Đề tài Kĩ thuật chăn nuôi thỏ

1.1.Giới thiệu về thỏ rừng Việt Nam

 Tên Việt Nam: Thỏ Rừng

 Tên La Tinh: Lepus nigricollis

 Họ: Thỏ rừng Leporidae

 Bộ: Gặm nhấm Rodentia

 Lớp: Thú

1.2.Mô tả

 Thỏ rừng nặng từ 2-4 kg, thân dài 380-500 mm, dài đuôi 65-80 mm. Bộ lông mềm, mịn. Đầu, mặt, trên cổ, lưng, hông, mông, có màu mốc hoặc vàng xám. Bụng trắng đục, tai hơi nâu, duôi ngắn, lông đuôi phớt trắng.

 

ppt67 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kĩ thuật chăn nuôi thỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
iai đoạn (g/con/ngày)*7.2.7. Nuôi dưỡng, chăm sóc thỏ con7.2.7.1. Nuôi thỏ sơ sinh Những ngày đầu sau khi sinh nhiệt độ thích hợp 28 ͦ C, sau đó giảm dần đến 25 ͦ C ở 1 tuần tuổi. Thỏ con cần phủ kín bằng lông của mẹ, không để gió lùa vào chuồng.7.2.7.2. Nuôi thỏ con bú sữa - Sau khi đẻ một ngày đưa ổ đẻ ra khỏi chuồng thỏ mẹ, hàng ngày sau khi vệ sinh chuồng, thùng đẻ, bỏ hết phần lót ẩm ướt, bẩn, thỏ con chết ra ngoài, thay thêm phần lót mới, sau đó đưa ổ đẻ vào chuồng thỏ mẹ.- Khi được 18-21 ngày tuổi thì bỏ ổ đẻ- Lúc 23-25 ngày tuổi, thỏ con có thể đáp ứng được 50% nhu cầu dinh dưỡng từ việc ăn chung thức ăn của mẹ nên tính thêm khẩu phần ăn của đàn con cùng với thỏ mẹ.*7.2.7.3. Cai sữa cho thỏ conThời gian cai sữa phụ thuộc vào: khả năng tiết sữa của thỏ mẹ, sức khỏe của thỏ con và số con/lứa. Trong một chu kỳ tiết sữa lượng sữa tăng dần kể từ sau khi đẻ, đến ngày thứ 15-20 là cao nhất, từ ngày 25 lượng sữa giảm nhanh đến ngày thứ 30. Thỏ con 28-30 ngày tuổi cai sữa, thỏ con để làm giống cai sữa ở 40-45 ngày tuổi. Muốn cai sữa cho thỏ con, cần phải tập cho ăn sớm thức ăn thô xanh từ lúc thỏ con biết nhảy ra khỏi ổ đẻ. - Khi cai sữa áp dụng biện pháp cai sữa từ từ (giảm dần lượng sữa mẹ và tăng dần lượng thức ăn. Sau 10-20 ngày cai sữa mới xuất bán hay chuyển sang nuôi ở lồng khác.*7.2.7.4. Nuôi thỏ con sau cai sữa- Thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, sạch và không mang mầm bệnh trứng giun sán, cho ăn thêm hạt đỗ, lạc, ngô, cơm cháy phơi khô 5-10g/con/ngày. Thức ăn hạt cho ăn lúc 9-10 giờ, thức ăn thô xanh cho ăn 1/3 lúc 14 giờ, còn 2/3 cho ăn lúc 20-21 giờ.- Mật độ nuôi: 5-6 con/ngăn lồng rộng 0,5 m².- Hàng ngày vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.7.2.7.5. Nuôi thỏ hậu bị giống- Được chọn lúc 90 ngày tuổi, chọn 20% thỏ cái và 5% thỏ đực để nuôi hậu bị.- Trong một ngày mỗi thỏ cho ăn 450-500g thức ăn thô xanh, 100-150g củ quả, 50-80g thức ăn tinh hỗn hợp.- Từ 4-5 tháng tuổi tăng lượng thức ăn thô xanh.- Nhốt riêng thỏ đực, cái và cách xa nhau.