Đề tài Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP Bank

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Ở nước ta trước đây, việc phát triển các DNV&N cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghịêp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số và chất lượng.

Trong điều kiện của những bước đi ban đầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có thể khẳng định việc đẩy mạnh phát triển DNV&N là bước đi hợp quy luật đối với nước ta. DNV&N là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế đặc biệt là những nguồn tiềm tàng sẵn có ở mỗi người, mỗi miền đất nước. Các DNV&N ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến đó là: Tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm - hạn chế lạm pháp.

Nhưng để thúc đẩy phát triển DNV&N ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất, làm tiền đề cho các khó khăn nhất đó là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Vậy doanh nghiệp này phải tìm vốn ở đâu trong điều kiện thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển và bản thân các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này một các hợp lý. Vì vậy phải giải quyết khó khăn về vốn cho các DNV&N đã và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng phải quan tâm giải quyết.

Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển DNV&N còn rất hạn chế vì các DNV&N khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng nhằm phát triển DNV&N đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các DNV&N hiện nay, sau một thời gian thực tập tại VP Bank (Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ) em đã chọn đề tài : “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank”

 

doc82 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP Bank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
, có tính khả thi.
Phương án khả thi là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn, hiệu quả.
Thứ ba: Đổi mới thiết bị công nghệ.
Do hạn chế về quy mô và nguồn tài chính nên đối với DNV&N vấn đề trước mắt chưa phải là công nghệ hiện đại mà phải chọn công nghệ phù hợp, công nghệ đa dụng xuất phát từ nhu cầu thị trường về sản phẩm để lựa chọn công nghệ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phải quan tâm cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực trong công nghệ hiện có. Các doanh nghiệp cần có chương trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực.
Thứ tư: Coi trọng phát triển nguồn nhân lực
Như đã đưa ra ở chương I, nguồn nhân lực của DNV&N kể cả lao động và chủ doanh nghiệp phần lớn là chưa được đào tạo một cách cơ bản, chủ yếu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như học sinh, bộ đội xuất ngũ, cán bộ về hưu, lao động dư dôi trong các doanh nghiệp Nhà nước... Nên họ còn bị hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật và quản lý. Về lâu dài, cần trên cơ sở chiến lược phát triển, cơ cấu ngành nghề mà xây dựng chính sách đào tạo nhân lực.
Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, cần thực hiện chính sách xã hội hoá công tác dạy nghề, có công, có tư. Nhà nước thống nhất quản lý tiêu chuẩn đào tạo, các DNV&N phải bỏ chi phí đào tạo nguồn nhân lực của mình. Đồng thời doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua các chương trình dự án.
Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng và cấp bách đối với DNV&N là vấn đề hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đó sẽ là cơ hội vừa là thách thức đối với các DNV&N. Vì vậy các DNV&N cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế, khai thác thị trường phù hợp. Cuối cùng là doanh nghiệp phải tự đánh giá nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, lo cho mình trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước.
kết luận
DNV&N có vai trò quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Vì thế việc phát triển tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp này là chiến lược cho các ngân hàng thương mại nói chung và của VP Bank nói riêng. Thấy được điều này VP Bank đã có nhiều chú ý đến các doanh nghiệp này. Tuy nhiên trong thực tế mối quan hệ của VP Bank với các DNV&N còn nhiều bất cập, nhiều khi chưa tìm được tiếng nói chung. Vì thế việc tìm ra các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển các DNV&N tại VP Bank là một vấn đề vô cùng cần thiết. Với mong muốn đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu trên luận văn đã hoàn thành nội dung cơ bản sau:
 Khái quát vấn đề lý luận chung về DNV&N và tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Vai trò của ngân hàng trong việc phát triển DNV&N.
Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước trong việc hỗ trợ vốn tín dụng cho DNV&N để rút ra bà học cho Việt Nam 
Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của VP Bank đối với các DNV&N trong mấy năm gần đây từ đó nêu ra những mặt còn tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân của tồn tại đó 
Mạnh dạn đề suất một số giải pháp trực tiếp, gián tiếp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng phát triển DNV&N. Đồng thời bản luận văn cũng nêu ra một số kiến nghị với Chính phủ, VP Bank nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn nữa.
 Tuy nhiên việc phát triển DNV&N hiệu quả đầu tư tín dụng cho DNV&N là một vấn đề lớn, cần có hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện đồng bộ. Do đó trong bản luận văn này, em chỉ mong muốn đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp phát triển các DNV&N. Để giải pháp được thực thi và phát huy tác dụng thì cần có sự nỗ lực từ bản thân các DNV&N, có sự quan tâm phối hợp hỗ trợ của Chính phủ và các NHTM cũng như các cấp, các ngành có liên quan. 
