Đề tài Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1919

 CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT LẦN 1 VÀO GIỮA TK XVIII LÀ TIỀN ĐỀ THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ TBCN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI PHÁT TRIỂN. VIỆC PHÁT MINH RA NHỮNG MÁY MÓC GIÚP TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, TẠO NÊN NHỮNG THÀNH QUẢ VƯỢT BẬC CHO NỀN KINH TẾ CÁC NƯỚC ÁP DỤNG KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀO SẢN XUẤT. KHI NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN, CÁC NƯỚC TƯ BẢN PHÁT SINH NHỮNG YÊU CẦU BỨC THIẾT NHƯ:

 + THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

 + NGUỒN NGUYÊN NHIÊN LIỆU

 + NGUỒN NHÂN CÔNG RẺ PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT.

 VÌ VẬY XU THẾ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA CÁC NƯỚC TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY LÀ XU THẾ THỰC DÂN HÓA, XU THẾ NÀY ĐƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG CHÍNH QUYỀN VÀ TỪ NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ THÀNH CÔNG.

 

ppt78 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1919, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐẦU CỦA QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VIỆT NAM). 
HÒANG TỬ CẢNH 
GIÁM MỤC BÁ ĐA LỘC 
b) NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN: 
 NƯỚC TA DƯỚI SỰ CAI TRỊ CỦA NHÀ NGUYỄN CỰC KÌ LẠC HẬU, ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN VÔ CÙNG CỰC KHỔ, KHÓ KHĂN, NÔNG CỤ LẠC HẬU, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THẤP: 
VỚI SỰ LẠC HẬU VÀ KHÔNG NHẬN THỨC ĐƯỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI, NHÀ NGUYỄN KHÔNG TIẾP THU NHỮNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀO ĐẤT NƯỚC MÀ CHỈ LO BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ GIAI CẤP THỐNG TRỊ NÊN VIỆT NAM HÒAN TÒAN LẠC HẬU HƠN SO VỚI CÁC NƯỚC TBCN. 
	 CÁC BẠN HÃY THỬ QUAN SÁT VÀ SO SÁNH SỰ TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG GIỮA TA VÀ PHÁP 
BINH LÍNH THỜI NHÀ NGUYỄN 
VŨ KHÍ THỜI NHÀ NGUYỄN 
LÍNH PHÁP 
TÀU CHIẾN LE-YATAGAN CỦA PHÁP 
TÀU CHIẾN LE-PLUVIER 
TÀU CHIẾN EXPERANCE 
 TÓM LẠI TỪ NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN THÌ THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM LÀ MỘT ĐIỀU TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ.THỰC TẾ ĐÃ CHỨNG MINH RẰNG KHI TIẾNG SÚNG XÂM LƯỢC CỦA TƯ BẢN PHÁP BÙNG NỔ, GIAI CẤP PHONG KIẾN VIỆT NAM KHÔNG CÒN LÀ 1 ĐẠI DIỆN ĐỂ TẬP HỢP QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC VÌ: 
