Đề tài Ô nhiễm môi trường do giao thông

 Trái đất nóng lên đang là thách thức của nhân loại mọi quốc gia trên thế giới, nhiều biện pháp giảm thiểu tình trạng này được đưa ra.

 Nhưng hàng ngày, vẫn có một nghịch lý diễn ra, chúng ta vẫn mặc nhiên “đóng góp” thêm cho sự nóng lên bằng chính phương tiện giao thông cơ giới.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ô nhiễm môi trường do giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNGĐẠI HỌC KINH TẾ- KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆPTHẢO LUẬN MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI. Chủ đề: ô nhiễm môi trường do giao thông. “ Ngôi nhà xanh” Vì Trái đất này là của chúng ta. Trái đất nóng lên đang là thách thức của nhân loại mọi quốc gia trên thế giới, nhiều biện pháp giảm thiểu tình trạng này được đưa ra. Nhưng hàng ngày, vẫn có một nghịch lý diễn ra, chúng ta vẫn mặc nhiên “đóng góp” thêm cho sự nóng lên bằng chính phương tiện giao thông cơ giới. Tai nạn, ùn tắc, lãng phí, rối loạn từ giao thông là việc đã rồi và được mổ xẻ rất nhiều. Tôi xin đưa ra những hệ lụy về ô nhiễm môi trường từ giao thông cơ giới “góp phần” làm gia tăng biến đổi khí hậu.Mỗi ngày lại có thêm nhiều người chết và thương tích do tai nạn giao thông, nhiều đô thị lớn thường xuyên bị ùn tắc đó là những gì mà các phương tiện truyền thông thường xuyên nhắc đến trong suốt những năm qua. Nguyên Nhân&Thực trạngBiểu đồ 1. Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt NamNguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vụ KHCN&MT, Bộ GTVT, 2009Khi quá quan tâm đến mảng an toàn giao thông thì vấn đề ô nhiễm môi trường lại bị bỏ qua. Ô nhiểm môi trường giao thông là tiếng ồn, khói bụi, khí thải nhiên liệu xăng dầu vào không khí của các phương tiện tham gia giao thông như xe gắn máy, ô tô cá nhân gây ra. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4, Bụi: Khi dòng xe lưu thông trên đường, đặc biệt là khi hãm phanh, các lốp xe sẽ ma sát mạnh với mặt đường làm mòn đường, mòn các lốp xe và tạo ra bụi đá, bụi cao su và bụi sợi. Các bộ phận ma sát của phanh bị mòn cũng thải ra bụi kẽm, đồng, niken, crom, sắt và cadmi. Ngoài ra quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi cacbon.Bên cạnh các nguồn bụi sinh ra từ xe, còn có bụi đất đá, cát tồn đọng trên đường do chất lượng đường kém, do đường bẩn và do chuyên chở các vật liệu xây dựng, chuyên chở rác. Nguồn bụi này thường tồn đọng trên đường, hoặc bám theo xe và thường cuốn theo lốp xe khi xe chạy. Tiếng ồn. Tiếng ồn là dạng ô nhiễm phổ biến ở các đô thị. Trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở đô thị thì các phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 – 80 % nguồn sinh ra ồn đô thị là phương tiện giao thông bởi các nguyên nhân sau:- Tiếng ồn do động cơ, do ống xả. - Tiếng ồn do rung động các bộ phận xe. Độ ồn này phụ thuộc vào tình trạngkỹ thuật xe. Nếu xe được bảo dưỡng tốt, tình trạng máy hoàn hảo, tình trạng thùng xe và khung xe chắc chắn, độ giảm xóc tốt thì tiếng ồn sẽ giảm. - Tiếng ồn do đóng cửa xe, do còi xe, do phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường, nhiều lúc cả tiếng la hét của phụ xe đã gây giật mình hốt hoảng cho người đi đường v.v Dân số nước ta vào khoảng 86 triệu người với số lượng phương tiện giao thông cơ giới trên 1 triệu xe ôtô các loại và trên 26 triệu xe gắn máy, lượng xe gắn máy chiếm 1/4 dân số. Nhìn vào “bộ mặt” giao thông trong các đô thị lớn như Hà nội và TP.Hồ Chí minh ngày nay đã nói lên điều này.Biểu đồ 2. Số lượng xe máy trên 1.000 dân ở các thành phố lớn của Việt Nam năm 2006Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2007Nhưng chúng ta vẫn cứ mặc nhiên chịu đựng sự ngột ngạt ô nhiễm trong không khí trên đường giao thông để cố đổi lấy sự đi lại cho tự do bằng việc mỗi người một phương tiện! Đặc biệt khi bị ùn tắc giao thông trong các đô thị thì sự lãng phí nhiên liệu tăng lên, đồng thời sự ô nhiễm càng gia tăng do khối lượng phương tiện dồn ứ không di chuyển được.