Đề tài Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNHNhóm thực hiệnNguyễn Thị Bích ThủyTrương Duy Trường PhongNguyễn Thị Bích QuyênTrương Chí ThànhNguyễn Trọng ToànĐoàn Vương VũNguyễn Quốc HiếnHIỆU ỨNG NHÀ KÍNH LÀ GÌ?Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.Nguyên nhân gây nên: Khí nhà kính bao gồm carbon dioxide, methane, hơi nước và nitrous oxide,CFCs. Nó có tác dụng như một cái mền giữ hơi ấm, hiện đang bao trùm Trái Đất cho nhiệt độ địa cầu ngày một gia tăng. Có 2 nguyên nhân chính làm cho nồng độ các khí nhà kính tăng lên trong không khí: + Nhân tố tự nhiên: - Hoạt động của núi lửa - Hoạt động chiếu sáng của Mặt Trời - Sự hình thành và biến mất của băng hà + Nhân tố con người: - Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp - Sự tác động của con người lên hệ sinh thái - Sử dụng nguyên liệu hóa thạch quá mức - Hoạt động sinh hoạt của con người, đặc biệt là việc sử dụng các máy làm lạnh - Hoạt động giao thông vận tải - Hoạt động sản xuất nông nghiệpCác loại hiệu ứng nhà kính: Hiệu ứng nhà kính khí quyển Một số phân tử trong bầu khí quyển, trong đó trước hết là điôxít cacbon và hơi nước, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Hiệu ứng nhà kính nhân loại Con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời Các nỗ lực để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính nhân loạiCác quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto Thử nghiệm định kì về việc đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe(Hoa Kỳ) Hiệu ứng nhà kính ngược “Hiện tượng ấm lên xuất hiện trước, rồi sau đó hàm lượng CO2 trong bầu khí quyển mới tăng theo“(Jean Jouzel của Viện Pierre-Simon Laplace ở Gif-sur-Yvette, Pháp)Cơ chế hoạt động Các khí nhà kính cho phép các tia bức xạ từ mặt trời chuyển động xuyên qua bầu khí quyển của trái đất. Trái đất hấp thụ các tia bức xạ này sau đó phản chiếu lại. Nhưng trong quá trình này thì độ dài của sóng bức xạ sẽ thay đổi. Khi các tia bức xạ phát ra ngoài sẽ gặp những phân tử khí nhà kính và những phân tử này sẽ hấp thụ các tia bức xạ, khiến các khí nhà kính trở nên nóng dần lên. Hậu quả của hiệu ứng nhà kính Hiệu ứng nhà kính khiến cho môi trường sinh thái bị xáo trộn nghiêm trọng.Nguồn nước bị “khủng hoảng”Các tảng băng trôi và tan chảy khiến cho mặt biển tăng cao hơn 1m, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.Số người chết tăng cao va các bệnh truyền nhiễm bùng phát.Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn10 tác động kì lạ của hiện tượng hiệu ứng nhà kính: 1. Con người hắt hơi nhiều hơn Lượng carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu. 2. Động vật di cư lên đồi núiMột số loài động vật đã di cư lên đồi núi để sống. Một số loài chim có thể bị tuyệt chủng 3. Thực vật bùng nổ ở Bắc Cực Cây cối ở Bắc Cực thường bị vùi dưới băng trong phần lớn thời gian của năm. Ngày nay, băng tan chảy sớm hơn vào mùa xuân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của chúng.4. Sự biến mất của các hồ 125 hồ ở Bắc Cực đã biến mất trong vài thập kỷ qua. Khi các hồ biến mất, các hệ sinh thái phụ thuộc vào chúng cũng biến mất theo.5. Nhiều công trình biến dạng Những tác động của hiện tượng tan chảy lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất có thể gây lở đá và sạt đất ở trên đồi, núi. Tạo ra nhiều vết nứt và làm biến dạng nhiều công trình cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa. 6. Nhịp sinh học của động vật thay đổiChỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau. 7. Vệ tinh quay nhanh hơn8. Chiều cao của các dãy núi tăng lên Sự ấm lên của khí hậu làm tăng tốc độ tan chảy của những lớp băng trên đỉnh, nên các dãy núi cũng đang vươn lên với tốc độ nhanh hơn.9. Các kỳ quan đứng trước nguy cơ bị hủy diệt Những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh khủng khiếp.Gần đây, Quỹ Di sản thế giới đã xếp 100 khu di sản văn hóa của nhân loại đang bị tàn phá bởi hiệu ứng nhà kính10. Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơnSự tăng lên của nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra các khu rừng. Cảnh báo về những nguy cơ của hiệu ứng nhà kính:Nếu đà gia tăng mạnh của khí CO2 như hiện nay không được kịp thời ngăn chặn thì đến cuối thế kỷ 21 này nhiệt độ của trái đất sẽ tăng thêm từ 1,1 đến 6,4OC. Lớp tuyết vĩnh cửu trên các đỉnh núi sẽ biến mất chỉ trong vòng 50 hay 150 năm tới.Nhiệt độ tăng có thể sẽ đẩy hơn 1 triệu loài động, thực vật đang cư trú trên trái đất tới bờ vực tuyệt chủng.Các đại dương ngày càng hấp thụ ít khí CO2 Trái Đất có thể quay trở lại thời kỳ kỷ Jura cách đây 150 triệu năm. Đây là thời kỳ mà nhiệt độ Trái Đất cùng mực nước biển đều tăng cao và huỷ diệt mọi loài sinh vật. Giải pháp Chữa "bệnh" ấm lên của Trái đất Hai nhà khoa học Anh vừa đưa ra một giải pháp cho tình trạng Trái đất nóng lên: cắm hàng nghìn chiếc ống khổng lồ xuống đại dương để thúc cho tảo mọc nhanh.Giảm thiểu chăn nuôi gia súc Ngành chăn nuôi tạo ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn ngành vận tải. Gia súc cũng là một trong những tác nhân chính gây thoái hóa đất nông nghiệp và làm ô nhiễm nguồn nước, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) thông báo. Sử dụng những nguồn năng lượng sạch: 1. Năng lượng nguyên tử:Nguồn năng lượng nguyên tử đang được các quốc gia phương Tây áp dụng nhiều vì nhu cầu gia tăng.2. Năng lượng gió: Nguồn năng lượng này đang được phát triển ở các quốc gia đang phát triển và các nước gần xích đạo.3. Năng lượng thủy điện: Là nguồn năng lượng sạch và hoàn hảo vì không gây ô nhiễm môi trường. Do đó các nhà máy thủy điện được xây dựng ồ ạt ở cả cac nước tiên tiến và các nước đang phát triển. 4. Năng lượng Mặt trời: Công nghệ từ ánh sáng sử dụng nguồn năng lượng Mặt trời để cải biến thành nhiệt năng, điện năng, và ngay cả cung cấp năng lượng cho hệ thống làm lạnh The end
File đính kèm:
- hieu ung nha kinh (2).ppt