*VIII. NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở THỎ8.1. Bệnh bại huyết Nguyên nhân: do virus Calicivirus. Bệnh thường gặp ở thỏ từ 2 tháng tuổi trở lên, chết rất nhanh, từ lúc nhiễm virus đến lúc chết trong khoảng 14 - 25 giờ. Triệu chứng: sốt cao, khó thở, co giật, nhảy cửng lên và có máu lẫn bọt trào ở ngoài mũi. Thỏ chết có đầu ngước về phía sau. Bệnh tích: Gan, phổi, khí quản, lách đều xuất huyết, tụ huyết thậm chí hoại tử. Phòng và trị bệnh: Chưa có thuốc trị đặc hiệu, tỉ lệ chết của thỏ rất cao. Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh. Nuôi dưỡng chăm sóc thỏ hợp lý, vệ sinh chuồng trại; không mua thỏ chưa rõ nguồn gốc đem về trại mà không có cách ly. Cần phải định kỳ sát trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi bằng Benkocid.*8.2. Bệnh cầu trùng Nguyên nhân: Do các bào tử ký sinh ở niêm mạc ruột và ống mật. Triêu chứng: Ðối với bệnh cầu trùng ruột, thỏ bị đau bụng tiêu chảy, chướng hơi, kém ăn, xù lông, gầy yếu và có thể chết 10-15 ngày, mức độ thiệt hại có thể đến 50% đàn. Ở bệnh cầu trùng gan có thêm triệu chứng niêm mạc vàng và thiếu máu. Phòng và trị bệnh: Dùng phenothiazin với liều 0,2g/kg thể trọng để điều trị. Dùng dung dịch iod 0,01% cho thỏ uống trong 10 ngày liền. Cũng có thể Rabbipain pha 10g/10 lít nước hoặc trộn 10 g/5kg thức ăn, dùng liên tục từ 3-5 ngày.Để phòng bệnh dọn vệ sinh lồng chuồng hàng ngày. Tăng cường sức đề kháng cho thỏ bằng cách bổ sung vitamin, các loại thức ăn có chất lượng. Có thể sử dụng các loại thuốc trên để phòng bệnh với liều sử dụng bằng 1/2 liều điều trị *8.3. Bệnh sán lá gan Nguyên nhân:Do Sán Fasciola hepatica gây ra. Triệu chứng: Gan thỏ bị viêm, xơ cứng, vàng da. Thỏ kém ăn, ỉa chảy, gầy yếu không tăng trưởng, có thể dẫn đến tử vong. Phòng và trị bệnh: + Cách trị: Bằng các loại thuốc có chứa CCl4 dạng uống. + Phòng bệnh: Vệ sinh cỏ, thức ăn, nước uống và diệt ký chủ trung gian ốc ở nơi trủng, ẩm ướt.*8.4. Bệnh ghẻNguyên nhân: Do 3 giống ghẻ: Psoroptes cuniculi (ghẻ tai), Sarcoptes và Notoedses cuniculi (ghẻ da)... Triệu chứng: Thỏ bị ngứa, cọ gải vào chuồng, rụng lông, có mùi rất hôi, có thể lan đến bộ phận sinh dục. Thỏ gầy ốm, chậm lớn, sinh sản kém... Phòng và trị bệnh: + Cách trị: Bằng cách phục hồi sức khoẻ thỏ. Dùng các loại thuốc trị ghẻ đặc trị bôi 3 đợt 2-3 ngày/đợt và kiểm tra thường xuyên. + Phòng bệnh: Vệ sinh tốt chuồng trại, nguồn lây bệnh do người mang sang.*8.5. Bệnh tụ huyết trùngNguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella multiseptica Cuniculi gây viêm đường hô hấp. Bệnh có thể làm thỏ chết 2-3 ngày sau khi có biểu hiện bệnh. Triệu chứng: Thỏ sốt cao 40-41 ͦ C, thở gấp, mệt và chết nhanh. Phòng và trị bệnh: + Cách trị: Dùng các loại kháng sinh như Streptomycin (10.000 - 20.000 UI/kg thể trọng) kết hợp với penicilin, Tetracycline, v.v.. và các loại thuốc bồi dưỡng. + Phòng bệnh: Giữ cho thỏ ấm không bị cảm lạnh, viêm mũi... có thể ngừa bằng cách pha thuốc cho thỏ uống định kỳ.