Đề tài: Một số kinh nghiệm vẽ hình trong giảng dạy bộ môn công nghệ 11

Trong sách giáo khoa, các hình vẽ minh hoạ đa số là hình biểu diễn qua phép chiếu song song, nội dung đó đã được xây dựng trên cơ sở những kiến thức phổ thông mà không đòi hỏi đến những kiến thức cao hơn, vì vậy với chừng mực nào đó nó dùng để làm tài liệu cho học sinh nhất là cho các bộ môn có liên quan đến vẽ hình. Ở cấp học phổ thông, khi học phép chiếu song song, học sinh đã biết các tính chất của các phép chiếu này, từ những tính chất đó có thể đủ để trình bày phần biểu diễn các hình phẳng và một số hình không gian.

doc8 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Một số kinh nghiệm vẽ hình trong giảng dạy bộ môn công nghệ 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẼ HÌNH TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN CÔNG NGHỆ 11
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận
Trong sách giáo khoa, các hình vẽ minh hoạ đa số là hình biểu diễn qua phép chiếu song song, nội dung đó đã được xây dựng trên cơ sở những kiến thức phổ thông mà không đòi hỏi đến những kiến thức cao hơn, vì vậy với chừng mực nào đó nó dùng để làm tài liệu cho học sinh nhất là cho các bộ môn có liên quan đến vẽ hình. Ở cấp học phổ thông, khi học phép chiếu song song, học sinh đã biết các tính chất của các phép chiếu này, từ những tính chất đó có thể đủ để trình bày phần biểu diễn các hình phẳng và một số hình không gian.
Trong tài liệu vẽ kỹ thuật, học sinh đã được giới thiệu đường elip và cách dựng đường cong đó. có thể cho các em biết elip là hình chiếu song song của đường tròn và hình minh hoạ bằng những hình ảnh minh hoạ thường gặp trong thực tế như mặt nước trong một cái cốc để nghiêng, thên cây tre bị chặt vát . . . những hình đó đều có dạng của một elip. tương tự như hình elip thì cũng có các loại hình phẳng khác. Tuy nhiên lý thuyết thì như vậy nhưng trong quá trình học của học sinh gặp không ít khó khăn khi vẽ hình, từ hình phẳng cũng như các hình không gian, đa số các em vẽ hình một các máy móc, rập khuôn nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc học của học sinh.
Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình dạy học và tiếp thu bài của học sinh việc, vẽ hình là không thể thiếu được, nhất là những môn như Công nghệ, Toán, Lý . . . và những hình này thì chúng ta thường vẽ sẵn rồi chiếu hoặc đến lớp rồi mới vẽ lên bảng, nhưng bất kỳ chúng ta vẽ ở đâu thì cũng cần có độ chính xác nhất định đối với các hình vẽ đó, điều đó sẽ giúp cho học sinh dễ dàng, nhanh chóng tiếp thu và vẽ lại được, mặc dù đây có thể là hình vẽ phác hoạ. Vậy để vẽ được các hình đó trước hết người giáo viên cần nắm vững những kiến thức cơ bản về biểu diễn hình, cần có kỹ năng vẽ hình nhất định và một cái không thể thiếu được đó chính là kinh nghiệm. Ngoài những vấn đề trên chúng ta cũng có thể vận dụng các sơ đồ động để vẽ lại một số hình nhằm đơn giản hoá giúp cho học sinh dễ tiếp thu hơn. Trong phần nội dung này tôi sẽ trình bày một vài minh chứng cho vấn đề trên.
NỘI DUNG
Hình phẳng.
Hình elip là loại hình chúng ta thường sử dụng, nhưng nếu không chú ý sẽ thường xãy ra như:
+ Bị gãy góc hai đầu mốt của trục lớn (hình 1)
+ Vẽ hai đường kính vuông góc của đường tròn dưới dạng hai đường kính vuông góc mà không phải là trục của elip (hình 2), hoặc dưới dạng hai đường kính không vuông góc (hình 3)
 Hình 1 hình 2
 Hình 3
	+ Biểu diễn một tam giác vuông nội tiếp đường tròn, trong đó cạnh huyền không phải là đường biểu diễn bởi một đường kính của elip (hình 4a), vẽ đúng thì cạnh huyền phải là đường kính của elip (hình 4b)
 Hình 4a Hình 4b
	+ Biểu diễn một hình vuông nội tiếp một đường tròn, trong đó các đường chéo của hình vuông không phải là đường biểu diễn bởi hai đường kính liên hợp của elip (hình 5a), vẽ đúng thì đường chéo của hình vuông phải là đường chéo liên hợp của hình elip (hình 5b)
 Hình 5a Hình 5b
Hình không gian.
