Đề cương hướng dẫn học tập môn Hành chính công

Hành chính công là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động quả lý của

bộ máy hành chính nhà nước và những cách thức phối hợp sử dụng nguồn lực để hành chính

nhà nước đạt được những mục tiêu của mình. Hành chính công có mối liên hệ mật thiết với

các môn khoa học khác như quản trị học, quản trị nhân sự, luật, kinh tế vĩ mô . Đối với

chương trình đào tạo của ngành kinh tế luật, hành chính công sẽ giúp cho người học tiếp cận

một cách có hệ thống những kiến thức về nhà nước và hoạt động quản trị của một quốc gia

gắn liền với hệ thống những công cụ, phương pháp, nguyên tắc quản lý và trong đó có công

cụ pháp luật mà chủ yếu là Luật hành chính. Như vậy môn học này sẽ giúp cho người học

chuyên ngành kinh tế- luật có những kiến thức tiên quyết để học những môn học về luật và

quản lý khác. Do đó, hành chính công sẽ là môn không thể thiếu trong chương trình đào tạo

này.

pdf16 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương hướng dẫn học tập môn Hành chính công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ý hành chính là quyết định của các chủ thể quản lý hành chính nhà 
nước được ban hành trên cơ sở pháp luật nhà nước để giải quyết những vấn đề đặt ra trong 
quá trình quản lý hành chính nhà nước. 
 Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, tính pháp 
lý, tính chất dưới luật và ban hành ra để thực hiện quyền hành pháp của hệ thống hành chính 
nhà nước 
Các loại quyết định hành chính 
1. Quyết định chung 
2. Quyết định quy phạm 
3. Quyết định cá biệt 
 Yêu cầu của quyết định hành chính 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Hành chính công | 11 
1. Yêu cầu hợp lý 
2. Yêu cầu hợp pháp 
Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính 
Gồm có các giai đoạn: 
1. Giai đoạn ban hành quyết định hành chính 
2. Giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định 
3. Giai đoạn đánh giá tính hiệu quả hiệu lực của quyết định hành chính 
4. Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện quyết định 
5. Giai đoạn tổng kết đánh giá việc thực hiện quyết định 
3. THỜI LƯỢNG: 5 tiết 
CHƯƠNG IX 
CHÍNH SÁCH CÔNG 
 Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội 
theo những mục tiêu nhất định. Chính sách công là một quá trình hành động nhằm giải 
quyết một vấn đề nhất định. Nó khác với các công cụ quản lý khác như chiến lược, kế hoạch 
của nhà nước, chính sách công là cách mà chính phủ thể hiện thái độ ứng xử một cách toàn 
diện nhất đối với các đối tượng quản lý, là công cụ đắc lực nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu 
lực cho nền hành chính nhà nước 
1. MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chương này, người học phải biết: 
1. Khái niệm về chính sách 
2. Các bước hoạch định chính sách 
3. Nội dung chính sách 
4. Các bước tổ chức thực thi chính sách công 
5. Phương pháp thực thi chính sách công 
2. NỘI DUNG CHÍNH 
 Khái niệm về chính sách 
 Chính sách công là những định hướng hành động do nhà nước lựa chọn phù hợp với 
thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ để thực hiện những lợi ích chung của đời sống cộng đồng 
 Chính sách công có tác dụng định hướng cho các hoạt động kinh tế xã hội thông qua 
mục tiêu và cách thức hành động, kiểm soát và phân phối các nguồn lực cho quá trình phát 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Hành chính công | 12 
triển bằng cách khuyến khích các tiềm năng trong tương lai của những ngành, những lĩnh 
vực và vùng kém phát triển để nhanh chóng cân bằng với các vùng ngành khác 
Các bước hoạch định chính sách 
1. Nêu lý do hoạch định chính sách 
2. Xây dựng dự thảo các phương án chính sách 
3. Lựa chọn phương án dự thảo tốt nhất 
4. Hoàn thiện phương án lựa chọn 
5. Thẩm định phương án chính sách 
6. Quyết nghị ban hành chính sách 
7. Công bố chính sách 
Nội dung chính sách 
1. Lý do hoạch định chính sách 
