Đề tài Kỹ thuật nuôi nhím
Sơ lược
Giống và đặc điểm giống
Chọn giống và phối giống
Chuồng trại
Thức ăn và khẩu phần thức ăn
Công tác thú y
Giá trị kinh tế
BÀI THẢO LUẬN CHĂN NUÔI GIA SÚCKỸ THUẬT NUÔI NHÍMSơ lược Giống và đặc điểm giống Chọn giống và phối giống Chuồng trại Thức ăn và khẩu phần thức ăn Công tác thú y Giá trị kinh tế 1.1 Sơ lược: Nhím tên khoa học là Hystrise Hogdsoni, họ Hystridae, thuộc loài gặm nhấm Rodentia. Nuôi nhím là một trong những mô hình chăn nuôi mới nhưng mang lại những hiệu quả kinh tế cao. Nhím là loài động vật gặm nhấm hoang dã đã được thuần hóa và hiện đang được nhiều địa phương đưa vào nhân nuôi vì chúng dễ nuôi, dễ sinh sản, chi phí đầu tư thấp mà hiệu quả kinh tế lại cao. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc. 1.2 Giống và đặc điểm giốngNguồn gốc: Nhím là động vật hoang dã, sống trong rừng, ở hang, thường ngủ ngày, ăn đêm. Tại nước ta, chúng sống dọc theo các vùng đồi và trung du, rừng rậm. Hình thái: Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, dưới háng có hai dịch hoàn và nhô ra phía trước bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 4-5cm. Nhím đực tính tình hung dữ. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình quả trám, đuôi ngắn và mập hơn con đực, dưới bụng lộ rõ 6 vú ở hai bên, dưới háng có lỗ sinh dục cái, cách lỗ hậu môn khoảng 3cm. Nhím cái tính tình hiền lành hơn, chỉ hung dữ lúc đẻ. Sinh trưởng, phát triển, sinh sản: - Nhím một năm tuổi đã thành thục, nặng 10kg, có thể sinh sản. Nhím đẻ một năm 2 lứa, thời gian có chửa 90 – 95 ngày, mỗi lứa đẻ 1 – 3 con. Một nhím đực có thể ghép cho 5 – 8 nhím cái. Nuôi con đực và con cái riêng, mỗi con ở một ô, khi chúng có biểu hiện động dục thì ghép đôi giao phối. - Trọng lượng nhím sơ sinh 200 – 300g. Con đực trưởng thành có thể đạt tới 16kg và con cái 12 – 15kg. 1.3 Chọn giống và phối giống: Cách phân biệt nhím đực, nhím cái: - Khi nhím còn nhỏ, có thể cho nhím con nằm ngữa, dùng hai ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ rõ là con đực, không thấy gai giao cấu là con cái. - Nhím trưởng thành : + Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, dưới háng có hai dịch hoàn và dương vật nhô ra phía trước bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 3-5cm, tính tình hung dữ, hay xừng lông, đạp chân phành phạch, tấn công đối phương và rất ga lăng, hào hiệp để bảo vệ đàn, không cho bất cứ nhím đực trưởng thành nào xâm phạm lãnh thổ và đàn cái do nó kiểm soát.+ Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình mập và ngắn hơn, duôi ngắn hơn con đực, dưới háng có lỗ sinh dục, cách lỗ hậu môn khoảng 2-3cm và có hai hàng vú (4-6 vú), nỗi rõ, phía dưới bụng. Tính tình hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Chọn giống: Chọn những con to khoẻ, không dịch bệnh, dị tật. - Ta có thể nuôi thuần dưỡng nhím bắt từ rừng về hoặc mua nhím ở các trại. Nhím lấy từ các trại dạn hơn ít có trạng thái hốt hoảng. - Nhím nuôi trong một tháng thì tách khỏi mẹ. Ta nuôi chúng ra một ô khác. Mỗi ô có thể nuôi 2 đến 3 con. Nuôi chúng thêm một tháng nữa là bán giống. Ta có thể dùng vợt bằng dây gai hoặc dùng rọ để lùa bắt nhím con đi. - Nhím giống hiện nay rất hiếm nếu muốn mua bạn phải đặt hàng trước với các cơ sở sản xuất giống. Phối giống: - Động dục: Thời gian động dục kéo dài 3 – 4 ngày, thời điểm phối giống thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Nếu phối giống không chửa, 30 – 32 ngày sau nhím động dục trở lại. Nhím mẹ động dục trở lại sau khi đẻ 1 tháng, nếu đẻ chết con thì sau đẻ 10 – 15 ngày. Biểu hiện động dục bên ngoài của nhím: + Nhím cái giảm ăn, có khi bỏ ăn, đi lại loanh quanh trong chuồng và hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào thì nhím đứng yên và cong đuôi. Những ngày động dục nhím cái tiết ra một ít chất nhờn lẫn máu, một vài ngày chất nhầy này khô đi và nhím trở lại bình thường. + Ở nhím đực, chúng chạy lăng xăng quanh chuồng, mũi hít hít, ngửi ngửi, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên. + Nhím đực và nhím cái tìm đến nhau thông qua mùi của con cái và biểu hiện rung chuông. - Giao phối: Nhím thường giao phối vào 2 – 5 giờ sáng. Mỗi nhím đực phụ tráh không quá 8 con cái. Người chăn nuôi hết sức lưu ý để phát hiện động dục và cho phối kịp thời. Nếu chưa có kinh nghiệm, nên chọn phương án ghép đôi 1 đực và 1 cái trong một ô nuôi suốt cả đời. - Chửa: Thời gian mang thai của nhím từ 90 – 95 ngày. Bụng nhím thường to ra hai bên. Trong thời gian này nên tách hẳn đực giống để nhím cái được yên và không ăn quá nhiều dễ bị to thai và khó đẻ. - Đẻ: Nhím thường đẻ vào ban đêm, sau khi đẻ chúng để lại nhiều máu trên sàn