	+ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC ĐÃ KHÔNG CÒN ĐỦ SỨC ĐỂ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN. 
	 +NHANH CHÓNG CẤU KẾT VỚI BỌN CƯỚP NƯỚC ĐỂ LÀM TAY SAI CHO CHÚNG ĐÀN ÁP VÀ BÓC LỘT NHÂN DÂN TA. 
2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN 
 PHÁP GIAI ĐỌAN TỪ 1858 - 1872: 
a) TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP: 
HÌNH CẢNG ĐÀ NẴNG TRƯỚC KHI THỰC 	DÂN PHÁP TẤN CÔNG 
TÀU PHÁP VÀO BAO VÂY ĐÀ NẴNG TỐI 	31/8/1858 
QUÂN PHÁP ĐỔ BỘ LÊN BỜ BIỂN ĐÀ 	NẴNG (31/8/1858) 
QUANG CẢNH PHÁO ĐÀI PHÍA TÂY ĐÀ 	NẴNG NĂM 1858 
LIÊN QUÂN PHÁP TẤN CÔNG BÁN ĐẢO 	SƠN TRÀ NGÀY 1/9/1858 
CĂN CỨ CỦA PHÁP Ở BÁN ĐẢO SƠN TRÀ 
SAU 5 THÁNG CHIẾN TRANH ĐÁNH ĐÀ NẴNG KHÔNG THÀNH CÔNG, PHÁP QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN SANG ĐÁNH GIA ĐỊNH. 
	 PHÁP TẤN CÔNG THÀNH GIA ĐỊNH 	(2/1859) 
TỪ THÁNG 4/1859, TƯ BẢN PHÁP BỊ VƯỚNG VÀO CUỘC CHIẾN TRANH Ở ÁO - Ý NÊN PHẢI DỒN LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ VÀO CHIẾN TRƯỜNG CHÂU ÂU, KHÔNG THỂ TIẾP VIỆN NHIỀU CHO QUÂN Ở VIỆT NAM ĐƯỢC, NHƯNG NHÀ NGUYỄN VẪN KHÔNG DỨT KHÓAT THÁI ĐỘ, ĐÁNH KHÔNG DÁM ĐÁNH MẠNH, MÀ HÒA CŨNG KHÔNG RA HÒA CHỈ TẬP TRUNG ĐẮP LŨY ĐỂ NGĂN CHO CHÚNG KHÔNG VÀO SÂU TRONG NỘI ĐỊA. 
ĐỒN CHÍ HÒA DO NGUYỄN TRI PHƯƠNG 	CHỈ HUY (1861) 
PHÁP ĐÁNH CHIẾM PHÒNG TUYẾN CÓ ĐÀI QUAN SÁT CỦA ĐỒN CHÍ HÒA(1861) 
	 TRƯỚC SỨC TẤN CÔNG Ồ ẠT CỦA THỰC DÂN PHÁP,NGAY TỪ ĐẦU , GIAI CẤP PHONG KIẾN CẦM QUYỀN ĐÃ TỎ RA HÈN NHÁT VÀ BẤT LỰC. TIẾNG SÚNG CỦA GIẶC ĐÃ NỔ ẦM BÊN TAI MÀ TRIỀU ĐÌNH CÒN BẬN BÀN CÃI, NGHỊ LUẬN LUNG TUNG, KẺ HÒA NGƯỜI ĐÁNH. NHƯNG Ý KIẾN ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI ĐỒNG TÌNH HƠN CẢ LÀ CHỦ HÒA. 
 ĐIỀU ĐÓ KHẲNG ĐỊNH 1 THỰC TẾ NGAY TỪ ĐẦU, ĐẠI BỘ PHẬN HÀNG NGŨ PHONG KIẾN CẦM QUYỀN ĐÃ MANG NẶNG TƯ TƯỞNG THẤT BẠI CHỦ NGHĨA, ĐÃ CÓ TƯ TƯỞNG SỢ GIẶC. TRONG THỜI KÌ ĐẦU, VÌ QUYỀN LỢI GIAI CẤP TRỰC TIẾP BỊ ĐỤNG CHẠM, NÊN HỌ CO PHẢN ỨNG LẠI. NHƯNG VỈ BẤT ĐẮC DĨ PHẢI CHỐNG CỰ NÊN CHỐNG CỰ RẤT HẠN CHẾ, ĐỂ RỒI ĐẦU HÀNG TỪNG BƯỚC TRƯỚC KẺ THÙ, CUỐI CÙNG DÂNG TÒAN VẸN LÃNH THỔ CHO CHÚNG. 
	ĐỂ CỨU VÃN QUYỀN LỢI CỦA GIAI CẤP, ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ XÂM LƯỢC BÊN NGÒAI VÀ KHỞI NGHĨA CỦA NÔNG DÂN BÊN TRONG, CHÚNG ĐÃ HÈN HẠ PHẢN BỘI QUYỀN LỢI CỦA NHÂN DÂN, CỦA DÂN TỘC BẰNG VIỆC VỘI VÃ KÍ HÀNG ƯỚC NGÀY MỒNG 5/6/1862, NHƯỢNG ĐỨT 3 TỈNH ĐÔNG NAM KÌ CHO GIẶC PHÁP, ĐÚNG VÀO LÚC PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN TRONG NHÂN DÂN MIỀN NAM ĐANG LÊN MẠNH. 