2. Căn cứ hoạch định chính sách 
3. Mục tiêu chính sách 
4. Biện pháp chính sách 
5. Thời hạn duy trì chính sách 
Các bước tổ chức thực thi chính sách công 
1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách 
2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách 
3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách 
4. Duy trì chính sách 
5. Điều chỉnh chính sách 
6. Theo dõi kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách 
7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm. 
Phương pháp thực thi chính sách công 
1. Phương pháp kinh tế 
2. Phương pháp giáo dục, thuyết phục 
3. Phương pháp hành chính 
4. Phương pháp kết hợp 
3. THỜI LƯỢNG: 4 tiết 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Hành chính công | 13 
CHƯƠNG X 
DỊCH VỤ CÔNG 
Dịch vụ công là các hoạt động cung ứng cho xã hội những hàng hóa công cộng. Theo 
đó, hàng hóa công cộng là loại hàng hóa khi đã tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc 
sử dụng nó, và việc tiêu dùng của mỗi người không làm giảm lượng tiêu dùng của mỗi 
người khác. Hàng hóa công cộng mang lại lợi ích không chỉ cho người mua nó mà còn cho 
cả những người không phải trả tiền cho hàng hóa này. Đó là nguyên nhân dẫn đến chỗ 
Chính phủ phải là người sản xuất hoặc bảo đảm cung cấp các loại hàng hóa công cộng. 
1. MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chương này, người học phải biết: 
1. Khái niệm về dịch vụ công, bản chất đặc điểm và vai trò của nhà nước trong cung 
ứng dịch vụ công 
2. Dịch vụ hành chính công và vấn đề tổ chức cung ứng dịch vụ hành chính công 
2.NỘI DUNG CHÍNH 
Dịch vụ công 
Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền lợi 
ích hợp pháp của công dân và tổ chức, do nhà nước can thiệp vào việc cung cấp nhằm đảm 
bảo trật tự lợi ích chung và công bằng xã hội 
Dịch vụ hành chính công 
 Dịch vụ hành chính công là những hoạt động phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản 
của các tổ chức và công dân, do các cơ quan hành chính nàh nước dựa vào thẩm quyền hành 
chính pháp lý của nhà nước. 
3. THỜI LƯỢNG: 3 tiết 
CHƯƠNG XI 
KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HÀNH CHÍNH CÔNG 
Trong bộ máy nhà nước, hoạt động của mỗi cơ quan nàh nước không biệt lập mà đều 
nằm trong mối liên hệ với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác. Đồng thời các cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền còn thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát tài phán đối 
với các hoạt động của cơ quan khác theo quy định của pháp luật. Toàn bộ các hoạt động có 
tính chất đánh giá dùng quyền lực bắt buộc hoặc yêu cầu thực hiện các quyết định kể trên 
được gọi là kiểm soát và đối tượng bì kiểm soát là hành chính nhà nước thì được gọi là kiểm 
soát đối với hành chính công. 
1.MỤC TIÊU 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Hành chính công | 14 
Sau khi học xong chương này, người học phải biết: 
1. Bản chất, vai trò của kiểm soát đối với hành chính công 
2. Các hình thức, phương pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hành chính công 
3. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát 
2. NỘI DUNG CHÍNH 
Bản chất, vai trò của kiểm soát đối với hành chính công 
Kiểm soát là hoạt động của quản lý nhằm đảm bảo hoạt động của cá nhân, tổ chức 
tuân thủ những quy định, được tiến hành theo đúng dự kiến, từ đó phát hiện ra những sai 
sót, vi phạm và đưa ra những biện pháp điều chỉnh cần thiết để sửa chửa những sai sót, tối 
thiểu hóa những sai lệch và xử lý những vi phạm 
Các hình thức thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hành chính công 
1. Kiểm tra thanh tra toàn diện 
2. Kiểm tra, thanh tra chuyên đề, vụ việc 
3. Kiểm tra, thanh tra theo chương trình kế hoạch 
4. Kiểm tra, thanh tra đột xuất 
5. Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại 
Các phương pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hành chính công 
