Đề tài Thực trạng của việc dạy học môn lịch sử ở trường trung học cơ sở Đại Tâm

Trong thực tế có rất nhiều học sinh cho rằng môn Lịch sử là môn phụ không quan trọng như các môn Toán, Lý, Hoá. cho nên thường lơ là trong việc học tập và kết quả là chất lượng học tập của các em ở môn này không cao. Cũng trong thực trạng hiện nay, bố mẹ thường hướng con em của mình học những môn khoa học tự nhiên để sau này ra trường dễ tìm việc làm, vì vậy mà môn Lịch sử không được coi trọng. Môn Lịch sử là môn có tác dụng rất lớn trong việc hình thành cho các em lòng yêu nước, tự hào về dân tộc, biết phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, . hay nói cách khác, môn Lịch sử là môn góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện nhân cách học sinh. Điều này rất phù hợp với mục tiêu đào tạo của nền giáo dục nước ta, đó là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức lẫn tài.

Xuất phát từ thực tế đó, từ tầm quan trọng, từ nhiệm vụ giảng dạy môn Lịch sử trong nhà trường, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu xem bộ môn Lịch sử có đổi mới về nội dung và phương pháp một cách toàn diện chưa từ đó đề xuất ra một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử ngày nay. Đó là lý do em chọn đề tài này.

 

