Đề tài Một số vấn đề về phương pháp nhằm nâng cao chất lương giờ dạy học Ngữ văn bậc THCS
Thực tế năm học 2006 – 2007 tòan ngành giáo dục cùng hưởng ứng phong trào của Bộ Giáo dục Đào tạo là: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Thật vậy, cách học chạy theo thành tích không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của xã hội. Vì thế, làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học, đó cũng là vấn đề cần quan tâm đối với những người làm công tác giáo dục.
phẩm chất ý thức của người lao động mới, làm cho học sinh hòa nhịp với hơi thở nóng hổi của thời đại, mới hình thành cho mình những ước mơ, nguyện vọng đem hiểu biết của mình để phục vụ cuộc sống, phục vụ xã hội.Dạy bài Em bé thông minh (truyện cổ tích), giáo viên có thể đặt câu hỏi để liên hệ thực tế cho học sinh thảo luận như sau:Trong thực tế hiện nay, qua thông tin đại chúng có những em bé thông minh nào em được biết? (Giáo viên gợi ý qua chương trình Trò chuyện cuối tuần, Những chuyện lạ Việt Nam).Em học được điều gì qua nhân vật em bé thông minh mà qua những bạn nhỏ thông minh mà em biết?Việc gắn văn bản với thực tế, khiến cho học sinh sẽ hứng thú học tập và cảm thấy yêu thích môn học vì giữa văn bản với thực tế có mối quan hệ gần gũi.Cách trình bày bảng và nội dung cho học sinh ghi vào vở.Đây cũng là một trong những vấn đề trăn trở.Bảng phải được chia làm hai phần: bảng tĩnh và bảng động. Bảng động chiếm một phần ba, là nơi trình bày, minh họa các đơn vị kiến thức. Là phần bảng giáo viên có thể hướng dẫn học sinh các thao tác phân tích, tổng hợp hay mô hình hóa để dẫn đến nội dung cần ghi nhớ. Gọi là bảng động vì nó có thể bôi xóa khi học sinh khám phá ra một đơn vị tri thức mà giáo viên sẽ ghi lại ở bảng tĩnh. Bảng tĩnh là phần bảng còn lại, là nơi cố định các chuẩn kiến thức mà học sinh khám phá ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nó cần phải được trình bày chỉn chu, rõ ràng và mạch lạc. Sự phối hợp việc sử dụng bảng động và bảng tĩnh cần phải được phối hợp nhịp nhàng. Theo tôi, cứ mỗi khi dẫn dắt học sinh khám phá một đơn vị tri thức xong thì ghi ngay ở bảng tĩnh. Nội dung tri thức nếu được trình bày bằng một hình thức cân đối, hài hòa và trình tự sẽ làm cho học sinh dễ dàng ghi nhớ. Việc ghi nhớ chính là bước kởi đầu của nâng cao chất lượng. Thực tế qua nhiều đợt chỉnh lí, nhiều lần thay sách, tôi thấy có nhiều cách hướng dẫn, trình bày bảng và ghi bài. Trước đây, người giáo viên dạy theo phương pháp đi từ ý – văn, nay từ văn – ý. Với nhiều cách ghi bài khác nhau:Viết thành đoạn.Viết ý gạch đầu dòng.Dùng kí hiệu.Theo tôi, để cho học sinh biết cách viết câu, dựng đoạn trong quá trình tạo lập văn bản ta nên cho học sinh ghi thành câu, thành đoạn trong các mục phân tích làm sao cho lời lẽ trau chuốt, dùng từ chuẩn mực.Ví dụ: Khi phân tích Những mộng tưởng của em bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm (Ngữ Văn 8 – Tập 1). Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích các phần văn bản, giáo viên định hướng cho các em đi đến ý cơ bản sau:Những mộng tưởng của em bé:Với các tình tiết diễn biến hợp lý, đan xen giữa thực tế và mộng tưởng, tác giả cho ta thấy một em bé bị bỏ rơi, đói rét, cô độc nên em luôn khao khát được no ấm và được yêu thương.Có như thế khi cho học sinh tạo lập văn bản, các em chỉ lồng ghép thêm một số dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm thì sẽ trở thành một đoạn tập làm văn hoàn chỉnh.Không cần viết nhiều nhưng ít nhất cũng cần hình thành được một dàn ý cơ bản của bài giảng để học sinh tiện theo bày bảng vì cần chú ý tính mô phạm và thị phạm cho học sinh.Củng cố kiến thức:Củng cố là bước cơ bản nhằm làm cho học sinh hiểu sâu, nhớ những kiến thức cơ bản của một văn bản. Giáo viên có thể nhấn mạnh tư tưởng, chủ đề văn bản hoặc có thể đưa ra hàng loạt những câu hỏi trắc nghiệm để học sinh dựa trên những điều đã học để nhận biết, tư duy và đưa ra những đáp án đúng cho bài vừa tiếp thu. Cụ thể, khi cho hoạc sinh phân tích xong văn bản Bạn đến chơi nhà, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi trắc nghiệm như sau:Câu 1: Câu “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” được hiểu như thế nào?a.Lâu nay, bác thường xuyên tới nhà tôi chơi.b.Lâu lắm, nay bác mới tới nhà tôi chơi.c.Sao đã lâu, nay bác mới tới nhà tôi chơi?d.Sao bác đến nhà tôi chơi nhiều thế?Câu 2: Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ cả?a.Lớnb.Tất cảc.Nhiềud.Tràn trềCâu 3: Chọn cách ngắt nhịp đúng cho câu thơ: Đã bấy lâu nay bác tới nhà:.Đã bấy lâu / nay bác tới nhà..Đã bấy lâu nay / bác tới nhà..Đã / bấy lâu nay / bác tới nhà..Đã bấy lâu nay bác tới nhà.Câu 4: trong câu thơ: “Bác đến chơi đây, ta với ta”, từ bác là đại từ chỉ người thuộc:a.Ngôi thứ hai số ítb.Ngôi thứ ba số ítc.Ngôi thứ hai số nhiềud.Ngôi thứ ba số nhiềuCâu 5: Dòng nào chỉ đúng tình cảm, thái độ của Nguyễn Khuyến đối với bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?a.Đùa cợtb.Hóm hỉnh nhưng có lúc đùa cợtc.Nghiêm túcc.Chân thành, gần gũi, ấm ápQua đây có thể đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh và cũng tự nhận xetr1 thành công, chất lượng hay không.-KẾT QUẢ:Từ những suy nghĩ trên, tôi mạnh dạn áp dụng các biện pháp này vào giảng dạy Ngữ văn năm học 2007 – 2008, cho đến giữa học kì I tôi đã thu được kết quả như sau:STT LỚP SĨ SỐ ĐIỂM TRÊN 5 TỈ LỆ % ĐIỂM DƯỚI 5 TỈ LỆ % 1 6A1 39 29 74.4% 10 25.6% 2 7A3 38 32 84.2% 6 15.8% 3 8A2 38 33 86.9% 5 13.1% Kết quả trên đây phần nào phản ánh hiệu quả và tính khả thi của các phương pháp nói trên. Qua đây, tôi thấy học sinh nắm bài chắc hơn, kiến thức được khắc sâu. Trong các bài kiểm tra các em không chỉ biết trình bày đủ ý mà khi viết câu dựng đoạn, các em viết có chất văn hơn.bài viết trở nên có cảm xúc, có hồn hơn. Không những thế, nhiều bài viết còn có những ý tứ sâu sắc và mới mẻ lại được diễn đạt bằng những lời văn sáng, câu văn đẹp, giàu hình ảnh, tự nhiên giản dị, lập luận chặt chẽ và có sức truyền cảm mạnh mẽ. Trong giờ học, các em trở nên hứng thú, tích cực suy nghĩ và hăng hái phát biểu, có em lại có những câu hỏi thắc mắc hết sức độc đáo, bất ngờ thể hiện sự công phu tìm tòi qua sách vở và sự hứng khởi với những tri thức Ngữ văn. Các em có chuyển biến dần từ việc học Ngữ văn cách thụ động sang việc học có tự giác và tích cực.