BẢN HÒA ƯỚC NGÀY MỒNG 5/6/1862 GỒM 12 ĐIỀU KHỎAN, TRONG ĐÓ CÓ NHỮNG ĐIỀU KHỎAN SAU: 
	+NHƯỢNG 3 TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ (GIA ĐỊNH, BIÊN HÒA, ĐỊNH TƯỜNG) CHO THỰC DÂN PHÁP 
	+ MỞ RỘNG CÁC CỬA BIỂN ĐÀ NẴNG, BA LẠT, QUẢNG YÊN CHO TÀU BÈ PHÁP TỰ DO THÔNG THƯƠNG 
	+ NỘP TIỀN BỒI THƯỜNG CHIẾN PHÍ LÀ 2O TRIỆU QUAN (ƯỚC TÍNH ĐẾN 280 VẠN LẠNG BẠC). 
THÁNG 6/1863, TRIỀU ĐÌNH HUẾ CỬ ĐÒAN SỨ BỘ DO PHAN THANH GIẢN CẦM ĐẦU SANG PHÁP VỚI NHIỆM VỤ XIN SỬA LẠI HÒA ƯỚC 1862 VÀ CHUỘC LẠI 3 TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ. NHƯNG CUỘC ĐIỀU ĐÌNH THẤT BẠI, KHÔNG NHỮNG VẬY, THỰC DÂN PHÁP CÒN CHUẨN BỊ RÁO RIẾT ĐỂ MỞ RỘNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÁNH CHIẾM LUÔN CẢ 3 TỈNH MIỀN TÂY NAM KÌ. 
PHÁI ĐÒAN SỨ BỘ DO TRIỀU ĐÌNH HUẾ GỬI SANG 	PHÁP ĐỂ XIN CHUỘC LẠI ĐẤT VÀO 6/1863 
 NGÀY 20/6/1867, THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG 3 TỈNH MIỀN TÂY NAM KÌ, CHỈ TRONG VÒNG MẤY NGÀY VÀ KHÔNG TỐN 1 VIÊN ĐẠN NÀO, THỰC DÂN PHÁP ĐÃ CHIẾM ĐÓNG ĐƯỢC CẢ BA TỈNH MIỀN TÂY NAM KÌ DO CÁC QUAN LẠI TRIỀU ĐÌNH SỢ PHÁP NÊN SẴN SÀNG NỘP THÀNH CHO GIẶC. KINH LƯỢC SỨ MIỀN TÂY PHAN THANH GIẢN SAU KHI ĐỂ MẤT 3 TỈNH MIỀN TÂY NAM KÌ ĐÃ UỐNG THUỐC ĐỘC TỰ TỬ. 
PHAN THANH GIẢN (1769 – 1867) 
	 b) THÁI ĐỘ CỦA NHÂN DÂN TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA TƯ BẢN PHÁP: 
TRONG KHI TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN HOANG MANG DAO ĐỘNG, CHỐNG CỰ 1 CÁCH YẾU ỚT, ĐẦU HÀNG TỪNG BƯỚC, VÀ CUỐI CÙNG CẮT ĐẤT DÂNG CHO GIẶC THÌ NHÂN DÂN CẢ NƯỚC ĐÃ NGAY TỪ ĐẦU SÔI NỔI CHỐNG GIẶC. GIẶC PHÁP TỪ GIA ĐỊNH ĐÁNH CHIẾM RỘNG RA CÁC TỈNH LÂN CẬN, PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM CÒN PHÁT TRIỂN MẠNH HƠN NHIỀU. NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ SÔI SỤC CĂM THÙ TỰ ĐỘNG TỔ CHỨC THÀNH NHỮNG ĐỘI NGŨ, XÂY DỰNG NHỮNG RÀO CHẮN NGĂN BƯỚC TIẾN CỦA CHÚNG ĐỂ ĐÁNH ĐỊCH NGAY TỪ KHI CHÚNG MỚI ĐẶT CHÂN LÊN ĐẤT LIỀN. 
	NHỮNG CHƯỚNG NGẠI VẬT DO NHÂN DÂN TA DỰNG LÊN ĐỂ CẢN BƯỚC TIẾN CỦA GIẶC TRÊN MẶT TRẬN ĐÀ NẴNG VÀO THÁNG 5/1859 
HÀO LŨY BẰNG TRE CỦA NHÂN DÂN DỰNG LÊN PHỐI HỢP VỚI TRIỀU ĐÌNH ĐÁNH GIẶC. 
 SAU 3 NĂM TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM, THỰC DÂN PHÁP MỚI CHỈ CHIẾM ĐƯỢC 4 TỈNH THÀNH MÀ QUAN QUÂN TRIỀU ĐÌNH BỎ NGỎ. TUY CHIẾM ĐƯỢC ĐẤT NHƯNG QUÂN PHÁP CHƯA THỂ TỔ CHỨC ĐƯỢC VIỆC CAI TRỊ Ở 4 TỈNH ĐÓ VÌ VẤP PHẢI CUỘC KHÁNG CHIẾN HẾT SỨC QUYẾT LIỆT CỦA NHÂN DÂN TA. NHIỀU CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA CÁC VĂN THÂN SĨ PHU YÊU NƯỚC, NHÂN DÂN MIỀN NAM - CHỦ YẾU LÀ NÔNG DÂN – ĐÃ KHẢNG KHÁI NỔI DẬY KHẮP NƠI CHỐNG GIẶC. 
