Đề tài Quy trình kỹ thuật trồng thanh long

1. Chuẩn bị đất
Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 - 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình kỹ thuật trồng thanh long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n kiểm soát độ ẩm đất, không để vườn khô hạn trong thời kỳ cây nuôi quả.Kỹ thuật trồng xoài I. Chuẩn bị đất trồng:            1. Đất: Xoài mọc tốt trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát hay thịt pha cát có tầng đất mặt dày, thoát nước tốt, có thuỷ cấp không sâu quá 2,5m, chủ động và có đê bao chống lũ triệt để.            Đất nhẹ, kém màu mỡ giúp cây xoài dễ cho nhiều hoa và đậu trái nhưng trái nhỏ và phẩm chất kém. Đất màu mỡ và đủ nước thì giúp cây phát triển tốt, cho trái ít nhưng trái to, đẹp và phẩm chất tốt.            Xoài chịu được pH từ 5,5 – 7. Đất chua (pH nhỏ hơn hay bằng 5) làm cây phát triển kém (cần phải bón thêm vôi từ 1-2 tấn/ha).            2. Đào mương lên líp: Để tránh bị ngập úng trong mùa mưa cần đào mương lên líp. Líp trung bình rộng 6-8m, mương rộng 3-4m. Vùng ĐBSCL (đất thấp) nên lên mô, đường kính mô từ 80-100 cm, cao 30-60 cm.             3. Trồng cây chắn gió: Cây chắn gió được trồng thành rào chắn xung quanh vườn, dùng cây chắn gió như Bạch đàn nhằm ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, hạn chế thiệt hại do gió bão gây ra.             4. Mật độ trồng:            Vì cây xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30-50 năm). Do đó trong thâm canh nên áp dụng khoảng cách là 5 x 6m hoặc 6 x 6m tương đương mật độ từ 270 - 300 cây/ha sau đó đốn tỉa dần. II. Cây giống:            - Xoài được trồng phổ biến bằng cây tháp, phương pháp được áp dụng rộng rãi ở ĐBSCL để nhân giống cây con, cũng có thể dùng tháp mắt và tháp cành để cải tạo các vườn xoài có phẩm chất trái kém hoặc để tạo giống mới. Với phương pháp này xoài có thể cho trái sau 3-4 năm.            - Nên mua giống ở các cơ sở đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, sử dụng cây giống có chất lượng tốt.            + Có từ 2-3 cơi đọt, cao từ 60-80 cm.            + Đường kính gốc từ 1-1.5 cm.            + Lá có màu xanh đậm, không nhiễm sâu bệnh.  III. Tưới nước:             Nhu cầu tổng lượng nước trung bình cung cấp cho 1ha xoài/năm khoảng 11.000 m3.             - Trong thời kỳ cây còn nhỏ, việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm để đảm bảo cho cây phát triển liên tục, đặc biệt trong thời gian mới trồng.             - Đối với cây trưởng thành sau khi thu hoạch, duy trì đủ độ ẩm cho cây, giúp cây phát triển tốt (mùa nắng thường tưới 1 lần/tuần).            - Cây đang mang trái, cần cung cấp đầy đủ nước cho cây và trái phát triển bình thường (giữ cho mặt đất luôn ẩm). Tuy nhiên, nếu thừa hay thiếu nước đều làm rụng trái, thiếu nước tỷ lệ trái nhỏ nhiều. Nên quản lý cỏ hợp lý trong vườn để tránh xói mòn, đất được thông thoáng, giữ phân, nước và cải tạo đất.IV. Tỉa cành tạo tán:            Mục đích tỉa cành tạo tán là để cây có bộ khung cân đối, cao vừa phải và cây được thông thoáng.            - Đối với vườn trồng mới: khi thân chính cao khoảng 0,6-1 m (khoảng 1 năm tuổi) tiến hành bấm đọt và chỗ cắt đọt sẽ ra nhiều chồi, chỉ giữ lại 3-4 chồi phân bố theo hướng đều nhau (không nên để nhiều chồi). Quá trình tỉa cành tạo tán nên tiến hành liên tục trong những năm về sau.             - Cây trong thời kỳ kinh doanh: sau khi thu hoạch và trước khi trổ bông (khi cây hoàn tất việc đâm tược) nên cắt những cành mọc trong tán, cành nhỏ, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành thấp sát mặt đất             - Đối với những cây xoài quá lão: có thể làm trẻ hoá bằng cách cưa bớt, bỏ hết những nhánh con chỉ chừa lại bộ khung chính. Cây trẻ hoá cho cành lá rất mạnh và chỉ ra hoa 1-2 năm sau. V. Bón phân:            Lượng phân bón tuỳ theo tuổi cây, đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây, năng suất cây của vụ trước, từng giai đoạn phát triển trái cần phân để phát triển. Thông thường có thể bón phân như sau:            - Cây tơ: Sử dụng phân hữu cơ khi mới trồng khoảng 2-3 kg/cây hoặc hữu cơ vi sinh từ 0,5-1 kg/cây và bón trước khi đặt cây 2-3 ngày.            Cần bón phân hoá học khoảng 300-500gr NPK(16-16-8) hoặc (20-20-15) và 300gr Urê cho mỗi cây/1 năm. Lượng phân của 1 năm nên được chia đều thành 5-6 lần, bón và cung cấp cho cây dưới dạng dung dịch (pha với nước) tưới quanh gốc.             - Cây trưởng thành:            Sử dụng phân hữu cơ từ 10-20 kg/cây/năm hoặc hữu cơ vi sinh từ 5-10 kg/cây/năm (bón 1 lần, đợt 1). Kết hợp bón khoảng 2-5 kg NPK (16-16-8) hoặc (20-20-15) và 2-3 kg Urê chia đều làm 4 lần bón cho cây theo các đợt sau:            Đợt 1: Sau khi tỉa cành tạo tán, để kích thích cây ra đọt (50% hữu cơ + 60% N + 40% P + 40% K).            Đợt 2: Trước khi ra hoa, kích thích hình thành mầm hoa, thúc hoa (25 % hữu cơ + 60% P + 30% K).            Đợt 3: Giai đoạn khi trái non đường kính 1cm (giai đoạn phát triển trái chậm, 25 % hữu cơ + 20% N + 15% K).            Đợt 4: Giai đoạn trái phát triển (khoảng 35-65 ngày sau đậu trái giai đoạn phát triển trái nhanh, 20% N + 15% P + 15% K).            Tưới đẫm cho cây sau mỗi lần bón phân.            - Việc bón thêm vôi từ 500-1000 kg/ha rất cần thiết để giảm độ chua của đất. Bón vôi vào cuối mùa nắng, rải vôi đều trên mặt đất sau đó xới nhẹ sâu khoảng 5-7 cm bên trong tán cây.            - Cần bổ sung thêm Canxi: giảm rụng trái, nứt trái, giảm sâu bệnh phun giai đoạn từ khi đậu trái đến khi trái được 60 ngày. Nên lưu ý rằng Canxi không chuyển vị trong cây và không di chuyển trong đất, do đó khi cần bổ sung cho trái thì phải phun trực tiếp lên trái chứ không phun lên lá, lên cây và bón vào đất thì không giải quyết được nhu cầu vôi của trái.            - Bo làm tăng đậu trái, nên phun hai lần vào giai đoạn trước khi hoa nở và hoa nở được 3-4 ngày.                   Ngoài ra hằng năm nên vét bùn mương bồi gốc xoài dày 1-2 cm. VI. Xử lý ra hoa:            1. Những điều cần lưu ý trước khi xử lý:            Cần tạo cho cây có bộ khung tán hoàn chỉnh, thông thoáng, đủ ánh sáng.            Cây phải khoẻ mạnh không bị sâu, bệnh.            Bón phân cân đối, nhất là lân (P­­2O5) để tạo điều kiện thuận lợi cho cây ra hoa.            Cần xử lý cho cây ra đọt đồng loạt sau khi thu hoạch xoài. Cây xoài tơ có thể ra từ 2-3 cơi đọt, cây già chỉ cần ra 1 cơi đọt có thể ra hoa (cây già nếu khó ra đọt ta có thể xử lý bằng thioure, Urê 1-2 kg/100 lít nước).            2. Cách thực hiện:            Sau khi thu hoạch 1-1,5 tháng tiến hành các bước sau đây:            2.1. Xử lý xoài ra hoa mùa nghịch:      Bước 1: Tỉa cành + Bón phân            Tỉa cành khuất, cành bị sâu bệnh.            Bón phân: NPK, Trung vi lượng, hữu cơ (NPK: tỉ lệ 3:1:1).            Hữu cơ: 3-5 kg hữu cơ vi sinh (Humix, Sông Gianh  hoặc 20-50kg phân chuồng hoai mục)/cây.            Vôi: Dolomit: 2kg/cây            Phân vô cơ: 1,5kg Urea + 1,5kg (20-20-15)/cây.            