Đề tài Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vẽ biểu đồ của học sinh lớp 9 trường PTDTBT-THCS Nậm Hàng

Môn Địa Lí là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu về Trái Đất thiên nhiên và con người các châu lục nói chung , thiên nhiên và con người Việt Nam nói riêng.

Đối với môn Địa Lí 9 mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lý tỉnh, thành phố nơi các em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả tốt nhất

 

docx24 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vẽ biểu đồ của học sinh lớp 9 trường PTDTBT-THCS Nậm Hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ành phần phải đúng 100
+ Bước 2: từ bảng số liệi tương đối chuyển thành bảng đo độ tương ứng, cách làm: lấy số liệu % ở bảng nhân với 3,60 ( vì 1% ứng 3,60)
Loại cây
Cơ cấu diện tích gieo trồng (%).
Góc ở tâm trên biểu đồ tròn (độ).
Năm 1990
Năm 2002
Năm 1990
Năm 2002
Tổng số
100
100
3600
3600
Cây lương thực
71,6
64,8
2580
2330
Cây công nghiệp
13,3
18,2
480
660
Cây t/phẩm, cây ăn quả, cây khác.
15,1
16,9
540
610
+ Bước 3: vẽ biểu đồ: bắt đầu vẽ từ “tia 12 giờ” theo chiều kim đồng hồ (Như hình 1).
 Hình 1
Vẽ cung hình quạt có cung ứng với số liệu ở bảng đo độ (dùng thước đo độ), vẽ đến đâu chú giải đén đó và lập luôn bảng chú giải.
* Hoạt động 2: Cá nhân:
+ Bước 1: Học sinh vẽ biểu đồ các công việc tuần tự như hướng dẫn trên: tính toán lập bảng số liệu tương đối và lập bảng đo độ (vẽ hai biểu đồ theo bán kính đã cho).
+ Bước 2: Học sinh đối chiếu với nhau về biểu đồ đã vẽ và đối chiếu với biểu đồ đúng do giáo viên công bố ( hình 2) giúp nhau sửa chữa hoàn thiễn biểu đồ.
Hình 2: Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các
 loại cây năm 1990 và năm 2000.
* Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm
+ Bước 1: Học sinh (theo nhóm 5 - 6 em) thảo luận, quan sát biểu đồ, kết hợp với bảng số liệu, rút ra nhận xét về sự thay đổi qui mô diện tích và tỷ trọng gieo trồng của các cây.
+ Bước2: đại diện 1 nhóm trình bày kết quat làm việc của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận kiến thức đúng - các nhóm tự đánh giá kết quả bài làmcủa mình.
- Cuối cùng giáo viên đánh giá bài thực hành của học sinh.
VD2: Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng duyên hải Nam trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét. ( BT2/SGK - tr 99)
- Khi học sinh làm bài tập này giáo viên lưu ý học sinh:
Bước 1: Cần dựa vào bảng số liệu đã cho, xem số liệu thấp nhất là bao nhiêu? ( 0,8 nghìn ha); cao nhất là bao nhiêu? ( 6,0 nghìn ha) ¦ Như vậy học sinh có thể chia cột đơn vị từ 0 ¦ 6 nghìn ha.
Bước 2: Trục dọc sẽ thể hiện đơn vị nghìn ha. trục ngang là tên các tỉnh, thàn phố.
+ Mỗi tỉnh, thành phố sẽ dựng được một cột theo số liệu đã cho.
Bước 3: Sau khi vẽ xong học sinh phải biết nhận xét tỉnh, thành phố nào có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất, ít nhất.
Biểu đồ diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng duyên hải nam trung bộ năm 2002
Nghìn ha
VD3: Bài 16 (SGK): Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
 Trong bài này giáo viên cần lưu ý học sinh:
+ Mỗi ngành kinh tế sẽ thể hiện trên một miền.
+ Để đánh dấu các trị số được dễ dàng học sinh nên kẻ những đường thẳng mờ từ các năm thẳng lên để đánh dâu cho dễ và chính xác. + Vẽ đến đâu, kẻ vạch, tô màu đến đó.
Năm
Biểu đồ cơ cấu GDP thời kì 1991-2002
Dạng biểu đồ cột chồng: 
 Ví dụ: Bài tập 2 (Trang 33- SGK Địa Lí 9)
Cho bảng số liệu sau. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (đơn vị %) 
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
SP trứng sữa
SP phụ chăn nuôi
1990
100
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100
62,8
17,5
17,3
2,4
