Đề tài Điều tra thực trạng việc sử dung phương pháp tự học môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6C Trường THCS Nguyễn Du

LỜI NÓI ĐẦU

 Xã hội loài người hiện nay luôn đổi mới và không ngừng phát triển về mọi mặt. Sự tiên tiến vượt bậc về kỹ thuật công nghệ và sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học, đòi hỏi phải đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự phát triển về giáo dục, trí tuệ của xã hội loài người nói chung và trình độ văn hóa nói riêng của thế hệ trẻ, để phù hợp với xã hội tiên tiến hiện nay. Nếu như ở những giai đoạn trước con người lấy kinh tế làm thước đo cho sự phát triển, thì xã hội hiện tại bây giờ con người coi trọng tri thức và lấy nó làm chuẩn mực cho sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà ngày nay mọi quốc gia trên thế giới đều thấy được tầm quan trọng của giáo dục, coi trọng giáo dục và chỉ có theo con đường giáo dục thì mới dẫn đến một tương lai tốt đẹp, con đường của sự văn minh hiện đại. Nhìn thấy được tầm quan trọng đó, Việt Nam cũng như mọi quốc gia khác đã chủ trương phát triển mạnh mẽ giáo dục – đào tạo, lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu. Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Như vậy, giáo dục – đào tạo đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội loài người. Trong giai đoạn hiện nay việc giáo dục thế hệ trẻ đang được nâng cao và phát triển đòi hỏi học sinh phải có trình độ học vấn cao,trang bị cho mình những kiến thức cơ bản vì tri thức đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong mỗi xã hội nếu có một nền tri thức vững vàng sẽ là nền tảng cho sự tiếp nối phát triển lên. Tri thức là tài sản vô giá, đúng như Lê Nin từng nói ” học nữa học mãi” .

 

doc28 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra thực trạng việc sử dung phương pháp tự học môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6C Trường THCS Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 trong sách giáo khoa,nên kiến thức không được khắc sâu.Bên cạnh đó về nhà các em không xem lại bài, học bài và chuẩn bị bài.Nếu với tình trạng như hiện nay mà các em vẫn không có phương pháp học môn Ngữ Văn thì có lẽ tương lai với sự phát triển của đất nước các em sẽ không có khả năng tự tin khi ra ngoài xã hội. Hiện nay môn Ngữ Văn cũng đang là môn chính trong thi cử .Vậy nên cần đưa ra những phương pháp hữu ích cho các em ngày càng có hứng thú với môn Ngữ Văn hơn.
-Nguyên nhân của thực trạng : 
+Nguyên nhân khách quan: Gia đình các em chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con mình.Xã hội ngày càng tiến bộ nên kéo theo các em thích học các môn tự nhiên hơn,không chú trọng vào môn xã hội.Phương tiện thông tin đại chúng các em tiếp xúc còn chậm.Các tài liệu liên quan đến môn học chưa được nhiều và chính xác.Chương trình học của các em còn nhiều,hầu như là các bài trừu tượng đòi hỏi phải có sự tư duy và hiểu biết nhiều.
 + Nguyên nhân chủ quan : Các em hầu như có tư tưởng không thích học môn Ngữ Văn, nên thường sao nhãng trong việc học, lười biếng không chịu học hỏi, đọc nhiều,chán học cho rằng học Ngữ Văn không có gì thú vị không có gì hay cả .Các em chưa có kĩ năng, kĩ xảo trong việc học tập môn này,nên kiến thức của các em không được nắm vững, không khắc sâu vào được bộ óc.Các em vẫn chưa xác định được phương pháp học sao cho có hiệu quả.Khả năng tư duy của một số em không được tốt so với các bạn. 
CHƯƠNG 3.Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng tự học môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 6C trường THCS Nguyễn DU.
 3.1.Giáo viên cần sáng tạo và linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học.
 Khi giảng dạy người giáo viên cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp thu được nhiều kiến thức, hiểu và bài.
3.2.Giáo dục phương pháp tự học cho học sinh thông qua việc tổ chức các câu lạc bộ Ngữ Văn học nghệ thuật.
 Người giáo viên cần có kế hoạch cụ thể để làm tăng sự hứng thú, đam mê cho các em học sinh đối với việc học tập môn Ngữ Văn.Mở các lớp học, lớp thi ,lớp bồi dưỡng thêm về Ngữ Văn cho học sinh ở những giờ ngoại khóa.Từ đó gúp cho mọi người và học sinh có thêm sự hiểu biết về đặc điểm của và sự quan trọng của môn Ngữ Văn .Để tăng sự hứng thú và tạo động lực cho các em sự ham học môn Ngữ Văn hơn.	
 3.3Kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để các em có phương pháp tự học đúng đắn và chính xác.
