Đề cương hướng dẫn học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật

1. Vai trò của môn học đối với ngành đào tạo

Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản

về nhà nước và pháp luật. Đây là môn học thuộc lĩnh vực Lý luận- lịch sử trong hệ thống

khoa học pháp lý, có mối liên hệ mật thiết với môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật

(Việt Nam và thế giới), và là môn học tiên quyết cho các môn Luật chuyên ngành. Đối với

chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế nói riêng cũng như các ngành Luật nói chung, Lý

luận chung về Nhà nước và Pháp luật giúp người học tiếp cận một cách có hệ thống những

kiến thức lý luận về nhà nước và pháp luật. Trên cơ sở đó, người học nắm được những chế

định, những thuật ngữ chuyên ngành quan trọng để dễ dàng tiếp thu kiến thức từ các môn

Luật sau này. Vì thế, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật là môn học rất quan trọng,

được giới thiệu đầu tiên và không thể thiếu trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật.

pdf18 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương hướng dẫn học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng phần quy 
định. Bộ phận này trả lời cho câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện 
đúng quy định của pháp luật? 
3. THỜI LƯỢNG: 4 tiết 
Bài 8 
QUAN HỆ PHÁP LUẬT 
1. MỤC TIÊU 
Sau khi học bài này, người học phải biết được: 
1. Sự hình thành của quan hệ pháp luật và xác định được đâu là quan hệ pháp luật, sự 
khác nhau giữa quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội. 
2. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật. 
2. NỘI DUNG CHÍNH 
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong đó, 
quyền và nghĩa vụ của người tham gia quan hệ được pháp luật xác định và bảo đảm thực 
hiện. 
Các yếu tố cấu thành (cấu trúc) của một quan hệ pháp luật 
Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể (được nhà 
nước thừa nhận) tham gia quan hệ pháp luật, có được các quyền và nghĩa vụ pháp lý do 
pháp luật quy định. 
Năng lực chủ thể gồm: Năng lực pháp luật và Năng lực hành vi. 
Năng lực pháp luật là khả năng được hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà 
nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức. 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật | 14 
Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể (được nhà nước thừa nhận) bằng chính 
hành vi của mình tạo ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý, tự thực hiện một cách độc lập và tự 
chịu trách nhiệm pháp lý do những hành vi đó mang lại. 
Có thể nói Năng lực pháp luật là điều kiện cần, Năng lực hành vi là điều kiện đủ để 
một chủ thể có được đầy đủ năng lực của mình. 
Đối với cá nhân, năng lực pháp luật có từ khi sinh ra và tồn tại cho đến khi chết đi, 
trừ một số trường hợp ngoại lệ. Còn năng lực hành vi xuất hiện trễ hơn, đến một độ tuổi 
nhất định thì năng lực đó mới đầy đủ. Nhưng năng lực này còn phụ thuộc vào sức khỏe, 
trình độ văn hóa, những quan hệ pháp luật cụ thể mà cá nhân đó tham gia. 
Đối với tổ chức, năng lực chủ thể có từ khi tổ chức được thành lập và duy trì cho đến 
khi chấm dứt hoạt động (bị giải thể, phá sản). Năng lực hành vi của tổ chức được thực hiện 
thông qua thủ trưởng hoặc người đại diện cho tổ chức đó. 
Khách thể của quan hệ pháp luật là nhu cầu mà các bên tham gia quan hệ hướng tới 
để tác động, mong muốn đạt được. Đó có thể là lợi ích vật chất (tài sản), giá trị tinh thần 
(danh dự, nhân phẩm, tự do) hoặc là các hoạt động CT- XH (bầu cử, ứng cử). 
Cần phân biệt được khách thể với đối tượng trong quan hệ PL. 
Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên 
tham gia quan hệ pháp luật được pháp luật cho phép hoặc bắt buộc thực hiện. 
Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật: chủ thể tham gia có 
năng lực chủ thể; có quy phạm pháp luật điều chỉnh; và khi có sự kiện pháp lý xảy ra. 
3. THỜI LƯỢNG: 5 tiết 
Bài 9 
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 
1. MỤC TIÊU 
Sau khi học bài này, người học phải nắm được: các khái niệm quan trọng trong bài 
nhằm phân biệt được các loại hành vi pháp lý khác nhau của chủ thể. 
Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể khi thực hiện quyền và 
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 
Các hình thức thực hiện pháp luật 
Tuân theo pháp luật: Chủ thể kiềm chế mình, không thực hiện điều pháp luật cấm. 
Đây là hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động. 
Thi hành pháp luật: Chủ thể tích cực thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Đây là hành vi 
được thể hiện dưới dạng hành động. 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật | 15 
Sử dụng pháp luật: Chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép. Đây là 
hành vi được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. 
Áp dụng pháp luật: Nhà nước (thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức 
trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền) tổ chức cho các chủ thể thực hiện 
quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc tự mình căn cứ vào pháp luật để ra các quyết 
định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể. 
Áp dụng pháp luật tương tự 
Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm khắc phục kịp thời các “lỗ 
hổng” của pháp luật. 
Cách thức Áp dụng pháp luật tương tự: 
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: là việc lựa chọn quy phạm đang có hiệu lực 
pháp luật làm căn cứ pháp lý để giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó chưa có quy phạm 
pháp luật trực tiếp điều chỉnh, nhưng vụ việc này có dấu hiệu tương tự với một vụ việc khác 