A) Cách vẽ:
Bước 1: - Vẽ hệ trục tọa độ Ox là 100%. trục o y là năm
 - Vẽ hình chữ nhật có chiều dài tương ứng với 100 %, chiều rộng bằng nhau 
Bước 2: Dựa vào bảng số liệu và vẽ từng chỉ tiêu 
Bước 3: Dùng ký hiệu riêng cho từng chỉ tiêu
Lập bảng chú giải 
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này kết quả đạt được như sau:
- Học sinh xác định được cách chọn và vẽ biểu đồ phù hợp, đúng với yêu cầu đề bài.
- Học sinh nắm được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ.
- Học sinh nắm được các kĩ năng cơ bản khi vẽ biểu đồ.
- Học sinh biết khai thác biểu đồ để nhận xét một cách tương đối ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ theo yêu cầu của đề bài.
Từ đó tỉ lệ học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ được đánh giá qua các bài kiểm tra một tiết ngày càng cao hơn qua các năm. Kết quả cụ thể như sau:
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRONG CÁC BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT QUA CÁC NĂM
Naêm hoïc
Khối lớp
Tổng soá HS
HS vẽ và nhận xét biểu đồ đúng
HS vẽ và nhận xét biểu đồ sai
SL
(%)
SL
(%)
2009-2010
9
90
43
47,8
47
52,2
2010-2011
9
86
70
81,4
16
18,6
 	Qua bảng thống kê trên, ta thấy số lượng học sinh sau khi vận dụng các kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ nêu trên vào các bài làm kểm tra một tiết trong từng năm học tăng lên rõ rệt. 
Năm học: 2009 – 2010 là năm đầu tiên áp dụng các kỹ năng trên vào giảng dạy, số học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ đúng chỉ đạt 47,8%
Năm học: 2010-2011, số học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ đúng đạt 81,4%, tăng hơn so với năm học 2009-2010 đến 33,6%
- Đặc biệt là qua kết quả thi kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2011-2012 số học sinh vẽ đúng biểu đồ đạt 90 % .Nhờ đó mà chất lượng học tập bộ môn cũng được nâng cao rõ rệt chất lượng thi kiểm tra học kì I năm học 2011-2012 vừa qua đạt từ điểm 5 trở lên là 98,9% ,còn chất lượng bộ môn cũng tăng lên rõ rệt đạt 98,9% trên trung bình . 
Như vậy, qua các số liệu này cho chúng ta nhận định rằng kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ địa lí của học sinh lớp 9 ngày càng được củng cố vững chắc. và kĩ năng vẽ ,nhận xét biểu đồ của học sinh ngày càng thành thạo ,nhuần nhuyễn hơn .nhờ đó mà các em cũng hướng thú hơn trong các tiết học ,nhất là các tiết thực hành .Chính vì vậy mà chất lượng học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt so với các năm học trước .Tuy nhiên, kết quả khả quan nêu trên cũng mới chỉ là sự thử nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy.
PHẦN KẾT LUẬN
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Giáo viên phải giúp học sinh nắm rõ mục đích, yêu cầu của bài tập và kỹ năng chính phải rèn luyện.
- Học sinh phải có sự chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng học tập cho bài thực hành.
- Giáo viên cần chuẩn bị một số phương pháp dạy học cần thiết như phương pháp thực hành kết hợp với nêu - giải quyết vấn đề, phương pháp kiểm tra đánh giá trực tiếp trên lớp nhằm giúp học sinh nhận ra ưu - nhược điểm trong bài tập của mình để sửa chữa
- Các bước vẽ biểu đồ cần được tiến hành theo tuần tự.
- Giáo viên có thể kết hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: cá nhân, theo cặp, theo nhóm; khuyến khích các em tự kiểm tra đánh giá bài làm của nhau,từ đó giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập.
- Giáo viên bộ môn cũng có thể sử dụng một số thiết bị, đồ dùng cho bài tập vẽ biểu đồ như bảng số liệu đã sử lí sẵn, biểu đồ đã hoàn thành đưa ra trước học sinh để các em đối chiếu so sánh với kết quả của mình.
