Đề Cương Tuyên Truyền 40 Năm Chiến Thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ Trên Không” (12/1972 - 12/2012)

Mỹ tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12/1972 bởi các lý do sau đây:

Một là, để cứu vãn tình thế cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

- Cuối năm 1964 đầu năm 1965, Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn, để cứu vãn tình thế, Mỹ đã quyết định thay đổi chiến lược, gấp rút đưa quân viễn chinh vào chiến trường miền Nam, sử dụng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc lần thứ nhất. Bị thất bại trên cả 2 miền Nam, Bắc, từ ngày 31/3/1968 Mỹ buộc phải thực hiện ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; ngày 01/11/1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố, chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc.

 - Năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã bước vào giai đoạn quyết định. Ở miền Nam, bằng cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè năm 1972, quân và dân ta đã giành thắng lợi lớn, cơ bản giải phóng tỉnh Quảng Trị. đẩy chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn huy động lực lượng lớn không quân và hải quân Mỹ ở khu vực Đông Nam Á tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc với quy mô lớn hơn, tính chất ác liệt, tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

 

doc20 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Tuyên Truyền 40 Năm Chiến Thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ Trên Không” (12/1972 - 12/2012), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 loại vũ khí trang bị mới; cải tiến, hiện đại hóa một số vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có. Tiếp tục chấn chỉnh tổ chức, biên chế, điều chuyển lực lượng; đầu tư nâng cấp một số công trình sân bay, công trình chiến đấu, đảm bảo cho các lực lượng của Quân chủng PK-KQ, cũng như lực lượng phòng không Thủ đô hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý và bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.
Trong không gian tác chiến phòng không của quân đội ta hiện nay đã mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ đất liền và vùng trời trên biển, đảo. Tình hình tranh chấp trên biển Đông giữa các nước trong khu vực có liên quan đang diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiệm vụ quản lý và bảo vệ vùng trời Tổ quốc nói chung và việc sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không ba thứ quân trong mặt trận đối không phải thường xuyên duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, kiên quyết không bị bất ngờ, lỡ thời cơ, đánh thắng ngay từ trận đầu, ngày đầu. Do vậy, mà hàng loạt vấn đề đặt ra cho các lực lượng phòng không ba thứ quân phải quan tâm giải quyết ngay từ bây giờ, trong điều kiện đất nước đang thời bình.
Yếu tố quan trọng hàng đầu, trước hết là phải sẵn sàng về ý chí, về quyết tâm đánh thắng mọi kẻ thù, trong mọi tình huống, thường xuyên nâng cao cảnh giác, canh giữ bầu trời, kịp thời phát hiện và đánh trả các cuộc tiến công đường không của địch. Ra sức học tập làm chủ vũ khí khí tài trang bị, nhất là vũ khí khí tài mới được trang bị. Rèn luyện nâng cao trình độ bản lĩnh và khả năng sẵn sàng chiến đấuđối với cả lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, cả lực lượng chủ lực và lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ. Nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng, từng bước bổ sung và hoàn thiện phương án tác chiến trong từng khu vực và trên địa bàn cả nước.
Tập trung huấn luyện theo đúng phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc, an toàn, tiết kiệm” và các quan điểm, nguyên tắc, mối kết hợp trong huấn luyện. Tăng cường huấn luyện đêm, cơ động nhanh, huấn luyện hiệp đồng, xử lý các tình huống phức tạp trên biển, đảo và đất liền khu vực trọng điểm. Lấy huấn luyện chính trị làm cơ sở, huấn luyện quân sự làm trọng tâm. Tích cực, chủ động huấn luyện chuyển loại khí tài mới, khí tài cải tiến.