- Biểu diễn một hình chóp cụt tứ giác đều có các cạnh bên kéo dài không đồng quy (hình 6a). Nguyên nhân sai lầm là vì nghỉ rằng hai dây là hai hình vuông nằm trên hai mặt phẳng song song, nên chỉ việc biểu diễn chúng bởi hai hình bình hành tuỳ ý có các cạnh tương ứng song song. Sự thật hai hình bình hành đó còn phải đồng dạng phối cảnh với nhau. Để vẽ đúng, trước hết nên vẽ hình chóp toàn phần, sau đó dựng hình biểu diễn của đáy trên, chú ý rằng các cạnh của hai hình vuông đáy cùng nằm trên một mặt bên được biểu diễn bằng những đoạn thẳng song song (hình 6b).
 Hình 6a hình 6b
- Khi vẽ hình nón, sai lầm phổ biến là nối điểm biểu diễn đỉnh với hai đầu mút trục lớn của elip biểu diễn đáy (hình 7a), vẽ đúng là phải vẽ tiếp tuyến chung ngoài của elip đó với đỉnh (hình 7b). 
 Hình 7a Hình 7b
	- Thiếu sót khi vẽ elip gãy góc ở hai đầu mút của trục lớn cũng thường bộc lộ khi vẽ hình trụ (hình 8a), hình nón cụt (hình 8b), hình cầu (hình 8c)
 Hình 8a hình 8b hình 8c
Thiếu sót thường gặp khi vẽ hình chiếu của một điểm để có được hình chiếu của một đường (hình 9a). Khi chúng ta lấy hai điểm A, B thuộc một mặt phẳng, sau đó dùng phép chiếu song song để chiếu lên mặt phẳng thứ 2 chúng ta được hình chiếu của hai điểm đó là A’ và B’ nhưng khi chúng ta nối hai điểm đó lại để có hình chiếu của đoạn thẳng thì nó lại không song song. Cách khác là chúng ta có thể vẽ hai đoạn thẳng AA’ = BB’, sau đó nối A với B, nối A’ với B’(hình 9b)
A
B
A
B
B
A
.
A
B
 Hình 9a Hình 9b 
- Sai sót trong khi vẽ phác chiếu trục đo của hình tròn trên mặt phẳng của vật thể đó là: hai đường kính liên hợp của hình elíp không trùng với đường chéo của hình bình hành (hình 10a). Vẽ đúng đó là: hai đường kính liên hợp của hình elíp phải trùng với đường chéo của hình bình hành (hình 10b)
 DCT
DCD
R
2S
 Hình 10a Hình 10b 
3. Hình cấu tạo động cơ
- Với những hình như hình 11, chúng ta thường 
vẽ phác trong các bài ở chương V, trong quá trình vẽ 
thường mắc phải lỗi không đúng tỉ lệ, mặc dù đó là vẽ phác
 nhưng nó cũng cần có độ chính xác tương đối nào đó.
 Như chúng ta đã biết khoảng cách giữa hai điểm chết S = 2R,
 căn cứ vào đặc điểm đó để chúng ta vẽ, sẽ giúp cho chúng ta
 có được hình vẽ cân đối và hợp lý hơn.	 
 Hình 11	
	- Trong bài Cơ cấu phân phối khí khi tìm hiểu phần cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo, có sử dùng hình vẽ như hình 12a. Khi học sinh vẽ lại nếu không chú ý thường bị mắc phải lỗi như hình 12b. Cách khắc phục là khi vẽ chúng ta phải kẻ đường tâm để cho pit tông và trục khuỷu phải thẳng hàng
 Hình 12a Hình 12b
	- Cũng trong bài Cơ cấu phân phối khí khi vẽ hình cấu tạo của các cơ cấu phân phối khí chúng ta có thể sử dụng sơ đồ động để vẽ lại hình đó, với cách vẽ đó sẽ giúp cho giáo viên cũng như học sinh vẽ hình vừa nhanh vừa đơn giản rỏ ràng giúp cho phần tìm hiểu nguyên lý hoạt động dễ dàng hơn. Hình 13a là hình như trong sách giáo khoa, hình 13b là hình vẽ bằng sơ đồ động.
 Hình 13a Hình 13b 
4. Một số quy ước trong sơ đồ động
	Tên chi tiết Sơ đồ động của chi tiết
 - Bánh răng (hình chiếu đứng) 
- Bánh răng (hình chiếu cạnh) 
	- Cần bẩy
	- Khớp nối bản lề của hai thanh
	- Lò xo
KẾT LUẬN
Việc vẽ hình trong quá trình giảng dạy của giáo viên cũng như trong quá trình học của học sinh diễn ra rất thường xuyên, nếu vẽ không chính xác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học. chính vì lý do đó và trên đây là một vài kinh nghiệm vẽ hình trong quá giảng dạy của tôi xin được đưa ra để mọi người tham khảo và vẫn còn rất nhiều trường hợp nữa nhưng với giới hạn của đề tài này tôi chỉ đưa ra vài trường hợp thường gặp. Rất mong sự góp ý của mọi người
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bổ túc kiến thức và sử dụng phương tiện dạy học Từ Hồng Quang
- Vẽ kỹ thuật cơ khí Trần Hữu Quế
- Công nghệ Công nghiệp 11 Nguyễn Văn Khôi
- Nguyên lý máy Bùi Xuân liêm
 Đồng hới ngày 12 tháng 5 năm 2013
 Người viết đề tài
 Nguyễn Viết Hồng
Nhận xét của Hội đồng khoa học

File đính kèm:

  • docĐỀ TÀI MÔN CÔNG NGHỆ 11.doc
Bài giảng liên quan