Đề tài Phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ban chỉ huy Liên đội ở trường Tiểu học
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (TNTP HCM) là lực lượng nòng cốt trong các phong trào Thiếu nhi, có thể nói là lực lượng giáo dục và tự giáo dục qua các hoạt động tập thể của Đội.
Đặc biệt là trong công tác xây dựng và tổ chức các họat động Đội TNTP HCM, thì lực lượng cán bộ đội rất là quan trọng. Đó là ban chỉ huy, đây là lực lượng chính điều hành mọi hoạt động của Đội trường Tiểu học để thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và lực lượng hậu bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS HCM). Sinh thời Bác Hồ đã nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Để có được con người tài đức vẹn toàn thì phải thông qua giáo dục và chỉ có giáo dục mới đáp ứng được những yêu cầu đó. Thật vậy công tác lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy là việc làm thường xuyên và vô cùng quan trọng của người phụ trách. Vì nó là yếu tố quyết định sự thành công của công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Không có cán bộ chỉ huy giỏi, tức là không thể có liên đội mạnh, cũng không thể có Liên đội xuất sắc, không xây dựng đựơc đội ngũ cán bộ chỉ huy vững mạnh thì cho dù Tổng phụ trách có năng lực tốt vẫn có thể thất bại trước việc giáo dục các em. Chính vì thế chúng ta cần nhận thức đúng, có biện pháp tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng ban chỉ huy liên chi đội nhằm nâng cao những năng lực, phẩm chất cần có của Ban chỉ huy, phát huy những sở trường, tư chất vốn có.
Với những suy nghĩ như vậy tôi xin giới thiệu những kinh nghiệm của bản thân với đề tài “ Phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ban chỉ huy Liên đội ở trường Tiểu học”
iều khiển sinh hoạt tập thể, ... * Cuối năm học: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công nhận chi đội mạnh. 3.4.2. Bồi dưỡng thường xuyên. Tổng phụ trách có chương trình bồi dưỡng Ban chỉ huy trong kế hoạch hoạt động của Liên đội ngay từ đầu năm học, theo các nhiệm vụ liên quan đến chức năng chuyên môn của từng ủy viên của từng cấp Đội. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ. 3.5. Phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy: Phương pháp bồi dưỡng, phát huy vai trò tự quản của đội là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động đội và cũng chính là những nguyện vọng của các em đối với anh chị phụ trách. Hơn ai hết, người phụ trách hiểu rõ ràng hoạt động đội là của các em cho các em và vì các em. Từ nhận thức đúng đắn đó người phụ trách đội hướng tới mục tiêu cần đạt được trong giáo dục, trước hết phải thực sự tin tưởng và tôn trọng các em phát huy dân chủ. Người Tổng phụ trách Đội phải kiên trì, không nóng vội, không bao biện làm thay, để tạo cho các em tính chủ động, sáng tạo trong sinh hoạt Đội. Với mục đích giúp Ban chỉ huy nắm chắc quy trình công tác diễn ra trong năm học, nâng cao chất lượng chỉ huy đều tay có hiệu quả. Bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển phong trào của liên đội. Trước hết người phụ trách cần bồi dưỡng tư tưởng và phẩm chất đạo đức . Ban chỉ huy Đội phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, các thành viên phải gương mẫu, chăm ngoan học tốt, mặt khác phải khiêm nhường, không nóng nảy gần gũi, biết lắng nghe ý kiến các bạn, luôn có tinh thần tổ chức giúp đỡ các ban khắc phục mọi khó khăn vươn lên học tốt. Có như thế Ban chỉ huy Đội mới vững vàng, có sức thuyết phục chi đội, liên đội. - Xây dựng các tiêu chuẩn rèn luyện cho đội viên hướng dẫn Ban chỉ huy theo dõi, đánh giá và xếp loại. - Tổ chức các cuộc kiểm tra vui về khả năng hiểu biết, những tình huống xử lý của Ban chỉ huy dưới các hình thức: Tổ chức hái hoa dân chủ, phát thanh măng non của Ban chỉ huy Tùy theo chủ điểm hàng tháng để chúng ta thực hiện các hình thức trên. + Cứ như vậy phụ trách Đội lên kế hoạch xuyên suốt cho cả năm học tùy theo đặc điểm, nhu cầu cần thiết của chỉ huy