Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ninh Giang
Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội.
Thời kỳ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tiếp thu được những thành tựu to lớn. Chúng ta đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đưa sản lượng lương thực, thực phẩm của nước ta không ngừng tăng trưởng. Từ chỗ là nước thiếu lương thực đến nay chúng ta đã trở thành một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực. Có được kết quả đó là có sự đóng góp đáng kể của kinh tế hộ gia đình. Thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế hộ sản xuất trong đó trọng tâm là hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Từ định hướng và chính sách về phát triển kinh tế hộ sản xuất đã giúp cho ngành Ngân hàng nói chung, Ngân hàng nông nghiệp nói riêng thí điểm, mở rộng và từng bước hoàn thiện cơ chế cho vay kinh tế hộ sản xuất. Trong quá trình đầu tư vốn đã khẳng định được hiệu quả của đồng vốn cho vay và khả năng quản lý, sử dụng vốn của các hộ gia đình cho sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và hoàn trả được vốn cho Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong cơ chế chính sách, hành lang pháp lý và những tác động của cơ chế thị trường, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn để đáp ứng đầy đủ kịp thời có hiệu quả nhu cầu về vốn cho hộ sản xuất phát triển kinh tế.
Huyện Ninh Giang là một huyện nông nghiệp, có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã thu được những thành tựu to lớn góp phần vào sự tăng trưởng chung của Tỉnh cũng như cả nước. Thực hiện mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII đề ra: "Phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện vững chắc, tận dụng lợi thế địa phương, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống."
tạo điều kiện cho Ngân hàng và khách hàng. Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam có hướng dẫn cụ thể qui trình thủ tục cho vay các đối tượng đặc thù như xây dựng cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường học, trạm y tế; Kiên cố hoá kênh mương nội đồng; cho vay góp vốn cổ phần để các NHNo cơ sở thực hiện thống nhất, để có thể mở rộng tín dụng đối với các đối tượng này. Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu có chế độ ưu đãi cho đội ngũ cán bộ tín dụng ở địa bàn nông thôn như về chế độ công tác phí thoả đáng theo hướng khuyến khích cán bộ làm nhiều, làm tốt dựa vào khả năng kết quả tài chính của các chi nhánh; cán bộ tín dụng cần được hưởng chế độ làm việc ngoài trời (độc hại) như đối với nhân viên kho quỹ, mua bảo hiểm thân thể cho CBTD... các chế độ ưu đãi về thu nhập để khuyến khích cán bộ tín dụng tận dụng thời gian bám sát địa bàn thẩm định đầu tư vốn phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình. Phải có chủ trương đào tạo cán bộ Ngân hàng mà trước mắt là cán bộ tín dụng, giỏi về nghiệp vụ Ngân hàng nhưng phải am hiểu về các nghiệp vụ kinh tế chuyên ngành, có như vậy cán bộ tín dụng mới đủ khả năng phát hiện, hướng dẫn và thẩm định dự án đạt kết quả, đánh giá đúng hiệu quả kinh tế của dự án, am hiểu kỹ thuật, nắm vững các định mức kinh tế kỹ thuật thì mới giám sát khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và mới an toàn vốn cho vay. 3.2.2.2 Những kiến nghị đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương : - Đối với cấp uỷ chính quyền cấp Tỉnh và cấp Huyện. Chỉ đạo các ngành chức năng đẩy nhanh việc khảo sát, quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá: Cây, con, ngành nghề, vùng kinh doanh tổng hợp....... và có đầu ra ổn định để trên cơ sở đó ngân hàng nắm bắt được nhu cầu vay vốn của khách hàng chủ động đầu tư. Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, phải kiểm tra, giám sát kinh doanh, xác định mức vốn đăng ký phù hợp với quy mô kinh doanh của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của khách hàng. Nếu khách hàng sản xuất kinh doanh không đúng ngành nghề như trong giấy phép kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép. Có như vậy mới buộc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro đạo đức do khách hàng gây ra. Chỉ đạo các ngành khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm thú y, giống cây trồng tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật trong việc trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác nhằm không ngừng đẩy mạnh việc tăng năng suất, chất lượng, hạn giá thành sản phẩm. Giúp cho các hộ nông dân có đủ kiến thức để nhận đồng vốn vay sử dụng đem lại có hiệu quả. Các cấp uỷ chính quyền tạo điều kiện tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong Tỉnh, chủ yếu là thị trường hàng nông sản, hàng đặc sản khác. Có được thị trường tiêu thụ vững chắc thì mới kích thích các hộ gia đình yên tâm bỏ vốn đầu tư khai thác các tiềm năng, thu hút lao động, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và cũng là điều kiện để mở rộng đầu tư của Ngân hàng. Chỉ đạo ngành địa chính hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình được dùng quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn Ngân hàng theo luật định. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Chi cục Thống kê hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận hộ kinh tế trang trại để tạo điều kiện cho các chủ trang trại được hưởng ưu đãi tín dụng theo qui định 69 của Chính Phủ. Hoàn thành việc sắp xếp lại các Doanh nghiệp, Hợp tác xã tạo điều kiện để các Doanh nghiệp và Hợp tác xã này hoạt động ổn định, có hiệu quả đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng. Nghiên cứu và khảo sát quĩ bảo hiểm tương trợ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp và ngành nghề ở nông thôn. Chỉ đạo các ngành nội chính tăng cường công tác điều tra, phát hiện xử lý nghiêm minh những ổ nhóm: Tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, số đề, rượu chè, nghiện hút ma tuý... Đồng thời kết hợp các đoàn thể chính trị xã hội trong khối măt trận phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội làm trong sạch môi trường kinh doanh. - Đối với chính quyền các xã : Xác nhận đúng thực tế, đúng đối tượng, đủ điều kiện cụ thể đối với từng hộ xin vay vốn Ngân hàng. Tham gia cùng với Ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn. Giám sát và quản lý tài sản thế chấp. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới cho các hộ nông dân. Quy hoạch các vùng và hướng dẫn chỉ đạo các hộ gia đình lập các phương án, dự án đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Chỉ đạo các Hội kết hợp chặt chẽ hơn nữa với Ngân hàng trong việc cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi của các hộ vay. 3.2.2.3 Những kiến nghị, đề xuất đối với hộ sản xuất Các hộ gia đình phải có ý thức trong việc chủ động xây dựng phương án, dự án sản xuất kinh doanh trên cơ sở những khả năng, tiềm năng sẵn có của mình. Cung cấp đầy đủ, đúng các thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của mình để Ngân hàng xem xét, tư vấn cho khách hàng và xác định mức vốn đầu tư hợp lý phù hợp với năng lực quản lý của từng hộ. Phải có ý thức tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm của những người xung quanh. Tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao công nghệ để học tập và tích luỹ kinh nghiệm, tích luỹ những kiến thức khoa học kỹ thuật về những đối tượng mà mình sắp đầu tư trước khi vay vốn Ngân hàng để đầu tư. Có như vậy mới có đủ khả năng quản lý còn sử dụng vốn phát huy hiệu quả. -Quá trình sản xuất và tiêu dùng phải có kế hoạch tiết kiệm để tích luỹ vốn thực hiện vốn tự có tối thiểu phải tham gia đủ tỷ lệ quy định, vốn vay Ngân hàng chỉ là vốn bổ sung Chấp hành nghiêm túc các quy định, điều kiện, thể lệ tín dụng của Ngân hàng.Có ý thức trách nhiệm trong quá trình quản lý và sử dụng vốn vay, sòng phẳng trong quan hệ tín dụng. Không mắc các tệ nạn xã hội. Kết luận Hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong thời gian qua hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ninh Giang đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các vùng cây đặc sản, tăng giá trị sản xuất từ các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khôi phục các làng nghề truyền thống nhất là nghề thủ công, mỹ nghệ được mở ra các vùng trong Tỉnh. Hạn chế tình trạng xuất bán nguyên liệu, tăng được giá trị sản phẩm hàng hoá, tạo việc làm cho phần lớn số lao động trong thời gian nông nhàn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách ổn định. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2004 và những năm sau đòi hỏi phải có sự phấn đấu nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành. Trong đó Ngân hàng cần phải tìm biện pháp mở rộng tín dụng và năng cao chất lượng tín dụng trong cho vay kinh tế hộ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế huyện Ninh Giang phát triển. Tuy nhiên muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cùng các ngành, các cấp, giải quyết các ách tắc khó khăn trong phạm vi ngành mình, cấp mình. Tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng về môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý. Nhưng nếu chỉ có sự cố gắng của các cấp, các ngành không thì chưa đủ mà phải có sự cố gắng của bản thân các hộ gia đình vì đây là nơi trực tiếp đưa đồng vốn vào sản xuất, kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của mình trong quan hệ tín dụng. Với các giải pháp đó được kết hợp đồng bộ thì chắc chắn việc đầu tư kinh tế hộ sẽ được mở rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng sẵn có, tạo việc làm cho người lao động, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy việc mở rộng và nâng cao chất lượng đầu tư tín dụng nói chung và kinh tế hộ nói riêng là điều hết sức cần thiết đối với NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT huyện Ninh Giang nói riêng. Với kiến thức nhận được từ các thầy cô giáo và thực tế công tác tại địa phương em đã viết " Giải bpháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Ninh Giang". Khoá luận được hoàn thành với sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, các cô giáo. Đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của TS: Tô Ngọc Hưng - P. Giám Đốc Học viện Ngân hàng - Hà Nội. Sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị là cán bộ của NHNo&PTNT huyện Ninh Giang . Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ cao quý đó. Tài liệu tham khảo Báo cáo chính trị đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII. Các chương trình, đề án thực hiện nghị quyết ĐHĐB tỉnh Hải Dương lần thứ XIII. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương năm 2000,2001,2002. Báo cáo chuyên đề tín dụng năm 2002 của NHNo Việt Nam. Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân hàng - Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng năm 1998. Các văn bản của NHNN Việt Nam: 1627/2001/QĐ-NHNN; 06/2000/TT/NHNN1 Quyết định 67/1999/QĐTTg của Thủ tướng chính phủ; Nghị định 178/1999/NĐ-CP. Quyết định 72/QĐ-HĐQT của NHNo Việt Nam. Tài liệu tín dụng Ngân hàng của tiến sỹ Hồ Diệu - năm 2000. Tập san Ngân hàng năm 2000-2001-2002 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Đơn vị : Chức vụ : Nhận xét khoá luận tốt nghiệp của Sinh viên : Phạm Thanh Trang Lớp : TC2K6 Khoa: Tài Chính Ngân Hàng Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ninh giang Điểm : - Bằng số - Bằng chữ Người nhận xét (Ký tên) Nhận xét của giáo viên phản biện Họ và tên giáo viên phản biện Chức vụ : Nhận xét khoá luận tốt nghiệp của học viên : Phạm Thanh Trang Lớp : TC2 K6 Khoa: Tài Chính Ngân Hàng Đề tài: tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương - Thực trạng và giải pháp Điểm : - Bằng số - Bằng chữ Người nhận xét
File đính kèm:
- bai 9.doc