đang được quy phạm pháp luật cần lựa chọn đó trực tiếp điều chỉnh. 
Áp dụng tương tự pháp luật: là việc sử dụng những nguyên tắc pháp lý và ý thức 
pháp luật để giải quyết một vụ việc cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều 
chỉnh, cũng không thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật. 
3. THỜI LƯỢNG: 5 tiết 
Bài 10 
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 
1. MỤC TIÊU 
Sau khi học bài này, người học phải biết được: 
1. Vi phạm pháp luật là gì và xác định được các yếu tố cấu thành của hành vi vi 
phạm pháp luật. 
2. Trách nhiệm pháp lý là gì và xác định được trách nhiệm pháp lý của người vi 
phạm pháp luật phải gánh chịu khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 
2. NỘI DUNG CHÍNH 
Vi phạm pháp luật là hành vi xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân, tổ chức trái với quy 
định của pháp luật, có lỗi, xâm hại đến những quan hệ xã hội đang được pháp luật xác lập 
và bảo vệ. 
Cấu thành của một hành vi vi phạm pháp luật 
- Mặt khách quan: được biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật. 
- Mặt chủ quan: là hoạt động tâm lý bên trong của người vi phạm pháp luật. 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật | 16 
- Khách thể: là những quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ nhưng bị hành 
vi vi phạm trực tiếp xâm hại hoặc đe dọa xâm hại. 
- Chủ thể: là cá nhân, tổ chức có đủ năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý, thực 
hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi. 
Các loại vi phạm pháp luật 
Vi phạm Hình sự (Tội phạm): là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong 
Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô 
ý, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm 
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, 
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài 
sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; xâm phạm đến những lĩnh vực khác của 
trật tự pháp luật XHCN. 
Vi phạm hành chính: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô 
ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, theo quy định của 
pháp luật phải bị xử lý hành chính. 
Vi phạm dân sự: là những hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức, xâm hại tới 
những quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản trong lĩnh vực hợp đồng hoặc 
ngoài hợp đồng. 
Vi phạm kỷ luật: là những hành vi có lỗi, xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật 
công vụ, kỷ luật học tập, kỷ luật quân sự, gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của các 
cơ quan, xí nghiệp, trường học. 
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật. Trong đó, các cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền buộc chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu 
quả bất lợi, được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật. 
Các loại trách nhiệm pháp lý tương ứng với bốn loại vi phạm pháp luật, có 4 loại 
trách nhiệm pháp lý. 
Trách nhiệm Hình sự (hình phạt) 
Trách nhiệm hành chính 
Trách nhiệm dân sự 
Trách nhiệm kỷ luật. 
3. THỜI LƯỢNG: 3 tiết 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật | 17 
Bài 11 
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
1. MỤC TIÊU 
Sau khi học bài này, người học phải biết được: 
1. Khái niệm ý thức pháp luật và pháp chế XHCN 
2. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật 
3. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN 
2. NỘI DUNG CHÍNH 
Ý thức pháp luật (YTPL) là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan 
niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện thái độ của con người với pháp luật hiện hành, pháp 
luật đã qua và pháp luật cần phải có; thể hiện sự đánh giá của con người cũng như trong tổ 
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và mọi công 
dân. 
Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật 
Sự tác động của ý thức pháp luật đối với pháp luật: 
- YTPL là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật. 
- YTPL góp phần nâng cao việc thực hiện pháp luật. 
- YTPL đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật đúng đắn, khách quan. 
Ngược lại, pháp luật là cơ sở để hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật. 
Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống CT-XH, trong đó tất cả các cơ 
quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cán bộ, công chức và mọi công dân đều phải tôn trọng và 
thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. 
Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN 
- Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật; văn bản được ban hành trên cơ 
sở hiến pháp và pháp luật, không được trái với các quy định của pháp luật. 
- Bảo đảm tính thống nhất trên quy mô toàn quốc: mọi công dân đều bình đẳng trước 
pháp luật. 
- Các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật 
phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả, có biện pháp xử lý kịp thời. 
- Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa  phát triển văn hóa phải đi đôi với 
củng cố và kiện toàn pháp luật. 
3. THỜI LƯỢNG: 3 tiết 
Đề cương hướng dẫn học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật | 18 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, 
Nxb Tư pháp. 
2. Trường Đại học Luật TP.HCM (2004) Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận chung 
Nhà nước và Pháp luật, Lưu hành nội bộ. 
3. ThS. Lê Minh Toàn (2007) Giáo trình Pháp luật đại cương, Nxb Giáo dục. 
4. Một số website và bài Tạp chí chuyên ngành. 

File đính kèm:

  • pdflyluanNN&PL-tranthimaiphuocL[1].pdf
Bài giảng liên quan