* *
*
Sau 40 năm nhìn lại chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”; từ thực tiễn các cuộc chiến tranh do Mỹ và đồng minh của Mỹ gây ra từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, chúng ta càng hiểu rõ hơn giá trị lịch sử to lớn chiến thắng vĩ đại này. Hôm nay kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” chúng ta có dịp ôn lại truyền thống hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam; qua đó, chúng ta càng tin tưởng, tự hào hơn về dân tộc ta, Đảng ta, Quân đội ta - một dân tộc đất không rộng, người không đông nhưng biết đoàn kết chống lại một kẻ thù hùng mạnh và dã làm nên những chiến thắng chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu. Một Đảng Mác xít kiên cường, luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có đường lối đúng đắn, sáng tạo đã dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Một quân đội anh hùng, quân đội của dân, do dân, vì dân. Chúng ta tự hào về truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc, lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trước mọi kẻ thù xâm lược. Đó là cội nguồn sức mạnh, là nội lực của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vệt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐOÀNPhụ lục 1
 CƯỜNG ĐỘ TẤN CÔNG VÀ SỐ LƯỢNG BOM ĐẠN MỸ SỬ DỤNG TRONG 12 NGÀY ĐÊM THÁNG 12 NĂM 1972
1- Cường độ xuất kích của B.52:
+ Đêm 18: 90 lần chiếc. + Đêm 19: 87 lần chiếc.
+ Đêm 20: 93 lần chiếc. + Đêm 21: 24 lần chiếc.
+ Đêm 22: 24 lần chiếc. + Đêm 22: 33 lần chiếc.
+ Đêm 24: 33 lần chiếc. + Đêm 25: Nghỉ Nô-en.
+ Đêm 26: 105 lần chiếc. + Đêm 27: 36 lần chiếc.
+ Đêm 28: 60 lần chiếc. + Đêm 29: 60 lần chiếc.
2- Cường độ xuất kích của không quân chiến thuật:
+ Cao nhất: 465 lần chiếc ( ngày 19/12).
+ Trung bình: 300-400 lần chiếc; riêng F.111 xuất kích trung bình 17-19 lần chiếc/ đêm, cao nhất 25 lần chiếc (đêm 20/12).
 Tổng số lần xuất kích của các loại máy bay: 4.583 lần chiếc; trong đó: B.52 = 663 lần chiếc, (trung bình 55,3 lần chiếc/ ngày. Không quân chiến thuật: 3.920 lần chiếc (326,6 lần chiếc/ ngày).
 Tổng số bom đạn xấp xỉ 15.000 tấn bom đạn (Theo một số tài liệu nước ngoài: Mỹ sử dụng 209 máy bay B.52 xuất kích 740 lần chiếc tới mục tiêu đánh phá, ném 49.000 quả bom xấp xỉ 13.605 tấn vào 34 mục tiêu. Không quân chiến thuật đã xuất kích 2.123 lần chiếc trong đó có 1.082 lần chiếc ban đêm, 1.041 lần chiếc ban ngày). Riêng máy bay KC.135 (tiếp dầu) bay trên 1.300 lần chiếc để tiếp dầu trên không.
 Điều đáng lưu ý là tất cả các loại máy bay và vũ khí mà Mỹ đưa ra sử dụng trong thời kỳ này đều là những máy bay và vũ khí được cải tiến ở trình độ cao hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968).
Phụ lục 2
 MÁY BAY CHIẾN LƯỢC B.52
 + Máy bay B.52 là “pháo đài bay” khổng lồ, có uy lực rất lớn:
 B.52 là loạt máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Bô inh sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu.
- 2 chiếc mẫu (YB-52 và XB-52) bay thử lần đầu năm 1952.
- Loại B.52A: Sản xuất 3 chiếc, bay lần đầu tiên ngày 5 tháng 8 năm 1954.
- Loại B.52 B: Sản xuất 30 chiếc, bay lần đầu ngày 27 tháng 01 năm 1955.
- Loại B.52 C: Sản xuất 35 chiếc cũng trong năm 1955.
- Loại B.52 D: Sản xuất 170 chiếc, bay lần đầu ngày 14 tháng 5 năm 1956.
- Loại B.52 E: Sản xuất 100 chiếc, bay lần đầu ngày 3 tháng 10 năm 1957.
- Loại B.52 F: Sản xuất 89 chiếc, bay lần đầu tháng 5 năm 1958
- Loại B.52 G: Sản xuất 193 chiếc.
- Loại B.52 H L: Sản xuất 122 chiếc, bàn giao đợt cuối vào tháng 10 năm 1962 cho Bộ Tư lệnh không quân chiến đấu (SAC).
Qua 8 lần cải tiến, ngành công nghiệp hàng không quân sự Mỹ đã sản xuất tổng cộng 744 chiếc B.52 và hiện nay B.52 vẫn nằm trong trang bị của lực lượng máy bay ném bom chiến lược của quân đội Mỹ. Đến những năm đầu của thế kỷ 21, B.52 vẫn là vũ khí chiến lược và được trang bị tên lửa hành trình loại A6M-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Cùng với B.52, chính quyền Mỹ còn trang bị cho quân đội loại máy bay ném bom hạng nặng B.1B và B.2A (tàng hình).
