Đề tài Phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả thể loại văn thuyết minh THCS

PHẦN A : MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Lần đầu tiên văn thuyết minh được đưa vào chương trình Ngữ văn – Trung học cơ sở. So với các loại văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm thì đây là một khái niệm mới mẻ đối với cả người dạy lẫn người học. Bởi vậy, muốn giảng dạy đạt hiệu quả thể loại thuyết minh, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, tích lũy tri thức và có một phương pháp lên lớp cho phù hợp với đặc trưng của thể loại.

Mục tiêu cần đạt được

• Về kiến thức:

Giúp giáo viên và học sinh:

- Hiểu thế nào là văn bản thuyết minh

- Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.

- Nắm được các phương pháp thuyết minh.

- Nhận diện được các đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

- Biết làm một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh cho các kiểu đề khác nhau

 

doc21 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả thể loại văn thuyết minh THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ụ thể cho người đọc “ cảm thấy” mà cốt làm cho người ta “hiểu”), khác với văn bản nghị luận ( vì ở đậy cái chính là trình bày nguyên lý, quy luật, cách thức chứ không suy luận, lý lẽ), khác với văn bản hành chính công vụ (bày tỏ quyết định, nguyện vọng, thong6 báo của ai đối với ai). Nghĩa là các loại văn bản ấy không thay thế được văn bản thuyết minh .
Tuy nhiên trong thể loại thuyết minh cũng cần có yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. Để bài viết sinh động và để cho người nghe hình dung cụ thể đối tượng, cần phải miêu tả. Có thể đó là miêu tả phong cảnh, miêu tả hoạt động, miêu tả chân dung nhưng phải có chừng mực.
Kể các truyền thuyết, các câu chuyện khác liên quan đến đối tượng làm cho bài viết có sức thuyết phục hơn.
Xen kẽ với lời miêu tả, Kể chuyện khác liên quan đến đối tượng, cần điểm thêm một số câu thơ, câu văn lời bình làm cho ý nghĩa của các tư liệu nổi bật hơn, gây ấn tượng hơn.
Một văn bản thuyết minh hay, có giá trị là một văn bản trình bày rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tựong thuyết minh.
Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh cần sử dụng chính xác, cô động, chặt chẽ, đơn nghĩa và hấp dẫn.
	Cuối cùng học sinh viết một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh theo đúng đề bài, sử dụng đúng phương pháp, đúng nội dung tri thức và theo bố cục 3 phần.
	Trên đây là toàn bộ nội dung, phương pháp giảng dạy và làm một bài văn thuyết minh trong chương trình Trung học cơ sở - đây là kiểu văn bản lần dầu tiên được đưa vào chương trình Tập làm văn ở bậc Trung học cơ sở. Loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Từ lâu Trung Quốc, Nhật Bản đã đưa vào chương trình học cho học sinh nước họ.
	Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lý do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cho con người. Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, nghành nghề nào cũng cần đến. Mua một cái truyền hình, máy bơm, máy càyđều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản. Mua một hộp bánh, trên đó cũng có ghi nơi, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng, thành phần các chất làm nên bánh Như vậy, trong đời sống hàng ngày không lúc nào ta thiếu được các văn bản thuyết minh. Đến một danh lam thắng cảnh thế nào cũng có nơi ghi lời giới thiệu lai lịch thắng cảnh. Ra ngoài phố, ta gặp các bản quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn, giới thiệu tác phẩm đoạn tríchTất cả đều là văn thuyết minh. Hai chữ “ thuyết minh” bao hàm cả ý “ giải thích, trình bày, giới thiệu” cho người đọc, người nghe hiểu rõ.
Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kỹ năng trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh. Giúp học sinh tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập lẫn đời sống hàng ngày.
PHẦN C: KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm:
	 - Thể loại thuyết minh là thể loại văn học mới đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Trung học cơ sở. Tài liệu nghiên cứu dành cho giáo viên còn thiếu nhiều, do đó không tránh khỏi thiếu sót khi nghiên cứu đề tài.
	 - Học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với một thể loại văn học mới.
	 - Sách giáo viên còn hướng dẫn sơ sài, chung chung, thậm chí có bài khó sách giáo viên lại không đáp án, không hướng dẫn.
 + Đánh giá ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục của giáo viên :
# Ưu điểm:
Giáo viên soạn giảng theo phân phối chương trình có kết hợp các phương pháp trong hoạt động dạy và học.
Trong mỗi tiết dạy giáo viên đều sử dụng tốt các phương tiện dạy học hỗ trợ.
Học sinh có hứng thú học, không nhàm chán mỗi khi có tiết Tập làm văn nói chung và thể loại thuyết minh nói riêng.
Giáo viên phân bố thời gian hợp lý khi chia nhóm thảo luận.
Học sinh nghiên cứu, học tập và khắc sâu kiến thức của bài học khá tốt.
	# Khuyết điểm:
Khi chia nhóm thảo luận, nhiầu lúc giáo viên chưa chú ý đến đối tượng là học sinh trung bình, yếu.
Có nhiều lúc giáo viên còn sử dụng phương pháp gợi mở, diễn giảng quá sâu.
Chương trình mới nên giáo viên còn thiếu kinh nghiệm.
	# Hướng khắc phục:
Soạn giáo án ít nhất 3 ngày. Nghiên cứu kỹ giáo án và phương pháp.
Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở ngắn gọn nhung chi tiết
Giáo viên cần quan tâm đến đối tượng học sinh là trung bình, yếu, giảng chậm, bồi dưỡng thêm kiến thức đã hỏng cho các em.
Giáo viên cần học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, dự giờ giáo viên đang giảng dạy ở tất cả các khối lớp để nâng cao phương pháp , năng lực, kỹ năng và tích lũy thêm trí thức cho bản thân .
Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
Thể loại thuyết minh, học sinh dược học ở lớp 8 bắt dầu từ tuần 11, tiết 44 cho đến hết tuần 22, kết thúc ở tiết 82,87 bằng bài viết Tập làm văn số 5.
Sang lớp 9: Học sinh được học thể loại này từ tuần 1 đến tuần 3.
Như vậy, nội dung của đề tài, giáo viên và học sinh có thể áp dụng ở lớp 8 và lớp 9.
Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
	 Nghiên cứu, học tập, tích lũy tri thức là quá trình lâu dài của người giáo viên. Nếu có đều kiện và khả năng, chúng tôi có thể nghiên cứu đề tài này theo một xu hướng khác: Đó là phương pháp giảng dạy thể loại thuyết minh cho từng đối tượng học sinh từ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để phù hợp với năng lực cảm nhận tri thức của các em. Giúp các em ngày càng yêu thích và ham học Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn – được gọi là “ khô khan” nói riêng.
 Trên đây là tiến trình cơ bản để giáo viên lẫn học sinh nghiên cứu giảng dạy và học tập thể loại thuyết minh trong phân môn Tập làm văn. Chúng tôi nghĩ rằng đây là ý kiến cũng như kinh nghiệm của chúng tôi có được sau bao năm giảng dạy chương trình lớp 8, ắt sẽ có nhiều thiếu sót. Chúng tôi chân thành mong dợi những đóng góp của Ban giám hiệu và Hội đồng khoa học của ngành để góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung.
	GÒ DẦU , ngày tháng năm 2008
 Thực hiện
PHẦN E: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1,2
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Nhà xuất bản giáo dục.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004- 2007) Môn Ngữ văn – Quyển 1
- Bộ Giáo dục và Đào tạo – Vụ Giáo dục Trung học.
- Nhà xuất bản giáo dục
3. Thiết kế bài giảng Ngữ vănTHCS tập 1,2
- Tác giả: Nguyễn Văn Đường ( chủ biên)
- Nhà xuất bản Hà Nội.
4. Tư liệu Ngữ văn 8
- Tác giả: Nguyễn Ngọc Thống – Nguyễn Văn Hiệp – Nguyễn Trọng Hoàn.