*8.6. Bệnh viêm mũi Nguyên nhân:Do vi trùng gây viêm phổi kết hợp với một số loại vi trùng nung mủ kí sinh trong xoang mũi, khi gặp điều kiện thuận lợi thì phát bệnh. Triệu chứng: Thỏ bị chảy nước mũi đặc như mủ, khó thở bằng mủi phải thở bằng miệng và thỏ hay lấy hai chân trước dụi vào mũi, lông bết lại và nước mũi chảy ra. Thỏ lừ đừ, biếng ăn và có tiếng thở rít lên. Phòng và trị bệnh: + Cách trị: Dùng thuốc Streptomycin, Kanamycin nhỏ vào hai lổ mũi 2lần/ngày (sáng và chiều), 4-5 giọt/lần nhỏ. Cần kết hợp tiêm hoặc uống điều trị liên tục trong ba ngày liền. Nếu thỏ bị bệnh nặng cần tiêm Streptomycin với liều 0,01g/1kg thể trọng, hoặc Kanamycin liều 0,05g/1kg thể trọng liên tục trong 3 ngày. + Phòng bệnh thì cần kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh sạch sẽ, chuồng trại thông thoáng, không bị gió lùa..*8.7. Bệnh chướng hơi, tiêu chảyNguyên nhân: Do thỏ ăn phải thức ăn bị ôi, mốc, hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột làm rối loạn tiêu hóa. Các loại thức ăn thô xanh có chứa quá nhiều nước cũng có thể làm thỏ bị tiêu chảy. Bệnh thường xảy ra ở thỏ lớn và thỏ sau khi cai sữa. Triệu chứng: Bụng chướng hơi, phình to, thở khó, sùi bọt mép. Sau đó tiêu chảy màu hơi đen, rất thối. Có thể thỏ sẽ chết nhanh. – Phòng và trị bệnh: + Cách trị: Dừng cho ăn các loại thức ăn, nước uống đang sử dụng. Dùng Streptomycin pha loãng cho uống 2 – 4 lần/ ngày, kết hợp với việc sử dụng nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như đọt ổi, lá chuối,... và tiêm hoặc cho uống nước sinh lý, vitamin A, B để tăng sức đề kháng. + Phòng bệnh: Sử dụng thức ăn vệ sinh, sạch sẽ. Khi thay đổi thức ăn, cần tập cho thỏ quen dần thức ăn mới; các loại thức ăn xanh có chứa nhiều nước cần phơi ráo trước khi dùng*9.1 Giá trị Cung cấp thịt chất lượng cao. Dùng làm động vật thí nghiệm, kiểm nghiệm thuốc và chế vacxin trong y học và thú y. Cung cấp phụ phẩm có giá trị. + Lông da thỏ dùng làm mũ, áo hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ. + Phân thỏ tốt hơn các loại phân gia súc khác (bảng 1)IX. Giá trị và thị trườngLoại phânChất hữu cơĐạmLânKaliBò sữa304,380,300,65Lợn306,250,750,85Gà5210,001,250,90Thỏ - phân ướt4228,501,122,10Thỏ - phân khô839,200,820,60*9.1. Giá trị- Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng tốt: + Thịt thỏ ngon chất lượng tốt (ít mỡ nhiều đạm), dễ tiêu hóa thích hợp với người gìà, trẻ em và ngườì bệnh. + Hàm lượng colesteron rất thấp nên thịt thỏ là loại thực phẩm được dùng để điều dưỡng cho những người bị bệnh tim mạch.Bảng 2. Giá trị dinh dưỡng của các loại thịt (g/100g) Loại thịt kcal protein béo glucid Thỏ 162 22,5 8 