+ Tính năng kỹ chiến thuật B.52 G/H.
- Kíp bay 6 người; Sải cánh 56,39m; Chiều dài 49,05; Chiều cao 12,40 m.
- Trọng lượng cất cánh Max: 221. 350 kg; Vmax = 960 km/h, Vtb = 820 km/h.
- Hmax = 16.765m thông thường H = 10.000 - 13.000
- Tầm bay xa: 12.000 km (B.52 G), 16.000 km (B.52H)
- Tải trọng vũ khí: 18 - 30 tấn bom, có thể mang 12-20 quả tên lửa hành trình ALEM hoặc 8 tên lửa hành trình (tàng hình) ACM, 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng. (Gấp 10 lần 1 máy bay cường kích).
- Trang bị: Thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ 117, 122, 153, 172, (12-16 máy gây nhiễu tích cực).
- Tên lửa chống ra đa HARM; thiết bị phóng nhiễu tiêu cực ALE 24 (21 bộ), thiết bị gây nhiễu hồng ngoại (12 bộ) AL-20. Hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình AVQ-22 và quan sát hồng ngoại ELIR AAQ-6, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh NAVSTAR. Hệ thống quan sát quang điện tử AN/AQS-151, Ra đa cảnh giới ALR-46, máy tính điện tử ASQ-151, ASQ-38 ...
B-52 có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu, nếu được tiếp dầu còn có thể bay xa hơn (ví dụ từ Guam đến Hà Nội là 10.000 km rồi quay trở về) hoặc có thể vượt chặng đường 18.000 - 20.000 km.
- Ở chiến trường Việt Nam, không quân Mỹ đều sử dụng các loại máy bay B.52 đã được cải tiến nhiều lần: (gồm 4 loại B.52 D, F, G, H) để tăng số lượng bom mang theo và khả năng tác chiến điện tử. (Ví dụ B.52D lúc đầu mang được 51 quả bom = 12.247 kg) khi mới tham chiến mỗi B.52 chỉ được trang bị 8 máy gây nhiễu, tới tháng 12 năm 1972 đã có tới 15 máy gây nhiễu.
Phụ lục 3
16 CHIẾC B52 BỊ BẮN RƠI TẠI CHỖ
TT
Giờ
Ngày
Đơn vị bắn rơi
Địa điểm rơi
1
20h13
18/12
Tiểu đoàn 59- Trung đoàn 261
Phù Lỗ-Sóc Sơn-Hà Nội
2
4h39
19/12
Tiểu đoàn 77-Trung đoàn 257
Tam Hưng-Thanh Oai-Hà Tây
3
20h10
20/12
Tiểu đoàn 93-Trung đoàn 261
Yên Thường-Yên Viên-Hà Nội
4
20h34
20/12
Tiểu đoàn 77-Trung đoàn 257
Vạn Thắng-Ba Vì-Hà Nội
5
5h09
21/12
Tiểu đoàn 77-Trung đoàn 257
Thị xã Phúc Yên
6
5h11
21/12
Tiểu đoàn 57-Trung đoàn 261
Chợ Thả-Núi Đôi
7
5h14
21/12
Tiểu đoàn 79-Trung đoàn 257
Phả Lại
8
3h40
22/12
Tiểu đoàn 93-Trung đoàn 261
Quỳnh Côi-Thái Bình.
9
3h41
22/12
Tiểu đoàn 57-Trung đoàn 261
Chợ Bến-Mỹ Đức -Hà Tây.
10
3h42
22/12
Tiểu đoàn 78-Trung đoàn 257
Thanh Miện-Hải Dương.
11
22h29
26/12
Tiểu đoàn 78-Trung đoàn 257
Đình Công-Hà Nội.
12
22h03
26/12
Tiểu đoàn 76-Trung đoàn 257
Tương Mai-Hà Nội
13
22h33
26/12
Tiểu đoàn 93-Trung đoàn 261
Đèo Khế-Thái Nguyên.
14
22h47
26/12
Tiểu đoàn 79-Trung đoàn 257
Sơn La
15
23h00
27/12
Tiểu đoàn 94-Trung đoàn 261
Quế Võ - Bắc Ninh
16
23h00
27/12
Tiểu đoàn 72-Trung đoàn 285
Hồ Hữu Tiệp - Ngọc Hà - Hà Nội.
Phụ lục 4
DANH SÁCH TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LLVT TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG 12 NGÀY ĐÊM THÁNG 12 NĂM 1972
I.TẬP THỂ:
1- Binh chủng Tên lửa.
2- Sư đoàn Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361).
3-Trung đoàn Tên lửa 261.
4-Trung đoàn Tên lửa 257.
5-Trung đoàn Ra đa 291.
6-Tiểu đoàn 77/Trung đoàn Tên lửa 257.
7- Đại đội 45 (nay là Trạm ra đa 45), Trung đoàn Rađa 293.
8-Đại đội 25 (nay là Trạm ra đa 25), Trung đoàn Rađa 295.
9-Đại đội 37 (nay là Trạm ra đa 37), Trung đoàn Rađa 293.
Riêng Thủ đô Hà Nội, với thành tích to lớn trong 2 cuộc kháng chiến và trong xây dựng hòa bình, đặc biệt là chiến công rực rỡ “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, nhân dịp kỷ niệm 990 năm ngày Vua Lý Thái Tổ rời đô về đất Thăng Long, Hà Nội đã được Đảng và Chính phủ phong tặng danh hiệu “Thủ đô anh hùng”. 
II. CÁ NHÂN: 
1- Đồng chí Nguyễn Văn Phiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn Tên lửa 261.
2- Đồng chí Phạm Tuân, Phi công lái máy bay Mig21.
3- Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, Phi công lái máy bay Mig21.

File đính kèm:

  • docDECUONG40NAM.doc
Bài giảng liên quan