- Ngày nay, giáo viên cũng có thể áp dụng công nghệ thông tin để rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh trên máy tính.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu về việc “ rèn luyện kỹ năng nhận biết và vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường PTDTB-THCS Nậm Hàng” tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân, giúp - Giáo viên có phương pháp dạy học cần thiết, kết hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, sử dụng một số thiết bị, đồ dùng phù hợp với từng đối tượng học sinh, giáo viên cũng có thể áp dụng công nghệ thông tin để rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh trên máy tính.và qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy trực tiếp trên lớp giúp học sinh nhận ra ưu - nhược điểm trong bài tập của mình để sửa chữa. Các em đã nắm được các bước vẽ biểu đồ cần được tiến hành như thế nào.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy căn cứ vào hiệu quả thu được từ kết quả học tập cụ thể của học sinh số học , những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài tôi nhận thấy việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài để đưa đề tài vào quá trình dạy và học rất có tính ứng dụng cao giúp cho giáo viên tìm ra được các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh đặc biệt là vùng đặc biệt khó khăn như địa bàn xã Nậm Hàng, quan trọng hơn cả là qua việc đưa đề tài vào giảng dạy chất lượng môn học đã không ngừng được nâng lên. 
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với học sinh:
- Muốn nâng cao, củng cố kỹ năng vẽ biểu đồ thì trước tiên học sinh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho học tập.
- Thực hiện tốt các bước, các thao tác theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh có thể tổ chức các nhóm, đôi học tập để trao đổi nhận xét, đánh giá kết quả của nhau.
2- Đối với giáo viên bộ môn:
- Trong các giờ thực hành vẽ biểu đồ phải thường xuyên quan sát, hướng dẫn sửa chữa các lỗi sai của học sinh.
- Có những phương pháp dạy học phù hợp: hướng dẫn các bước, các thao tác sao cho học sinh dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Ngoài thời gian chính khóa những giờ tự chọn theo chủ đề: giáo viên có thể dành hẳn một chuyên đề về rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh để các em nắm được các dạng biểu đồ thường gặp.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt học tập bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng và trong việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
3. Đối với nhà trường:
- Có những biện pháp thiết thực động viên, giúp đỡ những nghèo, khó khăn có đủ đồ dùng học tập.
- Tổ chức các chuyên đề dạy học rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
- Yêu cầu giáo viên bộ môn kiểm tra, đánh giá thường xuyên để thấy được sự tiến bộ của học sinh.
Tài liệu tham khảo
3.1/Nguyễn Dược, sách giáo viên môn Địa Lí 9
1- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí THCS - Phạm Thu Phương (chủ biên)
2- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Địa lí - Bộ Giáo dục và Đào Tạo.
3- Tuyển chọn những bài luyện thực hành kĩ năng môn Địa lí - Đỗ Ngọc Tiến- Phí Công Việt.
4- Hướng dẫn học và ôn tập Địa lí THCS - Đặng Văn Đức.
1/ TÀI LIỆU ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU:
1.1/Đỗ Thị Minh Đức, Một số kinh nghiệm luyện thi học sinh giỏi môn Địa Lí về phân tích bảng số liệu và biểu đồ, nội dung và phương pháp dạy học sinh giỏi quốc gia môn Địa Lí, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 12/2000.
2.1/Mai Xuân San, Rèn luyện kỹ năng Địa Lí, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 1998.

File đính kèm:

  • docxĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2012-2013.docx
Bài giảng liên quan