Đề tài Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn toán về phép cộng lớp ở lớp 2
Em chọn đề tài thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn toán về phép cộng lớp ở lớp 2 để nghiên cứu, vì nó giúp cho học sinh Tiểu học bước đầu sớm hoàn thiện được kỹ năng đặt tính và thực hiện phép tính, về phép cộng (không nhớ) và phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 về phép cộng ở lớp 2 rất quan trọng nó góp phần xây dựng cho học sinh biết được từ phép cộng sang phép trừ ở học kỳ I và phép nhân, chia ở học kỳ II. Từ đó tổng hợp được bốn phép tính để sau này các em lên những lớp trên các em có thể học một cách dễ dàng.
thực trạng dạy học trong trường Tiểu học Vĩnh châu 6. Qua đó đề xuất, áp dụng một số phương pháp dạy học theo hướng hoạt động học tập của học sinh để từng bước nâng cao chất lượng học tập của bộ môn toán về phép cộng ở lớp 2. III. Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là thực hiện đổi mới về cách dạy và cách học phân môn toán về phép cộng lớp 2. 2. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2 Trường TH Vĩnh Châu 6. Học sinh lớp 2 Trường TH Vĩnh Châu 6. 3. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình giáo viên soạn giáo án, giáo viên trực tiếp dạy học mang tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh năm học 2005 - 2006 và 2006 - 2007. Năm 2006 - 2007 lớp học gồm có 27 học sinh. IV. Giả thuyết khoa học: Giáo viên nắm vững về học tập của học sinh Tiểu học ở lớp 2. Nhằm làm cho các học sinh nắm các kiến thức rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cách đặt tính và thực hiện phép tính về phép cộng ở lớp 2 là một yêu cầu không thể thiếu đối với việc nắm vững “Phương pháp dạy học toán về phép cộng ở lớp 2” để truyền đạt đến học sinh. Đối với học sinh phải hoạt động, phải học tập suy nghĩ và làm việc tích cực, phải biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn như: có ý thức trong học tập, thấy bạn thực hiện về phép cộng nhanh, đúng (hay) từ đó các em có ý thức học tập tốt hơn. V. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về phép cộng ở lớp 2 và hoạt động học tập của học sinh đối với một số bài toán về phép cộng. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP CHUNG ĐỂ DẠY CÁC BÀI PHÉP CỘNG Ở LỚP 2 Trong quá trình dạy học giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học ở Tiểu học. Cũng có thể kết hợp với nhiều hình thức tổ chức lớp để dạy học. Trong đó có các bài liên quan đến phép cộng như: có 8 tiết luyện tập, tiết ôn tập và kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I. Giáo viên chấm bài thông qua việc kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể biết được khả năng tiếp thu bài của học sinh, các em, thường sai và sai ở những chỗ nào? Từ đó giáo viên áp dụng phương pháp dạy học như: Phương pháp trực quan. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp giảng giải. Phương pháp thực hành- Luyện tập và nêu vấn đề. Hình thành khái niệm về các nội dung của phép cộng như: Tổ chức cho học sinh tự giải, tự tính, tự nhận xét, giao bài tập về nhà, kiểm tra lẫn nhau với bạn cùng ngồi bàn bạc chung hoặc nhóm. Giáo viên quan sát và hướng dẫn học sinh biết đặt tính theo cột dọc, ngang. Kỹ thuật tính, thực hiện phép tính và từ đó có kết quả đúng. Tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để tự chiếm lĩnh tri thức và sau đó vận dụng trong thực hành. Giáo viên sẽ nói ít, giảng giải ít, làm mẫu ít nhưng thường xuyên làm việc với học sinh (cá nhân, nhóm....) Như vậy, đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức hoạt động học tập của học sinh đáp ứng kịp thời những tình huống có thể diễn ra trong quá trình hoạt động học tập của học sinh. CHƯƠNG II VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MỘT SỐ BÀI VỀ PHÉP CỘNG Ở LỚP 2 1/ Học cá nhân : (ở trên lớp) Hoạt động chủ yếu: Khi bắt đầu mỗi hoạt động (học bài mới, thực hành, luyện tập.......) Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng lời ngắn gọn hoặc bằng phiếu (phiếu giao việc, phiếu bài tập....) Học sinh tự học theo hướng dẫn của giáo viên với các phương tiện học tập cá nhân, giáo viên theo dõi trao đổi , giúp đỡ trả lời học sinh khi cần giáo viên có thể yêu cầu học sinh báo cáo hay trả lời câu hỏi hoặc nhắc nhở chung. * Giới thiệu phép cộng 29 + 5 Nêu bài toán: Có 29 que tính thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? Muốn biết kết quả ta bao nhiêu ta làm như thế nào ? * Hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính để tìm kết quả Giáo viên sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn học sinh tìm kết quả của 29 + 5 như sau: Gài 2 bó que tính và 9 que tính lên bảng gài, nói “có 29 que tính”, đồng thời viết 2 vào cột chục, viết 9 vào đơn vị. Gài tiếp 5 que tính xuống