Đó là điều lý giải vì sao ô nhiễm môi trường giao thông ngày càng tăng cao.Hơn 26 triệu xe máy đang hoạt động đồng nghĩa với việc hơn 26 triệu bình xăng cùng với 26 triệu ống xả đang là “gánh nặng” cho bầu không khí. Trong khi sông Đồng Nai bị ô nhiễm do công ty bột ngọt Vedan đã nhiều năm lén lút xả xuống chất thải độc hại, thì bầu không khí cũng trong tình trạng ô nhiễm nhưng không phải do lén lút mà rất đường hoàng từ chính phương tiện cá nhân của mỗi chúng ta!Sử dụng giao thông cá nhân không phù hợp hay hoạch định sách lược về giao thông vận tải không đúng hướng đã dẫn đến nhiều hệ lụy. Thật khó tự lý giải vì sao một đất nước còn nghèo giá cả xăng dầu đã tăng cao mà phương tiện đi lại bằng xe gắn máy ô tô cá nhân thì thi nhau phát triển đem lại quá nhiều hệ lụy cho xã hội.Mặt khác, từ nông thôn đến thành thị từ nhà giàu đến người nghèo đâu đâu cũng phương tiện cá nhân từ ôtô du lịch, xe máy cao cấp, xe máy thông dụng, xe máy rẻ tiền phù hợp cho đủ mọi tầng lớp Đi đôi với nó là các dịch vụ đáp ứng như trạm xăng dầu các điểm sửa chửa và rửa xe tư nhân được tự do mọc lên như nấm. làm phát thải hơi xăng dầu vào không khí. Mặt khác nhiều dịch vụ xăng dầu lại “tự nhiên” mọc lên ngay ở khu dân cư hay ở khu vực chợ. Các dịch vụ sửa chửa và rửa xe nhỏ lẻ có mặt khắp nơi lại cho ra hướng ô nhiễm khác. Đó là cặn dầu mỡ các loại từ sửa chữa và nước rửa xe ra mọi nơi vào đất đai hay ao cống gây ô nhiễm vào đất và nước. Biểu đồ 3. Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho đến năm 2025 Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006-2015 Định hướng đến năm 2025, Bộ Công nghiệp, 7/2007Chưa ai thống kê hết những hệ lụy do sự bùng nổ phương tiện giao thông cá nhân bằng xe gắn máy gây ra. Điều lạ cũng là năng lượng ngang nhau nhưng với nguồn điện thì được khuyến cáo cần tiết kiệm tối đa. Còn xăng dầu phải nhập siêu có lúc giá đã lên trên 19.000 đồng/lít thì không được sự cảnh báo vào cuộc của cơ quan chức năng của xã hội đề cập đến cần tiết kiệm xăng dầu phương tiện từ nhiều phương tiện cá nhân không cần thiết.Trong khi đó, ở Mỹ khi giá cả xăng dầu tăng cao, tại một số đô thị chính quyền và các cơ quan đã kêu gọi người dân đi lại bằng xe đạp và đi bộ. Người Hà lan một đất nước giàu mà vẩn giữ truyền thống từ lâu đi làm bằng xe đạp.Đất nước ta đang trên thời kỳ phát triển hội nhập mở ra nhiều cơ hội và những thách thức. Phương tiện giao thông đã và đang là thách thức lớn cho đất nước ta sự phát triển không đúng hướng đã dẩn đến nhiều vấn nạn về an toàn, ùn tắc giao thông cho đến sự lãng phí và gây ô nhiễm đến môi trường. Đi lại bằng phương tiện cá nhân hay bằng giao thông công cộng đây là một sự lựa chọn từ cá nhân mổi con người cho đến nhà hoạch định sách lược về giao thông.Giải phápPhương tiện công cộngMột đất nước vốn đất chật người đông để bảo đảm cho an toàn giao thông tiết kiệm nhiên liệu phương tiện lại giảm thiểu về ô nhiểm môi trường. “Khéo ăn thì no khéo co thì ấm” không cách nào khác hơn là cần phải hướng tới giao thông công cộng.Đối với hệ thống cung ứng nhiên liệu bán xăng dầu cần có hướng tập trung có giới hạn trên các tuyến quốc lộ chính khoảng 5 đến 10km mới cần một trạm không nên để tự do phát triển tràn lan. Thực tế đã cho thấy do quá nhiều điểm bán xăng dầu cơ quan chức năng đã khó lòng kiểm soát nổi trong việc gian lận bán ăn bớt xăng dầu, còn nói gì đến việc quản lý gây ô nhiễm môi trường.Các điểm bán xăng dầu phải xây dựng xa khu dân cư và nơi tập trung đông đúc như chợ trường học bệnh viện. Tiến tới cần nhập công nghệ hiện đại trong kỹ thuật bơm dầu không để thoát hơi xăng dầu ra môi trường, khuyến khích và hỗ trợ các phương tiện công cộng dùng nhiên liệu sạch như CNG,Các dịch vụ sửa chửa và rửa ôtô xe máy cần có điểm tập trung đủ lớn, phải qua trình duyệt được cấp phép của các đơn vị, cơ quan về môi trường. Như thế mới có hệ thống thu gom chất thải từ dầu mỡ để xử lý. Mặt khác các dịch vụ rửa xe vốn sử dụng lãng phí rất nhiều nước, nước thải ra lại lẫn với dầu mỡ, chất tẩy. Cần phải có hệ thống xử lý giữ lại dầu mỡ và thanh lọc chất ô nhiễm để dùng lại nước này rửa xe hay mới được thải ra môi trường.Ô nhiễm môi trường gây ra từ phương tiện giao thông ảnh hưởng trực tiếp đời sống dân sinh của mổi chúng ta. Hơn thế, sự biến đổi khí hậu toàn cầu không thể thiếu sự “đóng góp” quan trọng từ số lượng quá lớn phương tiện giao thông ôtô, xe gắn máy do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch “góp phần” làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Ai cũng hiểu tài nguyên dầu mỏ có giới hạn vậy mà chúng ta sử dụng phương tiện tiêu tốn xăng dầu thì không giới hạn! Cần phải có cách ứng xử thân thiện với môi trường trong giao thông.

File đính kèm:

  • pptmoi truong vacon nguoi.ppt
Bài giảng liên quan