1. Nghiên cứu văn bản pháp luật, hồ sơ tài liệu vá các giấy tờ liên quan 
2. Nghiên cứu so sánh, thống kê các dữ liệu 
3. Thu thập ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức 
4. Tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn 
5. Thuyết phục, chất vấn đối tượng giám sát, kiểm tra, thanh tra 
6. Xử lý kịp thời hành vi gây cản trở hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra 
Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát 
1. Thanh tra, kiểm tra, giám sát bên trong hệ thống hành chính công: 
a. Kiểm tra, thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung 
b. Kiểm tra, thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng 
c. Kiểm tra nội bộ cơ quan hành chính nhà nước 
2. Kiểm soát bên ngoài đối với hành chính công 
a. Giám sát của Quốc hội đối với hành chính công 
b. Giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hành chính công 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Hành chính công | 15 
c. Giám sát tư pháp đối với hành chính công 
d. Kiểm toán nhà nước 
e. Kiểm tra Đảng đối với hoạt động hành chính công 
f. Giám sát của các tổ chức chính trị xã hội đối với hoạt động hành chính công 
g. Giám sát trực tiếp của công dân đối với hành chính công 
h. Giám sát của công luận đối với hành chính công 
3. THỜI LƯỢNG: 5 tiết 
CHƯƠNG XII 
HIỆU LỰC HIỆU QUẢ HÀNH CHÍNH CÔNG 
Sự tín nhiệm và ủng hộ của dân đối với nền hành chính nàh nước cũng như sự hấp dẫn 
của nền hành chính nhà nước đối với dân ở những giá trị đích thực mà nền hành chính đem 
lại cho dân. Sự tín nhiệm và hấp dẫn càng cao thì mức độ hiệu lực, hiệu quả quản lý càng 
lớn. Hoạt động của hành chính công là hoạt sự nỗ lực không ngừng để ngày càng nâng cao 
hiệu quả hiệu lực của nó. 
1. MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chương này, người học phải biết: 
1. Quan niệm về hiệu lực, hiệu quả hành chính 
2. Tính tất yếu và yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của hành chính công 
3. Cải cách hành chính 
2. NỘI DUNG CHÍNH 
Quan niệm về hiệu lực, hiệu quả hành chính 
Hiệu lực của hành chính công là thể hiện sự quản lý của bộ máy nhà nước có kết quả 
do sự vận hành tổng thể hệ thống chính trị, bao gồm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của 
bộ máy nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân thông qua các đoàn thể chính trị, xã hội, 
nghề nghiệp. 
Hiệu quả hành chính công là sự so sánh đối chiếu các kết quả đạt được với toàn bộ các 
nguồn lực đã sử dụng, nhằm đánh giá kết quả đạt được với chi phí thấp nhất 
Tính tất yếu và yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của hành chính 
công 
1. do những tồn tại của nền hành chính 
2. do những yêu cầu trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế 
Cải cách hành chính để nâng cao nâng cao hiệu quả, hiệu lực hành chính công 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Hành chính công | 16 
Cải cách hành chính là một quá trình thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện các bộ 
phận: thể chế hành chính, đội ngũ cán bộ công chức, tài chính công nhằm từng bước nâng 
cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính trong hoạt động của bộ 
máy nàh nước và nhân dân 
3. THỜI LƯỢNG: 3 tiết 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình Hành chính công. PGS-TS Nguyễn Hữu Hải (chủ biên). NXB Khoa học Kỹ 
thuật. Hà nội, 2008 (bắt buộc) 
2. Giáo trình Hành học đại cương. PGS-TS Nguyễn Hữu Hải (chủ biên). NXB Khoa học 
Kỹ thuật. Hà nội, 2008 (bắt buộc) 
3. Giáo trình Hành chính công. PGS-TS Võ Kim Sơn (chủ biên). NXB Khoa học Kỹ 
thuật. Hà nội, 2002 
4. Giáo trình Hành chính học. GS-TS Đoàn Trọng Truyến(chủ biên). NXB Chính trị 
Quốc gia. Hà nội, 1997 
5. Giáo trình Hành chính công. TS Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên). NXB Khoa học Kỹ 
thuật. Hà nội, 2003 

File đính kèm:

  • pdfHành chính công- Đê cương TT.pdf
Bài giảng liên quan