-BÀI HỌC KINH NGHIỆM:Nhìn chung các phương pháp nêu ra trong đề tài này không phải là phương pháp mới lạ. Trong thực tế vẫn có nhiều giáo viên ứng dụng phương pháp này, tuy nhiên còn sử dụng một cách rời rạc và chưa có mục đích rõ ràng. Việc kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn các biện pháp trên sẽ tạo ra một hiệu quả giáo dục nhất định. Mang lại hiệu quả chất lượng cho gờ học ngữ văn.Ngoài ra, giáo viên bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ các khâu lên lớp cần kích thích hứng thú tìm tòi ở học sinh qua những câu hỏi thực hiện ở nhà, khuyến khích những phát hiện mới. Hướng dẫn các em biết cách sử dụng sách tham khảo, sách nâng cao để các em biết rằng việc chiếm lĩnh tri thức tại lớp do giáo viên hướng dẫn không thì chưa đủ mà còn phải tìm tòi ở nhiều kênh khác nhau như sách báo, tạp chí, các diễn đàn văn nghệ trên tryền hình để nâng cao chất lượng của việc học văn.Muốn nâng cao chất lương hơn nữa cho giờ dạy học văn trước hết phải xuất phát từ người giáo viên. Người giáo viên không được phép tự hài lòng về chính bản thân mình. Họ phải làm mẫu gương sống động cho học sinh về tinh thần làm việc khoa học, về sự tận tụy với công việc và không ngừng nâng cao tri thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp. “Văn học là nhân học” nên trong đời sống, người giáo viên cần không ngừng tu dưỡng đạo đức, nhân cách, đặc biệt là tạo một hình tượng đẹp trong mắt mọi người xung quanh, nhất là các em học sinh để các em nhìn vào, nỗ lực hơn , tin tưởng hơn vào những giá trị mà môn Ngữ văn mang lại.-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:1.Kết luận:Việc thực hiện đề tài này không mấy khó khăn, nó hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng cho giờ học ngữ văn bậc THCS. Đây là vấn đề đã và đang được thực hiện. Tôi mong rằng, qua kinh nghiệm giảng dạy của mình, cái đọng lại sau mỗi giờ học văn bản sẽ sống mãi với các em. Đó là năng lực trí tuệ, là tình cảm, là niềm tin vào cuộc sống.Từng bước làm giảm tình trạng dạy và học đối phó, chạy theo thành tích. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu và chất lượng trở nên có căn cứ vững chắc.Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các khối và bất kì gáo viên nào cũng có thể áp dụng được.Kiến nghị:Đồ dùng dạy học cho môn Ngữ văn còn ít, đặc biệt là phần nghe nhìn. Phần tiểu sử của tác giả dùng cho giáo viên tham khảo còn hạn chế và nhất là những tác giả nước ngoài.Bên cạnh đó cần tổ chức những buổi ngoại khóa làm sân chơi cho các em tạo ra một bầu khí thi đua, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao kiến thức và tạo sự hứng khởi.Đề nghị quý phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học môn Ngữ văn của học sinh để các em được tiến bộ hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phương pháp dạy học văn – Giáo sư Phan Trọng Luận NXBĐại Học Huế 2001- Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục – PGS.TS Phạm Viết Vượng NXB GIÁO DỤC 2001- Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn Ở THCS - TS Đỗ Ngọc Thống NXB GIÁO DỤC- Aùp dụng dạy và học tích cực trong môn Văn học – dự án Việt- Bỉ NXB ĐHSP HÀ NỘI- Tạp chí nghiên cứu giáo dục – số 6/ 1999CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CƠ
File đính kèm:
- Mot so van de ve phuong phap nham nang cao chat luong day hoc van.ppt