Do hiểu biết bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên bản khoá luận không thể tránh khỏi một số khiếm khuyết, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như bạn đọc quan tâm đến đề tài để bản khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
Tín dụng ngân hàng ( Học viện ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê )
Chính sách hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam - PGS, PTS Nguyễn Cúc; PGS, PTS Hồ Văn Vĩnh.
Nghệ thuật điều hành DNV&N -Phương Hà - NXB thành phố Hồ Chí Minh 1976.
Ngân hàng với việc hỗ trợ phát triển DNV&N - PTS Dương Thu Hương
Giải pháp phát triển DNV&N ở Việt Nam (Nhà xuất bản chính trị quốc gia - GS, TS Nguyễn Đình Hương)
Tạo việc làm bằng các chính sách phát triển DNV&N ( Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - TS Phạm Thị Thu Hằng)
Cẩm nang giao dịch VP Bank - Nhà xuất bản xã hội)
Cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với DNV&N, (Ngân hàng thế giới -số 58, phần công nghiệp - Tài chính)
Báo cáo thường niên 2002 (VP Bank)
Báo cáo thường niên ngân hàng Nhà nước 1999
Bản tin VP Bank - số 12/2002, số 2/2003
Tín dụng ngân hàng đối với các DNV&N ở Việt Nam (Thị trường tiền tệ 12/ 1999 - Hà Huy Hùng ).
Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ( Phát triển kinh tế số 126 - TS Nguyễn Đăc Hưng)
Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và sự hỗ trợ tín dụng cho các DNV&N ở Việt Nam (Tạp chí ngân hàng tháng 12 năm 2002 - GS ,TS Dương Thị Bình Minh, TS Vũ Thị Minh Hằng)
Tăng cường tiếp cận tài chính chính thức của các DNV&N (Tạp chí ngân hàng số 4 - 2003 - Mai Hương)
Nguồn vốn cho các DNV&N ở Việt Nam (Tạp chí ngân hàng số 1+ 2- 2000 - TS Lê Hoàng Nga)
Chính sách phát triển DNV&N tại Hà Lan, Đức và Italia (Nghiên cứu kinh tế số 265 - Báo cáo khảo sát của Tổ nghiên cứu ba nước này)
Phát triển DNV&N ở Việt Nam - Những khó khăn cần được tháo gỡ (Tạp chí chứng khoán Việt Nam - số 11/2001 - Vũ Bá Định)
Về thể chế, chính sách phát triển DNV&N ( Nghiên cứu kinh tế số 268- Vũ Quốc Tuấn)
Sự phát triển của châu á và những vấn đề cơ bản của các DNV&N (Nghiên cứu kinh tế số 250- Tasuku Noguchi) 
Phát triển DNV&N ở Việt Nam (Chứng khoán Việt Nam - số 4/2002 Lê Minh Toàn)
Phát triển DNV&N trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam (Nghiên cứu kinh tế số 284 - Vũ Bá Phượng)
Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân(Tạp chí ngân hàng số 3/2003 - Nguyễn Đức Chính)
Thực trạng và giải pháp về vốn cho DNV&N trên địa bàn Hà Nội (Tạp chí ngân hàng số 1+2/ 2003- Trịnh Thị Ngọc Lan)
Tăng cường quản lý vốn vay để nâng cao hiệu quả tín dụng DNV&N (Tạp chí ngân hàng số 3/2001- Bùi Thanh Quang)
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong khoá luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội tháng 4 năm 2004
Tác giả khoá luận
Tô Duy Chu
Lời cảm ơn
Em xin gửi lời biết ơn chân thành tới thầy giáo Th.S. Lê Hồng Phong. Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy em đã có được những kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội dung của đề tài, từ đó em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tình cảm và sự truyền thụ kiến thức của các thầy cô giáo khoa Tiền tệ – Thị trường vốn, Trường Học viện ngân hàng trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu.
Trong thời gian thực tập hơn hai tháng tại VP Bank, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo ngân hàng, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị phòng Tín dụng. Chính sự giúp đỡ đó đã giúp em nắm bắt được những kiến thức thực tế về các nghiệp vụ ngân hàng và công tác tín dụng. Những kiến thức thực tế này sẽ là hành trang ban đầu cho qúa trình công tác, làm việc của em sau này. Vì vậy, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo ngân hàng, tới toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng về sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong thời gian thực tập vừa qua. Qua đây, em xin kính chúc ngân hàng VP Bank ngày càng phát triển, kính chúc các cô chú, các anh chị luôn thành đạt trên các cương vị công tác của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2003
Các ký hiệu viết tắt
VP Bank: Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh Việt Nam
DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
HTX : Hợp tác xã
NHTM: Ngân hàng thương mại 
TCTD: Tổ chức tín dụng
NHNN: Ngân hàng nhà nước
Danh mục bảng biểu
STT
Mục
Tên bảng 
Trang
1
1.2.1.1.1
Tiêu thức xác định DNV&N ở một số vùng và lãnh thổ
2
1.2.1.2
Tỉ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các DNV&N ở một sô nước và vùng lãnh thổ Châu á
3
2.1
Tình hình DNV&N ở Việt Nam
4
2.2.4
Kết quả kinh doanh của VP Bank
5
2.2.4.1
Tình hình huy động vốn của VP Bank
6
2.2.4.2
Tình hình hoạt động vho vay của VP Bank
7
2.2..4.2
Chỉ tiêu hoạt động tín dụng
8
2.3.1.1
Cơ cấu DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank chia theo loại hình doanh nghiệp
9
2.3.1.1
Cơ cấu DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank chia theo ngành kinh tế
10
2.3.2.1
Tình hình vay vốn của các DNV&N tại VP Bank
11
2.3.2.2.1
Diễn biến dư nợ đối với DNV&N tại VP Bank
12
2.3.2.3
Doanh số cho vay – thu nợ đối với DNV&N tại 
VP Bank
Tên biểu đồ
13
2.3.2.2.1
Tình hình dư nợ đối với DNV&N theo thành phần kinh tế
14
2.3.2.2.2
Tình hình dư nợ đối với VP Bank Theo thời hạn
15
2.3.2.3
Quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với VP Bank
Mục lục

File đính kèm:

  • docBAI 4.doc
Bài giảng liên quan