dưới 9 que tính rời và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9, nói “thêm 5 que tính” Nêu: 9 que tính rời thêm 1 que tính rời là 10 que tính, bó lại thành 1 chục, 2 chục với 1 chục là 3 chục với 4 que tính rời là 34. Vậy: 29 + 5 = 34 * Hướng dẫn học sinh cách đặt và que tính: Gọi 1 học sinh lên bảng tự đặt và nêu lại cách tính. Học sinh cả lớp tự làm vào bảng con. Học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét Học sinh nghe và phân tích đề toán Thực hiện phép cộng 29 + 5 Học sinh thao tác trên que tính và đưa ra kết quả: 34 que tính Học sinh có thể tự tìm kết quả với nhiều cách khác nhau. Học sinh lấy 29 que tính đặt trước mặt. Lấy thêm 5 que tính đặt trước mặt Học sinh làm theo thao tác của giáo viên: 29 cộng 5 bằng 34 Viết 29 rồi viết 5 xuống dưới sao cho 5 thẳng với 9 viết dấu + và kẻ vạch ngang. * Cộng từ trái sang phải 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1, 2 thêm 1 là 3 viết 3 vào cột chục Vậy 29 + 5= 34 Ví dụ: Bài 29 + 52/ Học theo nhóm: Hoạt động chủ yếu: Nhóm trưởng điều khiển phân công trong nhóm thực hiện hoạt động được giao. Báo cáo kết quả thực hiện được giao cho giáo viên. Ví dụ: Bài bảng cộng * Dạy bài mới: 3/ Học theo lớp: Hoạt động chủ yếu: Nghe giáo viên hướng dẫn học tập (cá nhân theo nhóm) Trao đổi ý kiến đánh giá kết quả chữa bài chung cho toàn lớp. Ví dụ: 6 cộng với 1 số : 6 + 5 * Giới thiệu phép cộng 6 + 5 Giáo viên nêu bài toán: Có 6 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì ? * Thao tác trên que tính Hỏi : 6 que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính ? * Hướng dẫn học sinh cách đặt tính Học sinh nêu cách đặt tính * Bảng công thức 6 cộng với 1 số Yêu cầu học sinh dùng que tính để tìm ra kết quả các phép tính sau đó điền vào bảng. Xoá dần bảng công thức cho học sinh học thuộc lòng Học sinh nghe và phân tích đề toán Phép cộng 6 + 5 Lấy 6 que tính và 5 que tính (có 11 que tính) Học sinh thao tác trên que tính, ghi kết quả tìm được từng phép tính 4/ Trò chơi học tập: Hoạt động chủ yếu: Tổ chức chơi các trò đòi hỏi vận dụng những kiến thức đã học để chơi, có thể chơi theo nhóm hay cá nhân Ví dụ: Bài 26 + 4, 36 + 24 * Phần củng cố bài: Trò chơi: Xây nhà Chuẩn bị: 2 hình vẽ ngôi nhà trên bảng phụ các mảnh giấy có ghi các tổng tương ứng với các tổng ghi trên ngôi nhà. 8 + 12 22 + 7 30 25 + 33 40 Vàng vàng đỏ đỏ xanh Vàng vàng Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội chơi có 5 em, khi chơi các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính trên ngôi nhà, tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng và dán vào đúng vị trí, khi dán xong sẽ được hình ngôi nhà có ngói đỏ, tường vàng, cửa xanh. Đội nào dán đúng, xong trước là đội thắng cuộc. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5/ Hoạt động ngoại khoá: Hoạt động chủ yếu, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, kém toán....... Tổ chức các cuộc thi về toán. CHƯƠNG III KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN VỀ PHÉP CỘNG Ở LỚP 2 Học lực chung về học kỳ I Giỏi: 05 Tỉ lệ: 18.52% Khá: 15 Tỉ lệ: 55.56% Trung bình: 07 Tỉ lệ: 25.92% PHẦN KẾT LUẬN 1. Những kết luận qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học phân môn toán về phép cộng ở lớp 2: Qua quá trình vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới trong năm học vừa qua bước đầu mang lại kết quả khá tốt. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên từng bước. Thông qua thực hành kỹ thuật tính dần dần giúp học sinh tổng kết thành quy tắc khái quát: “Muốn cộng hai số ta viết số nọ dưới số kia sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau rồi thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái”. Từ đó học sinh nắm được và thực hành đúng kỹ thuật cộng theo từng bước: Đặt tính theo cột dọc số đơn vị thẳng cột với số dơn vị, số chục thẳng cột với số chục Cộng nhẩm từng cột từ phải sang trái, số đơn vị cộng với số đơn vị, số chục cộng với số chục (và thêm số nhớ nếu có) Việc áp dụng phương pháp mới giúp cho học sinh hứng thú học tập, không nhàm chán. Học sinh thích học tập qua các sự kiện như: đồ dùng học tập, trò chơi học tập làm cho lớp càng sinh động, học sinh thích học và trông mong đến tiết học. 2. Đề xuất: Để thực hiện tốt việc đổi mới nâng cao chất lượng dạy học toán ở lớp 2: Ban giám hiệu trang bị cho giáo viên vài loại sách, báo, tạp chí “Thế giới trong ta”,..... có liên quan đến việc dạy học và học ở trường Tiểu học. Để giáo viên có điều kiện tiếp cận kịp thời với việc đổi mới phương pháp dạy học. Về phương tiện dạy học mỗi phòng học nên thiết kế thêm bảng phụ (bảng quay), giúp cho giáo viên dễ dàng điều hành diễn biến tiết dạy hơn. Vĩnh Châu 6, ngày tháng năm 2006 Người viết, Trần Thị Ngọc Châu
File đính kèm:
- SKKN- Ngoc Chau.doc