Đội mà lên kế hoạch hoạt động của liên đội. 4. Hướng dẫn nghiệp vụ cho Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, Đội ngũ phụ trách sao * Về nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức. - Công tác chuẩn bị. + Tài liệu hướng dẫn. + Phải nắm thật vững nghi thức Đội, hiểu mục đích, tác dụng của nghi thức. + Chuẩn bị nội dung cần hướng dẫn. + Chọn phương pháp truyền đạt hợp lý nhất giúp các em dễ hiểu nắm bắt nhanh,. + Phương tiện chuẩn bị cho buổi hướng dẫn + Tác phong hướng dẫn vui vẻ, lời nói động tác phải rõ ràng, mạch lạc, khẩu lệnh hô, đệm dứt khoát. Hướng dẫn nghi thức Đội. Bước 1: Tập hợp đội hình Bước 2: Giáo viên làm mẫu để các em quan sát và nhận xét. Bước 3: Hướng dẫn các em làm những động tác đó, mỗi động tác thực hiện ít nhất 2 lần để các em ghi nhớ. Bước 4: Chia các nhóm để tập luyện, người hướng dẫn quan sát và uốn nắn. Bước 5: Kiểm tra đánh giá kết quả: *Các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, dạy múa - Phương pháp hướng dẫn trò chơi. Vui chơi là một nhu cầu tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày của các em thiếu nhi. Trò chơi tác động trực tiếp đến trí tuệ, tình cảm và thể lực cho các em góp phần tạo không khí đoàn kết, thân ái trong tập thể. Chọn trò chơi: + Chọn phù hợp với đối tượng về sức khỏe, trình độ, hoàn cảnh. + Chú ý đến mục đích giáo dục cái gì, kỹ năng nào. + Chuẩn bị cơ sở vật chất: sân chơi, phần thưởng, phải chú ý bảo quản cơ sở vật chất, tránh hư hỏng, thất thoát, đảm bảo sự an toàn cho người chơi. Hướng dẫn chơi: + Ổn định tổ chức, bố trí đội hình phù hợp với trò chơi. + Xác định vị trí đứng và điều khiển của quản trò sao cho mọi khẩu lệnh, động tác đều nghe và quan sát được. + Giới thiệu trò chơi phải ngắn ngọn, hấp dẫn, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, gồm các bước sau: Bước 1: Nói tên trò chơi, chủ đề chơi. Bước 2: Nêu mục đích và yêu cầu của trò chơi Bước 3: Nói cách chơi luật chơi: cách đánh giá thắng thua và một số tình huống có thể xảy ra. Đánh giá kết quả: Chính xác, vô tư, trung thực, công bằng nội dung vô cùng quan trọng. Sau khi đã nhận xét, đánh giá cần phải động viên khích lệ ý thức tinh thần cố gắng của các em. Tạo không khí phấn khởi, hồ hởi, vui tươi, thoải mái, để lại ấn tượng tốt đẹp cho các em. Ngoài ra có thể bổ sung cho Ban chỉ huy liên đội những kiến thức về Đội. Thông qua các câu hỏi, trả lời nhanh. Ví dụ về một số câu hỏi : 1. Theo nghi thức đội TNTP HCM, có bao nhiêu yêu cầu đối với đội viên ? a. 6 yêu cầu c. 8 yêu cầu b. 7 yêu cầu d. 9 yêu cầu 2. Bài trống chào cờ được đánh bao nhiêu hồi ? a. 1 hồi c. 2 hồi b. 3 hồi d. 4 hồi 3. Khẩu hiệu của đội TNTP HCM là : a. Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại : Hãy sẵn sàng ! b. Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại : Sẵn sàng! c. Vì danh dự Đội TNTP HCM, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại : Hãy sẵn sàng ! d. Vì danh dự Đội TNTP HCM, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại : Sẵn sàng ! 4. Động tác chào trong nghi thức Đội được sử dụng trong: a. Báo cáo c. Các nghi lễ hoạt động của Đội b. Chào cờ d. a và b đúng 5. Tên bài hát được chọn làm Đội ca của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: a. Hành khúc Đội TNTP c. Tiến quân ca b. Cùng nhau ta đi lên d. Em là mầm non của Đảng 6. Bài hát được chọn làm Đội ca do nhạc sĩ nào sáng tác : a. Văn Cao c. Trịnh Công Sơn b. Phong Nhã d. Phạm Tuyên 7. Động tác chào được sử dụng trong lễ chào cờ khi: a. Trống chào cờ đánh c. Khi hát quốc ca b. Cờ đang kéo lên d. Cả a, b đều đúng 8. Tên bài hát được chọn làm Quốc ca và tác giả là: a. Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước b. Tiến Quân ca của Văn Cao c. Quốc ca của Nam Cao d. Tiến Quân ca của Phong Nhã 9. Khi thực hiện động tác thắt khăn xong, đuôi khăn: a. Bên trái dài hơn bên phải c. Hai bên bằng nhau b. Bên phải dài hơn bên trái d. Bên nào dài hơn cũng được 10. Trong phần thực hiện nghi lễ chào cờ, khẩu lệnh của đội viên TNTP HCM là: a. Chào cờ - Chào ! b. Chào Đội - Chào ! c. Chào tay - Chào ! d. Chào ! 