Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Học kỳ II Lớp 7 Đề số 1

Trảlời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữcái trước câu trảlời

đúng.

* Đọc đoạn trích sau và trảlời câu hỏi từ1 đến 6:

“Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữthuần tuý phong độ,

ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữcủa Người phong phú, ý vị

nhưngôn ngữcủa người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví,

thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.”

(SGK Ngữvăn lớp 7, tập 2)

pdf3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Học kỳ II Lớp 7 Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 1
TRƯỜNG THCS VĂN LƯƠNG 
LONG ĐIỀN –BÀ RỊA VŨNG TÀU 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 
 Thời gian làm bài 90 phút 
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm). 
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời 
đúng. 
* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6: 
“Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, 
ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị 
như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, 
thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.” 
 (SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2) 
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào ? 
 A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt 
 C. Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc 
 D. Đức tính giản dị của Bác Hồ 
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? 
 A. Nghị luận 
 B. Tự sự 
 C. Miêu tả 
 D. Biểu cảm 
3. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ nào ? 
 A. Tương phản 
 B. Liệt kê 
C. Chơi chữ 
 D. Hoán dụ 
4. Thành phần trạng ngữ của câu: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, 
Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam.” là: 
 A. ngót ba mươi năm 
 B. bôn tẩu bốn phương trời 
 2
 C. ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời 
 D. tính tình của một người Việt Nam 
5. Dấu chấm phảy trong câu văn dưới đây dùng để làm gì ? 
“Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt 
Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú 
vị.” 
A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp 
B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp 
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn 
D. Chuẩn bị cho một nội dung bất ngờ tiếp theo 
6. Những câu sau đây, câu nào không thể chuyển thành câu bị động ? 
 A. Mọi người rất yêu quý Lan. 
 B. Loài hoa ấy đã quyến rũ bao nhiêu người. 
 C. Ngày mai, mẹ sẽ may xong chiếc áo này. 
 D. Lúc này, tôi rất muốn đi học. 
7. Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ? 
 A. Văn học dân gian 
 B. Văn học trung đại 
 C. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp 
 D. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ 
8. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ ? 
 A. Khoai đất lạ, mạ đất quen. 
 B. Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa. 
 C. Một nắng hai sương. 
 D. Tấc đất tấc vàng. 
9. Trong các từ dưới đây, từ nào không phải là từ Hán Việt ? 
 A. Phong phú 
 B. Ưa thích 
 C. Ngôn ngữ 
 D. Bôn tẩu 
10. Trong các từ sau, từ nào là từ láy ? 
 A. Tính tình 
 B. Thâm nhập 
 3
 C. Ngọt ngào 
 D. Ngôn ngữ 
11. Câu rút gọn: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đã lược bỏ thành phần nào ? 
 A. Chủ ngữ 
 B. Vị ngữ 
 C. Chủ ngữ và vị ngữ 
 D. Trạng ngữ 
12. Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết báo cáo ? 
 A. Em bị ốm không thể đi học được. 
 B. Em phải chuyển trường. 
 C. Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài. 
 D. Nhà trường cần biết kết quả chuyến đi tham quan của lớp em. 
II. Tự luận (7 điểm). 
Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kể trồng cây”. 

File đính kèm:

  • pdfII1 (4).pdf
Bài giảng liên quan