Đề tài Giải pháp phát triển sức bền chung cho học sinh khối 10
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ đòi hỏi ở thế hệ trẻ giác ngộ lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức mà còn ở kiến thức phổ thông cơ bản hiện đại. Căn cứ vào nghị quyết số 40/2001QĐ 10 ngày 9/12/2002 của Quốc hội về đổi mới chương trìng giáo dục phổ thông đã chỉ rõ “mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”.
- Căn cứ vào nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo, tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục và củng cố những yếu kém và xây dựng hệ thống giáo dục trong thời kì đổi mới.
- Căn cứ vào mục đích giáo dục toàn diện từ ngành học mầm non cho đến các trường cao đẳng đại học. Công tác phổ cập tiểu học – THCS – THPT được thực hiện một cách triệt để cả ở vùng sâu vùng xa.
- Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo con người mới trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện (Đức – Trí – Thể – Mỹ) để đạt kết quả cao trong ngành giáo dục và đào tạo.
ú cho học sinh tập luyện. Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nêu những sai lầm thường mắc và cách sửa sai sau đó cho học sinh giãn hàng cự ly mỗi học sinh cách nhau 1 sải tay đứng so le nhau thực hiện nốt khối lượng vận động mà tiết học đã đưa ra. * Ví dụ 2: Bài tập Phát triển sức mạnh bền của cơ: (Bài tập ngoại khoá) - cơ lưng. - cơ bụng. - Bài tập 2 người: Mục đích tác dụng: Khi đưa ra các bài tập phát triển các tố chất sức bền chung cho học sinh thực hiện giáo viên phải hiểu rõ: khi xem mệt mỏi từ góc độ tác động đến từng bộ phận hay toàn bộ các hệ thống chức năng của cơ thể, những hoạt động được thực hiện bởi một bộ phận cơ thể trong đó không quá 1/3 số lượng cơ tham gia gây nên mệt mỏi cục bộ, còn những hoạt động mà hầu như toàn bộ các nhóm cơ tham gia (2/3) gây nên mệt mỏi chung tác động đến hầu hết các chức năng cơ bản của cơ thể. Chính vì vậy muốn học sinh phát triển sức bền chung cần đưa ra các bài tập phát triển sức mạnh bền của các nhóm cơ tham gia vận động trong đó các nhóm cơ như cơ lưng, cơ bụng rất quan trọng khi thực hiện các bài tập có cường độ lớn trong thời gian kéo dài. * Kĩ thuật động tác: Bài tập phát triển sức mạnh bền cơ bụng Một học sinh ngồi lên chân của một học sinh nằm ngửa, duỗi thẳng chân, thân trên đồng thời hai tay chắp sau gáy. Dùng sức của cơ bụng nâng thân trên lên thẳng rồi gập sâu về phía chân rồi từ từ hạ thân trên xuống vị trí ban đầu cứ như vậy động tác được lặp đi lặp lại hết số lần mà bài tập đưa ra. Giáo viên thị phạm động tác và phân tich kĩ thuật động tác học sinh quan sát lắng nghe. Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh từng cặp thực hiện đồng loạt theo nhịp hô của giáo viên hoặc lớp trưởng. Đội hình tập luyện bài tập: XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX XX Ghi chú: XX: Chỉ 1 cặp học sinh ; Chỉ giáo viên Học sinh thực hiện bài tập luân phiên nhau. Bài tập thực hiện 3 lần, mỗt lần học sinh thực hiện 15 lượt sau đó đổi cho học sinh đang ngồi giữ chân thực hiện động tác đó với số lần, lượt tương ứng. Thời gian ngồi giữ chân là thời gian nghỉ của mỗi lần thực hiện. Khi học sinh thực hiện xong lần thứ nhất bài tập giáo viên cho học sinh tập chung lớp thành 4 hàng ngang cự ly giãn cách hẹp 2 hang đâu ngồi 2 hàng sau đứng gọi 1 - 2 cặp học sinh có kĩ thuật không tốt lên thực hiện bài tập cho cả lớp quan sát và tự rút kinh nghiệm. Giáo viên phân tích và chỉ ra sai lầm thường mắc khi thực hiện bài tập và cách sửa sai cho học sinh lắng nghe. Giáo viên gọi 1 - 2 cặp học sinh thực hiện kĩ thuật bài tập tốt lên thực hiện cho cả lớp quan sát và cho học sinh tư đánh giá nhận xét. Đội hình củng cố bài: X x x x x x x x x x x X x x x x x x x x x x X x x x x x x x x x x X x x x x x x x x x x XX Ghi chú: X: Chỉ học sinh ngồi XX: Chỉ học sinh thực hiện X: Chỉ học sinh đứng : Chỉ giáo viên * Kĩ thuật động tác: Bài tập phát triển sức mạnh bền cơ lưng (Tương tự như kĩ thuật động tác của bài tập phát triển sức bền cơ bụng nhưng người thực hiện nằm sấp dùng cơ lưng nâng cơ thể lên trên số lần lượt thực hiện như nhau). C: Kết luận và kiến nghị I. Kết luận: - Qua thực tế giảng dạy môn thể dục chương trình lớp 10 từ năm học 2007 - 2008 cho đến nay, quá trình tìm hiểu, học tập một số giải pháp giảng dạy của giáo viên trong tổ và thông qua quá trình học tập và công tác như: Với những kinh nghiệm được đúc rút quá trình học tập, rèn luyện, công tác rút kinh nghiệm qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn, qua