đối với thanh niên từ đủ mười sáu đến dưới mười tám tuổi.
Thanh niên từ đủ mười sáu đến mười tám tuổi, là đối tượng thanh niên chưa thành niên, là lớp người cần được chăm lo giáo dục, bồi dưỡng để phát triển hoàn thiện bản thân trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, theo công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc mà nước ta đã ký kết và gia nhập năm 1990, thanh niên trong độ tuổi này vẫn là trẻ em. Vì vậy Luật Thanh niên dành riêng một chương quy định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với lớp thanh niên này, đây là sự tiếp nối với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 5 năm 2004, tạo nên một hệ thống các chế định pháp lý để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tốt hơn cho trẻ em theo quy định của công ước quốc tế về quyền trẻ em và cũng là thể hiện sự nhất quán về thái độ tích cực của Nhà nước ta nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn những điều mà chúng ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Các quy định trong chương này thể hiện sự ưu tiên trong việc chăm sóc, bảo vệ, bồi dưỡng, tạo những điều kiện thuận lợi cho thanh niên lứa tuổi này phát triển toàn diện trong quá trình hình thành nhân cách.
Chương V: Tổ chức thanh niên
Chương này quy định về khái niệm tổ chức thanh niên; vị trí, vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Thanh niên là một lực lượng xã hội, nhưng là lực lượng có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; Trong thực tiễn, các tổ chức thanh niên là những tổ chức có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng của thanh niên. Vì vậy Luật Thanh niên đã có những quy định về tổ chức thanh niên; vị trí, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - tổ chức chính trị xã hội của thanh niên và của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam - tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên. Còn vấn đề cụ thể về tổ chức và hoạt động của tổ chức thanh niên thì được thể hiện trong điều lệ của các tổ chức thanh niên chứ không đưa vào Luật này.
 Chương VI: Điều khoản thi hành
 Chương này có 2 điều quy định về hiệu lực thi hành của Luật Thanh niên và hướng dẫn thi hành Luật Thanh niên.
PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Ban hành văn bản hướng dẫn:
1.1. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh niên.
 Điều 36 Luật Thanh niên quy định: “Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này”. Để triển khai thực hiện Luật Thanh niên có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, Chính phủ sẽ phân công các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh niên để trình Chính phủ ban hành.
1.2. Về chính sách đối với thanh niên xung phong:
Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định về thanh niên xung phong. Hiện nay, Nghị định đã dự thảo xong và đang trình Chính phủ xem xét ban hành.	
2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật Thanh niên:
Để Luật Thanh niên sớm đi vào cuộc sống, trong thời gian tới Uỷ ban quốc gia về thanh niên, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể triển khai một số công việc sau:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Luật Thanh niên trong toàn xã hội để mọi cá nhân, tổ chức hiểu và thực hiện có hiệu quả Luật Thanh niên. Biên soạn các tài liệu: “Giới thiệu về Luật Thanh niên”, "Hỏi đáp về Luật Thanh niên”; cung cấp “Luật Thanh niên” và tài liệu tuyên truyền đến xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã để làm nòng cốt cho việc tuyên truyền, thực hiện Luật Thanh niên ở địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Thanh niên.
- Đổi mới và phát triển các hình thức tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh niên phong phú và hấp dẫn.
Tỉnh Đoàn thanh niên chủ động phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức phổ biến, giới thiệu Luật Thanh niên trong đó cần nhấn mạnh trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ thanh niên và trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc chăm lo bồi dưỡng cho thanh niên./. 

File đính kèm:

  • docDe cuong gioi thieu Luat Thanh nien.doc
Bài giảng liên quan