 Gia đình luôn là nền tảng của sự phát triển. Người giáo viên cần phải tìm hiểu về ga đình, hoàn cảnh, sức học của các em từ đó có thề có những hình thức dạy dỗ, uấn nắn, đề ra phương pháp học cho học sinh đúng đắn. Cha mẹ là người sinh thành nuôi nấng và sống cùng các em, rèn luyện, bảo ban và quản lí các em trong thời gian ở nhà. Nên người giáo viên cần phải linh hoạt và có biện pháp để giúp đỡ các em.Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến các em, kết hợp với nhà trường để giáo dục các em để các em phát triển hoàn thiện và có kết quả học tập cao.
 3.4.Tạo tâm lí thoải mái cho học sinh khi học môn Ngữ Văn:
 Trong mỗi giờ học người giáo viên không nên áp dụng quá máy móc theo giáo án, cần phải có sự mở rộng liên hệ với thực tế bên ngoài giúp các em tiếp thu bài sẽ có hiệu quả. Để giúp các em có thể vận dụng được các kiến thức đã chuẩn bị vào việc học bài mới, từ đó giúp các em thêm tinh thần học hỏi, tăng thêm tinh thần tự học ở các em.
PHẦN 3:NHỮNG KẾT LUẬN CHUNG
Kết luận chung .
 Sau 3 tuần thực sự sư phạm, được đứng lớp giảng dạy và đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp 6C trường THCS Nguyễn Du, chúng tôi đã tiến hành điều tra kết quả động cơ học tập môn Ngữ Văn của các em học sinh và đã thu được những kết quả như sau:
 + Nhìn chung các em thích học mônNgữ Văn.
 + Một số em chưa nhận thức đúng, chưa có sự hứng thú, đam mê, chưa phát huy được tinh thần ham học, tự mình học tập, tìm cho mình một phương pháp học tích cực.
 + Bên cạch các em có ý thức tốt,vẫn còn một số em có ý thức tự giác học tập chưa cao như trong giờ còn mất trật tự, chưa soạn bài, chưa làm bài tập và còn có hiện tượng không học bài cũ.
 + Các em vẫn còn những suy nghĩ sai lầm tiêu cực như cho là học Ngữ Văn vì coi đây không phải là môn học cần đầu tư thời gian và công sức nhiều , từ đó gây ra một tâm lí bắt buộc, gượng ép dẫn đến tư tưởng học để chống đối ở các em.
 Tuy nhiên, suy nghĩ của các em học sinh, các thầy cô đang từng bước thay đổi các phương pháp dạy và học nhằm giúp các em học sinh có sự đam mê đối với việc học tập môn Ngữ Văn của các em học sinh hơn. Ở lứa tuổi THCS, học sinh đang ở tuổi tò mò, thích khám phá những cái mới, cái nổi bật nên dễ bị xa ngã, đi lệch đường. Biểu hiện ở các hành vi như không nghe lời cha mẹ, thầy cô, sao nhãng việc học tập. Chúng ta cần có những biện pháp, tích cực nhẹ nhàng khuyên bảo các em, để cho các em thaays đâu được là cái đúng cái hay nên làm và đâu là cái xấu nên tránh. Các thầy cô và ban cán sự lớp có thể tổ chức buổi họp hội ý lớp bàn về phương pháp tự học sao cho có hiệu quả học tập cao, và ước mơ dự định của các em trong tương lai, phát động phong trào thi đua tích cực công việc tự học của các em, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhằm thu hút các em vào hoạt động bổ ích.
 Qua 3 tuần tiếp xúc và làm quen cùng làm việc với lớp và cô giáo chủ nhiệm lớp Lê Thị Minh Nga, bước đầu chúng tôi được hiểu biết nhiều kinh nghiệm trong quản lí điều hành giáo dục mọi hoạt động của lớp. Với sự cố gắng không mệt mỏi cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo chủ nhiệm lớp, chúng tôi đã biết được một số phương pháp học tập tự học có hiệu quả cho học sinh lớp 6C nói riêng và cho toàn thể học sinh trường THCS Nguyễn Du nói chung. Giáo dục các em để các em có kết quả học tập tốt, nề nếp ngoan, trở thành con ngoan trò giỏi của cha mẹ và thầy cô.
Qua tìm hiểu tôi biết được hầu hết lớp 6C đều có học lực khá giỏi vì các em đều là con em của những gia đình có điều kiện được gia đình quan tâm chăm sóc đến việc học của các em.
Loại hạnh kiểm học kì I như sau:
Hạnh kiểm :
 Tốt : 43/46 chiếm 92%
 Khá : 3/46 chiếm 8%
 Trung bình : 0/46 chiếm 0%
 Yếu : 0 /46 chiếm 0%
Nhìn chung lớp có chất lượng học tốt cụ thể là hạnh kiểm tốt chiếm 92% trong đó hạnh kiểm khá chiếm 8% trung bình chiếm 0% yếu 0% kết quả này do đa số các em đã có ý thức trong việc học tập và có sự quan tâm của nhà trường, gia đình và xã hội . Song cũng vẫn còn vài em có ý thức học kém.