doc37 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 11071 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng của việc dạy học môn lịch sử ở trường trung học cơ sở Đại Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 sự thu hút cho học sinh;
Tăng cường các cuộc thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài học, trình bày ý kiến riêng của mình đối với các vấn đề đặt ra;
Cần có vài bài tập hoặc vài câu hỏi mang tính chất bài tập để củng cố kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp học sinh vận dụng vào thực tế;
Biết xử lý tình huống sư phạm một cách khoa học, nhanh gọn và có hiệu quả.
Để đạt được những điều trên, mỗi sinh viên phải không ngừng học tập, trao dồi bổ sung cho mình, những kiến thức còn hụt hẫng, phải luôn luôn tự rèn luyện để tự hoàn thiện nhân cách của mình.
Chương ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	1. Kết luận:
Quá trình dạy học lịch sử là một quá trình nhận thức đặc thù, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, rồi từ nhận thức lí tính đến thực tiễn, hay nói cách khác từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn khách quan. Nhưng học lịch sử không thể trực quan sinh động được, lịch sử một khi đã qua đi sẽ không bao giờ lặp lại cũng không thể nào tiến hành trong phòng thí nghiệm như các môn Sinh, Lí, Hoá, ........Vậy làm thế nào để giúp học sinh nhận biết các vấn đề lịch sử để hiểu lịch sử và từ đó biết vận dụng, thực hành? Trước tiên phải kể đến lời nói đầy sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên để giúp học sinh hình dung rõ quá trình diễn biến, tiến triển, kết quả, ........ của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, kế đến là việc sử dụng kết hợp tốt các đồ dùng trực quan trong dạy học và cho học sinh hoạt động thảo luận nhóm để đạt đến nhận thức lí tính và biết liên hệ thực tế, áp dụng điều đã học vào thực hành bộ môn và trong thực tiễn đời sống.
Nhìn chung các giáo viên dạy môn Lịch sử ở Trường trung học cơ sở Đại Tâm, trong quá trình giảng dạy đã thực hiện được điều này, tuy nhiên không phải là triệt để và tuyệt đối. Tuỳ theo nội dung của bài học, trình độ của học sinh và khả năng của mình, các giáo viên đã áp dụng quá trình này vào việc dạy học với một mức độ cho phép. Mặt khác, trong quá trình truyền thụ kiến thức, các giáo viên luôn luôn chú ý đổi mới phương pháp dạy học, đó là chuyển từ phương pháp “thầy nói- trò nghe, thầy đọc- trò chép” thành phương pháp dạy học mới, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh, còn học sinh phải chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập, được tạo điều kiện tự phát hiện, tự khám phá ở mức độ cho phép và ngày càng nâng cao dần.
Về phía các bạn sinh viên, nhìn chung các bạn có sự chuẩn bị tốt cho tiết dạy của mình và kết quả là dạy khá thành công. Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp dạy học mới chưa thành thạo và còn vài vấn đề bất cập cần khắc phục, đó là những vấn đề mà hầu như sinh viên thực tập năm thứ hai đều mắc phải như đã trình bày ở Chương một và Chương hai.
Đối với học sinh, qua các tiết dự giờ cho thấy rằng, khi giáo viên áp dụng phương pháp dạy học mới thì các em có sự chuyển biến tốt về tinh thần, thái độ học tập và kết quả học tập cũng khá khả quan. Tuy nhiên các em hoạt động chưa đều, chưa phát huy hết khả năng của mình do nhút nhác và một số em còn thụ động trong việc học tập, qua việc giáo dục của giáo viên thì các em xoá hẳn dần tư tưởng” môn chính”, “môn phụ” và có sự nhận thức đúng đắn hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử nói riêng, các môn học khác trong nhà trường nói chung.
Riêng bản thân em, trong thời ngian thực tập ở trường Trung học cơ sở Đại Tâm, qua các tiết dự giờ, lên tập thi dạy một tiết, đặc biệt là những lúc tiến hành rút kinh nghiệm đã học hỏi được nhiều điều bổ ích, quý báo từ quý thầy cô dạy lịch sử và học hỏi từ bạn bè những mặt ưu điểm mà mình thực hiện chưa đạt. Mặt khác, làm quen dần với phương pháp dạy học mới và ngay tiết dạy của bản thân mình đã áp dụng phương pháp này vào. Kết quả là tiết dạy khá thành công nhưnh kinh nghiệm còn non nớt và còn có nhiều điều phải học hỏi từ thây cô, bạn bè và cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để không ngừng bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất, đạo dức cho mình. Tất cả sự cố gắng này sẽ làm cơ sở cho đợt thực tập năm thứ ba và cũng là hành trang cho em bước vào nghề khi trở thành một giáo viên thực thụ sau này để cùng các thầy cô góp phần cải thiện thực trạng dạy học môn Lịch sử ngày nay và để nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, góp phần nâng cao mục đích giáo dục, dạy học.
2.Kiến nghị:
Qua ba tuần cọ sát với thực tế ở Trường trung học cơ sở Đại Tâm, mặc dù chưa phải là một giáo viên thực thụ, nhưng qua việc nghiên cứu thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường thực tập, em có vài kiến nghị cần đề suất ra như sau: 
Đối với trường trung học cơ sở Đại Tâm: cần trang bị thêm các đồ dùng dạy học cho các môn, đặc biệt là môn Lịch sử như: bản đồ, lược đồ tranh ảnh,..... theo chương trình sách giáo khoa đổi mới ngày nay.
Đối với giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở trường thực tập: cần tích cực sử dụng và phát huy hơn nữa phương pháp dạy học mới và kiên trì thực nghiệm xuyên suốt trong các tiết dạy; tự tạo ra một số đồ dùng trực quan và nên sử dụng các phương tiện dạy học như: máy chiếu, băng ghi âm…. vào những tiết dạy cho là cần thiết để phát huy tích cực tư duy cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập cho các em. Cần giáo dục tích cực cho học sinh để các em xoá hết hẳn tư tưởng “môn chính”, “môn phụ”, từ đó có cách phân bố thời gian học tập giữa các môn hợp lý hơn.
Đối với học sinh: phải chú ý khâu chuẩn bị bài ở nhà (thuộc - hiểu bài cũ và xem trước bài mới), cần nâng cao hơn nữa tính tự giác, tích cực chủ động sáng tạo trong học tập, phải có tinh thần, thái độ học tập tốt hơn và hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài nhiều hơn.
Mong rằng với vài ý kiến này của em sẽ góp phần cải thiện một phần nào về thực trạng dạy học ngày nay nói chung, dạy học môn Lịch sử nói riêng trong nhà trường trung học cơ sở Đại Tâm.
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Công Vượng đã nhiệt tình hướng dẫn em về việc xây dựng đề cương, cách triển khai thực hiện nghiên cứu cũng như giúp em giải quyết một số vấn đề thắc mắc trong quá trình hoàn thiện đề cương để hoàn thành đề tài này.
Kế đến em xin chân thành cảm ơn cô Lâm Thị Sóc- giáo viên dạy môn Lịch sử đồng thời là tổ trưởng tổ Sử- địa- GDCD, cô Đỗ Thị Bích Thuận đã nhiệt tình hướng dẫn em trong công tác giảng dạy chuyên môn, cùng với tất cả quý thầy cô đã giúp đỡ em trong đợt thực tập cũng như trong việc nghiên cứu, hoàn thành đề tài này.
Sau cùng em xin chân thành cảm ơn các em học sinh ở các lớp 65, 73, 86 đã giúp em hoàn thành tốt công tác thực tập năm thứ hai, cùng với các em học sinh ở các lớp 67, 68, 71, 82, 84, 85 đã giúp em hoàn thành tốt trong việc thu thập ý kiến để phục vụ cho đề tài.
Do kinh nghiệm còn non nớt và thời gian còn hạn hẹp chắc chắn trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng như trong suốt thời gian thực tập khó tránh khỏi sự thiếu sót sai lầm. Bản thân em rất mong quý thầy cô cùng các bạn sinh viên đóng góp những ý kiến thiết thực về những mặt hạn chế, thiếu sót của em trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối lời nhân dịp tết đến xuân về, em kính chúc thầy Nguyễn Công Vượng cùng quý thầy cô: năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khoẻ và hoàn thành tốt công tác của mình. Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU
Trần Kiều (Chủ biên): Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường trung học cơ sở. Nxb Viện Khoa học Giáo dục. 1999.
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (Chủ biên): Phát huy tính tích cực của học sinh ở Trung học cơ sở. Nxb Giáo dục. 1999.
Trịnh Đình Tùng (Chủ biên): Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở Trường trung học cơ sở.
Bộ sách giáo khoa lịch sử, sách giáo viên lịch sử lớp 6, 7, 8, 9. Nxb Giáo dục . 2004.
Thái Duy Tuyên: Những vấn đề chung của giáo dục học. Nxb Đại học sư phạm. 2004.
MỤC LỤC
 Trang
Mở đầu 	01
Chương một
	THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS ĐẠI TÂM
.Thực trạng nhận thức vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử	04
.Thực trạng tiến hành đổi mới phương pháp thông qua các hoạt động cụ thể	07
.Thực trạng của việc học tập lịch sử ở học sinh 	10
Chương hai
MÔ TẢ CÁC TIẾT DẠY CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN VÀ SINH VIÊN THỰC TẬP Ở TRƯỜNG THCS ĐẠI TÂM ĐỂ ĐỐI CHIẾU VƠIÙ ĐIỀU ĐÃ HỌC ĐƯỢC Ở BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP.
1. Mô tả tiết dạy của giáo viên hướng dẫn	12
2. Mô tả tiết dạy của sinh viên thực tập	19
3. So sánh đối chiếu giữa cách dạy vớ phương pháp đã học 	26
4. Học hỏi và rút kinh nghiệm 	29
Chương ba
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết kuận 	30
2. Kiến nghị	31
Lời cảm ơn	33
Tài liệu tham khảo chủ yếu 	34

File đính kèm:

  • docNCKH. VUONG chinh thuc 1.doc
Bài giảng liên quan