LƯỢC ĐỒ NHỮNG ĐỊA ĐIỂM NỔ RA KHỞI NGHĨA Ở NAM KÌ (1860 – 1875) 
TẠI NAM KÌ LỤC TỈNH, MỘT LỌAT SĨ PHU YÊU NƯỚC ĐÃ ĐỨNG DẬY ĐÁNH GIẶC, NHIỀU NGƯỜI ĐÃ HIẾN DÂNG CẢ TÍNH MẠNG CỦA MÌNH CHO CUỘC ĐẤU TRANH VÌ QUYỀN SỐNG VÀ TỰ DO. MỘT SỐ CUỘC ĐẤU TRANH LỚN CỦA NHÂN DÂN NHƯ: 
 CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA TRƯƠNG ĐỊNH 
 ( 1858 – 1865): 
	_ Cuộc khởi nghĩa của Trương Định là phong trào lớn nhất lúc đó . Trương Định là tướng của triều đình , ông hăng hái thống lĩnh nhân dân đánh giặc nhưng triều đình hạ lệnh bắt phải bãi binh . 	_ Được sự ủng hộ của quân chúng yêu nước , người anh hùng đã cương quyết ở lại cùng nghĩa quân sát cánh chiến đấu đến cùng . Ngọn cờ “ Bình Tây đại nguyên sóai ” với khẩu hiệu “ Phan – Lâm mãi quốc , triều đình khí dân ” ( Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước , triều đình bỏ dân ) đã phấp phới tung bay khắp nơi , tăng thêm tin tưởng cho nhân dân bao nhiêu , lại càng làm cho bè lũ cướp nước và bán nước khiếp đảm bấy nhiêu . 
TRƯƠNG ĐỊNH (1820 – 1864) 
TRƯƠNG ĐỊNH NHẬN PHONG SÓAI 
CĂN CỨ CỦA NGHĨA QUÂN TRƯƠNG 	ĐỊNH Ở GÒ CÔNG 
_ Gịăc Pháp thừa biết rằng đầu não của phong trào kháng chiến là căn cứ ở Tân Hòa ( Gò Công ) nên sau khi nhận được viện binh , chúng đã mở 1 cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân ngày 25/2/1863. 
 PHÁP CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG TẤN CÔNG CĂN CỨ CỦA NGHĨA QUÂN TRƯƠNG ĐỊNH Ơ GÒ CÔNG 	NGÀY 25/2/1863 
	_ Do bị mất 2 vị tướng giỏi là Đặng Kim Chung và Lưu Bảo Đường nên nghĩa quân phải rút khỏi căn cứ để bảo tòan lực lượng . Nhưng nghĩa quân vẫn không ngừng họat động và chiến đấu . Đến ngày 20/8/1864, sau 1 cuộc đấu súng quyết liệt , ông không may bị trúng đạn gẫy xương sống , không muốn để giặc bắt , ông đã rút gươm tự sát . 
	_ Các sĩ phu văn thân hồi đó đã sống cùng người dân nên có tinh thần yêu nước chống xâm lược mạnh mẽ . Tiêu biểu là nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu . Ông đã đánh giặc bằng ngòi bút sắc sảo của mình : “ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà ”. Ông đã dùng văn thơ của mình để cổ vũ cho phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao như các tác phẩm : Ngư tiều y thuật vấn đáp , Văn tế Trương Định , Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc  