PHẦN 4. PHỤ LỤC
 Bằng phương pháp điều tra chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 
 Phiếu dành cho giáo viên (5 phiếu)
1. Thầy cô đánh giá thế nào về việc tự học môn Ngữ Văn ?
 a. Quan trọng : 5/5 =100% 
 b. Bình thường : 0 
 c. Không quan trọng : 0 
2. Thầy cô có thường xuyên hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ Văn không ? 
 a. Thường xuyên : 5/5 = 100%
 b. Thỉnh thoảng : 0
 c. Không bao giờ : 0
 3. Thầy cô nhận thấy học sinh thường gặp những khó khăn gì khi tự học môn Ngữ Văn ?
 a. Chưa có định hướng chính xác : 3/5 = 67% 
 b. Thiết bị tư liệu chưa đủ : 0
 c.Chưa chủ động về thời gian : 5/5 = 100%
4.Thầy cô nhận thấy kết quả học môn Ngữ Văn của học sinh như thế nào?khi việc tư học được duy trì thường xuyên?
 a. Tốt : 3/5 = 67%
 b. Bình thường :2/5 = 33%
 c. Chưa tốt : 0
5.Thầy cô đã dùng biện pháp gì để các em tích cực hơn trong việc tự học môn Ngữ Văn ?
 a. Ra bài tập về nhà :5/5
 b.Yêu cầu đọc và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn :5/5
 c. Kiểm tra,hướng dẫn thường xuyên :5/5
6.khi việc tự học của các em trở thành thói quen thầy cô nhận thấy bài giảng của mình mang lại hiệu quả như thế nào?
 a.Rất tốt :5/5 = 100%
 b. Bình thường :0
 c. Không khả quan :0
7.số lượng học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Du tham gia như thế nào vào việc tư học mônNgữ Văn?
 a. Nhiều :5/5 = 100%
 b. Khá đông :0
 c. Ít : 0
8Theo thầy cô nên áp dụng việc tự học cho học sinh khi các em ở nơi nào?
 a.Trường ,lớp : 5/5
 b. Ở nhà :5/5
 c. Nơi công cộng : 5/5
phiếu dành cho học sinh (46 phiếu) 
 1. Em có thích học môn Ngữ Văn không ?
 a. Rất thích : 36/46 
 b. Bình thường : 10/46 
 c. Không thích : 0/46 
 2. Em học môn Ngữ Văn bằng cách nào?
 a. Đọc sách tham khảo : 40/46 
 b. Trên internet : 30/46 
 c. Tự làm bài tập : 15/46 
 d. Trao đổi cùng bạn bè	 : 13/45 
 e. Các hình thức khác : 3/45 
 3. Em thường gặp khó khăn gì trong việc học môn Ngữ Văn?
 a.Không biết hướng tìm hiểu : 0/46 
 b. Nhiều bài tập quá khó : 12/46
 c. Không có phương tiện tìm hiểu : 0 /46 
 4. Em duy trì việc tự học môn Ngữ Văn như thế nào?
 a. Thỉnh thoảng : 0/46
 b. Cách 1 ngày thì lại thực hiện : 0/46 
 c. Đều đặn : 46/46 
 5. Em thấy học mônNgữ Văn có khó không? 
 a. Rất khó : 20/46 
 b . Bình thường : 26/46 
 c. Dễ : 0/46 
6. Trong giờ học Ngữ Văn em có hăng hái phát biểu xây dựng bài không ?
 a. Rất tích cực : 30/46 
 b. Bình thường : 16/46 
 c. Không : 0/46
 7. Em thấy học môn Ngữ Văn có khó không?
 a.Rất khó : 0/46
 b.Bình thường : 20/46
 c.Dễ :26/46
 8. Một ngày em dành khoảng bao nhiêu thời gian tự học môn Ngữ Văn
 a.1 tiếng : 0/46
 b.2 tiếng : 10/46 
 c.Từ 3 tiếng trở lên : 36/46 
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ chủ nhiệm lớp 6C trường THCS Nguyễn Du
2. Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6 . 
3. Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 6.
4. Sách học tốt Ngữ Văn lớp 6.
5. Sách thiết kế Ngữ Văn lớp 6.
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐầU
PHẦN 1: NHỮNG VấN ĐỀ CHUNG 
1.Tính cấp thiết của đề tài.
2.Mục dích nghiên cứu.
3.Khác thể và đối tượng nghiên cứu.
4.Giả thuyết khoa học.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu.
6.Phương pháp nghiên cứu.
PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương 2 : Thực trạng về phương pháp tự học môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6C trường THCS Nguyễn Du.
 2.1: Đặc điểm trường THCS Nguyễn Du.
 2.2 : Thực trạng về việc sử dụng phương pháp tự học môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6C trường THCS Nguyễn Du.
 2.3: Nguyên nhân của thực trạng : Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. 
 Chương 3 : Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng tự học môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 6C trường THCS Nguyễn Du.
 KẾT LUẬN CHUNG 
 PHẦN 4: PHỤ LỤC 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • docđề tài nghiên cứu khoa học lớp 6c.doc