Bón thêm: 50-100g Borax/cây (Tuy nhiên: liều lượng bón phân phụ thuộc năng suất vụ trước)            Bước 2: Kích thích chồi non ra đồng loạt            Phun: Dola 02 X: 50g /10 lít nước hoặc KNO3 150g /10 lít nước, 7-14 ngày sau toàn bộ các chồi nhú đọt non 3-5 cm. Chú ý phòng trừ sâu, bệnh bảo vệ đọt non (bệnh thán thư, bọ cắt lá, rầy)            Giai đoạn này thích hợp nhất để tưới Paclo giúp cây phân hóa mầm hoa.            Bước 3: Xử lý Paclo             Dùng bàn chải sắt đánh sạch gốc cách mặt đất khoảng 30cm            Dùng len đào 1 rãnh nhỏ sâu 10cm, ngang 5cm xung quanh gốc cây (sát gốc).            Tưới Paclo theo liều lượng 1-2gr hoạt chất/1m đường kính tán.            Tưới dung dịch thuốc từ trên thân cây khoảng 50cm cho thuốc chảy dài và đọng vào rãnh. Cần tưới đẫm nước trong 3 ngày đầu và giữ ẩm cho cây 3 tuần để cây dễ hấp thu thuốc.            Bước 4: Phun phân MKP (0-52-34) liều 40gr /10 lít nước, phun đều 2 mặt lá cách nhau khoảng 10 ngày/lần, phun 3 lần.             Sau 2-3 tháng phun Dola 02X: 50g/10 lít, sau 5-7 ngày phun tiếp đợt 2 bằng nửa liều đợt 1 để thúc cây ra hoa đồng loạt (lưu ý nên kích thích ra hoa khi thời tiết khô ráo, rút nước trong mương vườn ra).            2.2. Xử lý xoài ra hoa chính vụ:            Sau thu hoạch, tiến hành tỉa cành tạo tán, bón phân cân đối, tưới nước, kích thích cho cây ra chồi đồng loạt. Sau đó phun phân MKP (0-52-34) liều 40gr /10 lít nước, cách nhau khoảng 10 ngày/lần, phun 3 lần để cây hấp thu nhiều lân và đối kháng đạm. Quan sát thấy tự nhiên có một số cây trong vườn ra một ít hoa (tháng 11-12, khi có tiết lạnh) ta tiến hành phun Dola 02 X: 50g / 10 lít, sau 5-7 ngày phun tiếp đợt 2 bằng nửa liều đợt 1 để thúc cây ra hoa đồng loạt, nên lưu ý cần cân đối nguồn lực và chia vườn ra làm 2-3 lần phun xịt để sau dễ đối phó với thời tiết bất lợi và tiêu thụ dễ dàng hơn.   VII. BVTV:            Cần theo dõi phòng trừ sâu, bệnh trong các giai đoạn sau:            - Khi cây ra đọt non phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư, sâu ăn lá, rầy  bông xoài.             - Khi xoài “lú cựa gà”. Giai đoạn này có thể có rầy bông xoài, sâu ăn bông và bệnh thán thư. Cần cung cấp thêm nguyên tố Bo để gia tăng sức sống hạt phấn, hỗ trợ sự đậu trái.            - Khi phát hoa đạt kích thước tối đa và có một vài hoa trong cùng vừa nở, có thể xuất hiện nhiều dịch hại cùng một lúc như rầy bông xoài, bọ trĩ, sâu đo ăn bông, sâu nhiếu ăn bông, sâu đục lòn bông và bệnh thán thư.            - Khi hoa đang nở rộ, giai đoạn này cây rất cần thời tiết nóng ấm, khô ráo và cần nhiều côn trùng thụ phấn như ong mật, ruồi nhà bướmDo vậy ngưng sử dụng thuốc trừ sâu, nhằm bảo vệ côn trùng có ích. Gió cũng được xem là tác nhân quan trọng giúp phấn xoài có thể tung đi xa và thụ phấn chéo. Bệnh thán thư là bệnh quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của mùa vụ.            - Khi xoài đã đậu trái non bằng đầu đũa ăn (hạt đậu) đến đầu ngón tay út (hạt sen) đồng thời cũng là giai đoạn rụng trái non nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi (cây bị Stress). Giai đoạn này bọ trĩ là đối tượng gây hại quan trọng số 1, kế đến là rầy bông xoài và bệnh thán thư.            - Sau khi đậu trái khoảng 40-45 ngày, tiến hành xử lý bệnh thán thư, sâu đục trái, rệp sáp để bao trái.            - Đối với cây không bao trái giai đoạn  khoảng 55-60 ngày tuổi ngừa bệnh xì mũ, sâu đục trái, rệp sáp.

File đính kèm:

  • pptCAY AN QUA.ppt
Bài giảng liên quan