chuồng. Trong tuần đầu nhím mẹ thường ủ con dưới bụng. Nhím con bú mẹ một tháng, sang tháng thứ hai thì bắt đầu ăn, tăng trọng bình quân 1kg/con/tháng. Có thể 30 – 45 ngày nếu nhím con khoẻ mạnh và nhím cái không còn nhiều sữa nữa. Nhím cái sau khi đẻ 1 tháng đã có hiện tượng động dục, trước khi cho nhím đực vào giao phối, đưa nhím con sang ô khác.1.4 Chuồng trại: Đảm bảo thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, có rãnh thoát nước, hướng đông nam. Chuồng phải tránh ồn ào, tránh gần đường qua lại, cách xa nhà ở. * Hệ thống chuồng: Khu nuôi nhốt có thể làm 1 hay nhiều dãy ô chuồng, giữa các dãy có lối đi rộng 1m; có mương thoát nước nằm ở 2 bên chuồng. Diện tích chuồng nuôi trung bình 1m2/con. Mỗi ô có kích thước (rộng x dài x cao): 1 – 1,5m x 1,5m x 1 – 1,2m.Nền chuồng: làm bằng bê tông hoặc bằng gạch dày 8 – 10cm, có độ nghiêng về phía rãnh ở phía sau từ 3 – 5o và có lỗ thoát nước đủ rộng để rửa chuồng. Thành chuồng: Xây gạch hoặc rào bằng lưới thép B40 (Nếu là khung lưới sắt thì chân thành chuồng phải xây kín cao 20 – 30cm), cao trên 1,5m. Nên có cửa sau để dọn phân, có máng ăn, uống cho nhím (20 x 25 cm). Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nên làm hang giả cho nhím ở bằng loại ống cống phi 50-60cm hoặc tôn uốn cong, để nổi trên nền chuồng để dễ vệ sinh, sát trùng... Trong chuồng nên để một vài khúc gỗ, sắt hoặc đá liếm để nhím mài răng và không cắn phá chuồng. 1.5 Thức ăn và khẩu phần thức ăn: - Nhím là loài ăn tạp nên thức ăn cho nhím rất đa dạng: Côn trùng,giun, ốc, cá, rễ , lá, mầm cây, rau, củ, quả Có thể bổ sung xương trâu, xương bò cho nhím gặm bổ sung canxi và cho nhím mài răng.- Trung bình nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. - Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm các loại thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đậu cho nhím đực. - Tăng chất khoáng: 2g muối/con/ngày, nếu có điều kiện cho 100 – 200g xương trâu(bò)/con/ngày. - Các thức ăn cần thiết :rau, củ, quả các loại, cám viên hỗn hợp, lúa, bắp, đậu, các loại , khô dầu dừa, đậu phộng .Khẩu phân thức ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn: + 1-3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,3kg rau, củ, quả các loại, 0,01kg cám viên hỗn hợp, 0,01kg lúa, bắp, đậu các loại. + Từ 4-6 tháng tuổi: 0,6kg rau quả củ, 0,02kg cám viên hỗn hợp, 0,02kg lúa bắp đậu, 0,01kg khô dầu, dừa, lạc. + Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2kg rau quả củ, 0,04kg cám viên hỗn hợp, 0,04kg lúa bắp đậu, 0,02kg khô dầu dừa lạc. + Từ 10-12 tháng tuổi: 2kg rau quả củ, 0,08kg cám viên hỗn hợp, 0,08kg lúa bắp đậu, 0,04kg khô dầu dừa lạc.Nước uống: Nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do. Trung bình 1 lít/5con/ngày. Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vung lông liên tục không tốt.Chăm sóc: Nhím ở rất sạch vì vậy cần quét dọn chuồng trại sạch sẽ, khi vào chuồng trại quét dọn, cần đi ủng để đề phòng nhím vẩy lông sẽ bay vào chân gây đau đớn. Cần giữ yên tĩnh cho nhím nhất là khi nhím ngủ. - Khi nhím sinh sản cần ngăn cách các đôi cẩn thận vì nhím đực sẽ cắn chết con của con nhím khác. Thỉnh thoảng vuốt ve chúng cho quen. - Cần giữ yên tĩnh khi nuôi không làm chúng giựt mình hoảng sợ dẫn đến chậm lớn. Cần giữ yên giấc ngủ vào ban ngày . Chúng rất dễ nuôi, chưa thấy bệnh tật gì. 1.6 Công tác thú y: Nhím có khả năng đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhưng cũng có mắc một số bệnh thông thường:- Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1-2 lần.- Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy. Ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ dừa... Ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu... Để phòng bệnh cho nhím cần thực hiện các nguyên tắc sau đây: - Đảm bảo chuồng trại hợp vệ sinh. - Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. - Khi phát hiện bệnh có thể thông báo cho thú y nếu bệnh lạ và nặng. Lưu ý: Thủ tục mua bán, vận chuyển nhím do Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố cấp. 1.7 Giá trị kinh tế: Thịt nhím hơi giống thịt lợn rừng, nhiều nạc, ít mỡ, là món ăn đặc sản, có giá trị dinh dưỡng cao , giá từ 150.000đ đến 200.000đ/kg. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc : - Bao tử nhím là loại dược liệu quý dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau bao tử, kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt. - Lông nhím dùng làm đồ trang sức, chữa viêm tai giữa. - Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. - Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. Dạ dày nhímCác món ăn từ nhím
File đính kèm:
- Ky thuat nuoi Nhim.ppt