- Nhà xuất bản giáo dục
5. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận lớp 8.
- Tác giả: Đoàn Thị Kim Nhung (chủ biên) – Hoàng Thị Minh Thảo
- Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
6. Các dạng bài tập làm vănvà cảm thụ thơ văn lớp 8
- Tác giả: Cao Bích Xuân
- Nhà xuất bản Giáo dục
	BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
	@
TÊN ĐỀ TÀI: Phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả thể loại văn thuyết minh THCS
Tác giả: Tổ Văn
Đơn vị: Trường THCS Thị Trấn
Lí do chọn đề tài:
Văn bản thuyết minh là một khái niệm còn mới mẻ đối với người dạy lẫn người học. Vì vậy người dạy cần có một phương pháp lên lớp cho phù hợp với đặc trưng của thể loại.
Đối tượng , phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả thể loại văn thuyết minh THCS.
Nghiên cứu tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 1,2; Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 8; Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận lớp 8; Cảm thụ thơ văn 8
3.Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với thể loại thuyết minh trong phân môn Tập làm văn 8
4.Hiệu quả áp dụng:
Giáo viên đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp
Học sinh có cơ sở học tập đạt hiệu quả.
Phạm vi áp dụng:
Lớp 8: Bắt đầu từ tuần 11 đến tuần 22.
Lớp 9: Bắt đầu ôn tập và học tiếp từ tuần 1 đến tuần 3
GÒ DẦU, ngày tháng năm 2008
THỰC HIỆN
TỔ VĂN 
LỜI NÓI ĐẦU
 Từ năm học 2005 – 2006, sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 được triển khai và giảng dạy trong phạm vi toàn quốc. Chương trính và sách khoa Ngữ văn 8 nói riêng có nhiều thay đổi so với chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn cũ. Trong chương trình Ngữ văn 
 Trung học cơ sở hiện nay, các phân môn được dạy tích hợp với nhau, không có riêng cho nó một cuốn sách giáo khoa. Tuy vậy, “ Giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ nhận việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kỹ năng thuộc từng phân môn thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn.”
 Phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 được sắp xếp và giảng dạy không quá khó nhưng có thêm một thể loại mới được đưa vào đó là văn bản thuyết minh. Đây là một thể loại hoàn toàn mới, tư liệu tham khảm cho giáo viên lẫn học sinh còn quá ít. Vì vậy giáo viên phải truyền thụ kiến thức ra sao ? cung cấp những tư liệu nào ? Để khi lên lớp giáo viên không bị “ ướt” hay “cháy” giáo án mà kết quả thu nhận thật mỹ mãn . Đó là thành công của người giáo viên.
 Từ thực tiễn đó, để hướng dẫn học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn nói chung và thể loịa thuyết minh nói riêng, giáo viên phải dụng phương pháp nào, phải tìm tòi, nghiên cứu, tích lũy tri thức như thế nào để truyền thụ cho học sinh đạt hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản đối với từng giáo viên. Đó là lý do để chúng tôi ghi nhậnvà trình bày lại kinh nghiệm “ Phương pháp đạt hiệu quả thể loại thuyết minh Tập làm văn 8”
Bài viết gồm 3 phần trọng tâm:
Phần A: Mở đầu.
Phần B: Nội dung.
Phần C: Kết luận.
Dạy văn là một quá trình rất khó đòi hỏi người giáo viên phải có tài năng, có nghệ thuật sư phạm cũng như vốn kinh nghiệm phong phú. Chúng tôi chỉ trình bày một phần nhỏ kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình giảng dạy. Rất mong được những ý kiến đóng góp của các thầy cô đồng nghiệp để việc giảng dạy phân môn Tập làm văn nói chung và thể loại thuyết minh nói riêng đạt hiệu quả.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
ĐẠT HIỆU QUẢ
THỂ LOẠI VĂN THUYẾT MINH
THCS
Ì
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
PHÒNG GIÁO DỤC GÒ DẦU
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN
Þ Þ Þ
CHUYÊN ĐỀ HỌC KÌ I
THỰC HIỆN : TỔ VĂN
GÒ DẦU, ngày tháng năm 2008

File đính kèm:

  • docgiao trinh.doc