11. Lễ chào cờ Đội được tổ chức lúc: a. Mở đầu các sinh hoạt và hoạt động của Đội b. Chào cờ đầu tuần tại trường c. Khai mạc các sinh hoạt và hoạt động của nhà trường d. Câu a, b đúng 12. Các bài trống Đội quy định hiện nay là: a. Trống chào cờ, trống đệm Quốc ca, Đội ca. b. Trống hành tiến, trống chào cờ. c. Trống chào cờ, trống chào mừng, trống cổ động. d. Trống chào cờ, trống chào mừng, trống hành tiến. III. KẾT QUẢ So với thực trạng ban đầu, sau khi điều tra áp dụng các phương pháp nhằm nâng cao có hiệu quả lựa chọn – bồi dưỡng Ban chỉ huy liên chi đội. Sau thời gian áp dụng trên 37 em Đội viên- Sao nhi trong đó Ban chỉ huy Liên, Chi đội là trong 2 năm học qua tôi nhận thấy như sau: - 100% các em trong Ban chỉ huy Đội đều là những thành viên gương mẫu, chăm ngoan, học giỏi, đạo đức tốt, gần gũi, biết lắng nghe ý kiến của bạn có tinh thần giúp đỡ khắc phục khó khăn vươn lên học tốt. - Ban chỉ huy chi đội đã tổ chức thực hiện phong trào một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo và luôn đổi mới mà hàng đầu là liên đội trưởng, chi đội trưởng. - 100% các em trong ban chỉ huy đội thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội giúp các em luôn vững vàng chủ động trong công việc. - Ban chỉ huy Đội đã phát huy được vai trò tự quản. - Trong hai năm gần đây Liên đội chúng tôi đã coi trọng công tác lựa chọn và bồi dưỡng- Hướng dẫn nghiệp vụ cho Ban chỉ huy là công việc diễn ra thường xuyên, đây là yếu tố quyết định sự thành công của công tác đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội. - Cuộc thi “Chi đội trưởng giỏi” cấp trường: Tổng số đội viên Kết quả 37 Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 27,03% 23 62,16% 4 10,81% 0 0% 0 0% IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những nội dung nghiên cứu và kết quả cho thấy trên bản thân tôi nhận thấy rằng: Muốn nâng cao nghiệp vụ, năng lực cho đội ngũ BCH Liên đội của nhà trường chúng ta cần phải: - Thường xuyên quan tâm đến công tác lựa chọn, bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội coi trọng đội ngũ này vì đây là lực lượng quan trọng gúp phần không nhỏ vào sự thành công mọi hoạt động của Liên đội - Hình thành trong các em một niềm tin và quyết tâm thực hiện những mục tiêu đề ra. Muốn vậy phụ trách phải tin tưởng và tôn trọng các em, mạnh dạn giao việc và đồng thời theo dõi kiểm tra để kịp thời động viên và uốn nắn những công việc hằng ngày của tập thể và cá nhân đội viên. - Gắn bó thường xuyên để nắm vững tình hình, tâm tư nguyện vọng của các em, đi sâu, đi sát giúp đỡ từng em có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. - Người Tổng phụ trách Đội không ngừng đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên cải thiện nội dung, hình thức quản lý, tổ chức và chỉ đạo hoạt động đội. V KẾT LUẬN Việc lựa chọn - bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên, Chi đội cũng như công tác đội ở Trường Tiểu học góp phần làm nên cuộc sống hiện thực, phong phú, muôn màu, muôn vẽ của tuổi học trò. Các hoạt động Đội tác động đến trí tuệ, tình cảm của học sinh, góp phần rèn luyện tính kỹ luật, nề nếp, tính sáng tạo và sự thông minh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của các em. Để đạt được những yêu cầu xã hội đặt ra, việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng, thông qua việc tổ chức các hoạt động Đội. Nó góp phần đáng kể trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ thế hệ tương lai của đất nước. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý chân thành của ban giám khảo những người làm công tác Đội . Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết : Trương Tiến Đạt PHIẾU NHẬN XÉT 1. NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG 2. NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ
File đính kèm:
- Phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho BCH Liên, Chi đội 2013.doc