	_ Tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ” là bài văn tế ca ngợi những nghĩa sĩ – nông dân đã hi sinh vẻ vang trong trận đánh Cần Giuộc ở Long An diễn ra vào 14/12/1861 ( âm lịch ). Hơn 20 nghĩa quân đã anh dũng hi sinh , tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu Đồ Chiểu viết bài văn tế này 
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 – 1888) 
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC 
“ Ngòai cật có một manh áo vải , nào đợi mang bao tấu , bầu ngòi 
Trong tay cầm một ngọn tầm vông , chi nài sắm dao tu nón gỗ . 
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi , cũng đốt xong nhà dạy đạo kia ; 
Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay , cũng chém rớt đầu quan hai nọ . 
Chi nhọc quan quản gíong trống kì , trống giục , đạp rào lướt tới , coi giặc cũng như không ; 
Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ , đạn to, xô cửa xông vào , liều mình như chẳng có ! 
Kẻ đâm ngang , người chém ngược , làm cho mã tà , ma ní hồn kinh ! 
Bọn hè trước , lũ ó sau , trối kệ tàu thiếc , tàu đồng súng nổ .” 
	_ Cuộc khởi nghĩa lớn thứ 2 trong thời kì này là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực ở Tân An và Rạch Giá từ năm 1861 – 1868. Khi chúng tìm cách dụ dỗ , mua chuộc ông , Nguyễn Trung Trực đã hiên ngang trả lời giặc Pháp : “ Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây ”. 
NGUYỄN TRUNG TRỰC (1837 – 1868) 
NGHĨA QUÂN ĐÁNH CHIẾM CHÌM TÀU CHIẾN ÉTPÊRĂNG CỦA PHÁP TRÊN SÔNG NHẬT TẢO 	NGÀY 10/12/1861 
 Như vậy , Nam Bộ bị thực dân pháp kéo tới xâm chiếm trong suốt hơn 2o năm là thời kì lịch sử gắn liền với những cuộc chiến đấu chống quân xâm lược . 
	 Từ Nam Bộ , phong trào lan rộng khắp nơi để biến thành cuộc chiến tranh nhân dân oanh liệt và bền bỉ chống Pháp xâm lược của nhân dân . Bắt đầu dấy lên ở miền Đông , phong trào lan rộng khắp Nam Bộ và đã nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn , sôi nổi và mạnh mẽ lạ thường , buộc chính kẻ thù phải khâm phục . Lòng căm thù vô hạn của quần chúng nhân dân đối với giặc ngọai xâm , quyết hi sinh tất cả và chiến đấu đến cùng để cứu nước , cứu dân , bảo vệ Tổ Quốc , truyền thống đấu tranh chống ngọai xâm ngàn đời của dân tộc . 
 Thái độ của triều đình là bỏ rơi phong trào hay tìm cách ngăn trở phá họai , các cuộc khởi nghĩa.Bắt tay chặt chẽ với thực dân Pháp để dập tắt các phong trào đấu tranh trong nhân dân ta , quay lưng lại với nhân dân , dân tộc . 
	 THE END! 
GOOD LUCK FOR YOU! 

File đính kèm:

  • pptde_tai_lich_su_viet_nam_tu_1858_den_1919.ppt