giờ dự, các tài liệu tham khảo… và quá trình đánh giá rút kinh nghiệm thực tế tại môi trường sư phạm tôi thấy việc áp dụng một số giải pháp phát triển sức bền chung cho học sinh khối 10 đã có những kết quả cụ thể sau: + Hầu hết các em đều hoàn thành tốt những mục tiêu giờ học đặt ra. Học sinh đã hăng hái tập luyện cho đến hết giờ học, không còn tình trạng học sinh tập với vẻ uể oải, rời rạc. Hơn nữa khi kết thúc giờ học thể dục đến các giờ học môn khác học sinh không còn cảm giác uể oải, mệt mỏi và hạn chế việc ảnh hưởng đến nhận thức và tiếp thu kiến thức vì giờ học thể dục nữa. + Việc lồng ghép giảng dạy các bài tập phát triển các tố chất thể lực (sức bền chung) nhằm làm tăng cường khối lượng vận động và cường độ vận động để từ đó các em hình thành thói quen tự giác, nghiêm túc tích cực trong các giờ học chính khoá cũng như các buổi tập ngoại khoá. + Thu hút và sử dụng tối đa tính tích cực của học sinh thông qua các tiết học và lấy học sinh làm trọng tâm là người thực hiện trong các tiết học còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn lên kế hoạch và giao bài tập để học sinh thực hiện và tập luyện. + Nhờ có các bài tập phát triển các tố chất thể lực (sức bền chung), nâng cao thành tích TT cá nhân mà học sinh còn có thể phát huy được rộng rãi trong các buổi tập ngoại khoá các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong thực tế sinh hoạt và trong học tập. Kết quả: Thể chất của học sinh tăng lên rõ rệt, xuất hiện nhiều học sinh có năng lực hoạt động TDTT và thành tích thể thao cá nhân càng được nâng dần lên một tầm cao mới. Phần đa chất lượng học sinh được đánh giá qua kết quả học lực môn Thể dục đạt Khá - Giỏi. Mặt khác học sinh đã đạt nhưng thành tích cao trong các hoạt động TDTT chung của nhà trường, của huyện tương lai của tỉnh cũng sẽ đạt những thành tích cao. * Kết quả qua từng năm học như sau: - Năm học 2007 - 2008 + Học sinh khá giỏi: 60% + Học sinh TB: 30%. + Học sinh yếu: 10% - Năm học 2008 - 2009 + Học sinh khá giỏi: 65% + Học sinh TB: 28%. + Học sinh yếu: 7% ii. Kiến nghị và đề xuất: Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Thể dục đối với đối tượng học sinh trường THPT Mù Cang Chải tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến đóng góp cụ thể như sau: 1. Đối với nhà trường: - Tạo điều kiên tốt nhất về trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh đối với bộ môn Thể dục. Đặc biệt là tài liệu tham khảo để giáo viên giảng dạy có điều kiện nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động ngoài giờ lên lớp để các em có nhiều cơ hội học tập trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt là bộ môn Thể dục giúp các em trong lớp, học sinh trong nhà trường thông cảm hoà đồng và hiểu nhau hơn, đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau cung nhau vươn lên trong học tập. 2. Đối với giáo viên: - Tiến hành kiểm tra định kì đối với học sinh để đánh giá mức độ phát triển thể chất của các em để qua đó giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng, kế hoạch giảng dạy kịp thời, chính xác và khoa học. - Thường xuyên tự nghiên cứu các tài liệu tham khảo liên quan, tham gia đầy đủ cá lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về kĩ năng sư phạm để từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp với đối tượng học sinh. 3. Đối với học sinh: - Cần trang bị cho mình trang phục, dụng cụ tập luyện như: Quần. áo, dầy để phù hợp với nội dung môn học. - Xây dựng được kế hoạch tập luyện TDTT cá nhân khoa học chính xác phù hợp với khả năng của bản thân để từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là thể thao thành tích cao. - Tích cực tự giác trong các buổi học chính khoá cũng như ngoại khoá để nâng cao sức khoẻ và khả năng hoạt động TDTT. Mặt khác thường xuyên theo dõi các thông tin về hoạt động TDTT qua thông tin tuyên truyền như: Báo, Đài, Truyền hình… Xác nhận của tổ chuyên môn: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............................................................................................................................................................................................................................................................. Xác Nhận của nhà trường: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo viên Thể dục 10 2. Sách giáo viên Thể dục 11 3. Sách giáo viên Thể dục 12 4. Y học thể dục thể thao 5. Trò chơi vận động và vui chơi giải trí 6. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học
File đính kèm:
- SKKN TDuc.doc