0,4 Heo 400 14,5 37 0,2 Ngỗng 490 16 45 0,2**Một số thức ăn chế biến từ thịt thỏThỏ chiên mèThỏ nấu nho đenThỏ xào lăn tỏi*Thỏ và nấm sauce gấc tươiThỏ hầm hạt senThịt thỏ ướp nướngThỏ hầm thuốc bắcThỏ nấu rượu vang*9.2 Thị trườngThịt thỏ nguyên con chưa làm: 45000- 50000đ\kgThịt thỏ đã làm : 135000đ\kgThỏ giống còn non : 50000-60000đ\conThỏ giống (1,3-2kg) : 80000-100000đ\conX. LỢI ÍCH, HẠN CHẾ CỦA CHĂN NUÔI THỎ10.1. Lợi ích- Thỏ sinh sản nhiều và nhanh +Tuổi sinh sản 6-7 tháng, thời gian mang thai 1 tháng. + Mỗi lứa trung bình 6-7 con, mỗi năm đẻ 6-7 lứa => Mỗi thỏ mẹ đẻ trung bình 40 con thỏ con/năm. - Thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm và ít cạnh tranh với các gia súc khác + Thức ăn chủ yếu: các loại cỏ rau, lá cây là các loại thức ăn dễ kiếm hay dễ trồng. + Thức ăn hỗn hợp không đòi hỏi chất lượng quá cao, có thể tận dụng các loại sản phẩm nông nghiệp.- Lao động rất nhẹ nhàng: + Tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi.10.1. Lợi ích- Khả năng chuyển hóa protein cao: + Thỏ có thể chuyển hoá 20% protein ăn được thành thịt so với 16-18% ở heo và 8-12% ở bò thịt + Chuyển hoá tốt các protein có trong thực vật giàu xơ mà không hoặc ít hiệu quả dùng cho lợn, gà và đà điểu. - Cung cấp thịt nhanh: + Thỏ sau 3 tháng nuôi có KL xuất chuồng 2,5-3kg. Một thỏ mẹ có thể đẻ 40 con/năm và như thế sẽ cung cấp khoảng 100-120kg thịt hơi.- Nguy cơ lây bệnh từ thỏ sang người thấpCho đến nay người ta chưa tìm thấy có bệnh truyền nhiễm nào của thỏ lây sang người Đầu tư vốn ít10.1. Lợi ích- Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng tốt: + Thịt ngon, chất lượng tốt (ít mỡ nhiều đạm), dễ tiêu hóa thích hợp với người già, trẻ em và người bệnh. + Hàm lượng colesteron rất thấp=> dùng để điều dưỡng cho những người bị bệnh tim mạch.Bảng 2. Giá trị dinh dưỡng của các loại thịt (g/100g) Loại thịt kcal protein béo glucid Thỏ 162 22,5 8 0,4 Heo 400 14,5 37 0,2 Ngỗng 490 16 45 0,2- Thỏ dễ mẫn cảm với bệnh tật: Điều kiện ngoại cảnh.- Thị trường tiêu thụ thịt thỏ hạn chế +Tập quán sử dụng thịt thỏ của người dân chưa phổ biến như những loại thịt gia súc khác- Chăn nuôi thỏ phải có thức ăn xanh + Thức ăn thô xanh chiếm 50 – 70% khẩu phần nên cần diện tích đất nhất định để trồng cây làm thức ăn cho thỏ.- Vấn đề môi trường + Nước tiểu thỏ có mùi khai hơn nước tiểu của các loại gia súc khác, nếu không làm vệ sinh sạch sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người.- Kiến thức về chăn nuôi thỏ còn hạn chế + Người nuôi thỏ chủ yếu dựa theo kinh nghiệm của mình mà chưa được học tập để nắm được kĩ thuật, vì vậy hiệu quả chăn nuôi chưa cao do dịch bệnh thường xảy ra. 10.2. Hạn chế của chăn nuôi thỏ

File đính kèm:

  • pptKy thuat nuoi Tho P2.ppt