Đề tài Tìm hiểu và viết về một giả thuyết địa kiến tạo mà mình cho là tốt nhất (địa máng, trôi dạt lục địa hoặc kiến tạo mảng )

 Kiến tạo mảng (tiếng Anh: plate tectonics; tiếng Hy Lạp: τέκτων tektōn, nghĩa là "người xây dựng", "thợ nề") mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Học thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ 20 và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960.

doc28 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu và viết về một giả thuyết địa kiến tạo mà mình cho là tốt nhất (địa máng, trôi dạt lục địa hoặc kiến tạo mảng ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
được hình thành từ các núi lửa phun trào trên mảng nằm trên do mảng nằm dưới bị nóng chảy phía dưới nó. Sở dĩ cung đảo có dạng cung là do bề mặt cầu của Trái Đất. Rãnh đại dương nằm phía trước các cung này thuộc về phía mảng bị hút chìm xuống dưới. Ví dụ điển hình của kiểu mảng hội tụ này là Nhật Bản và quần đảo Aleutia ở Alaska. 
Lục địa/Lục địa.
1-Vỏ lục địa; 2-Thạch quyển; 3-Quyển mềm; 4-Vỏ đại dương cổ; 5-dãy núi; 6-Cao nguyên 
Đại dương/Lục địa. 1-Vỏ đại dương; 2-Thạch quyển; 3-Quyển mềm; 4-Vỏ lục địa; 5-Cung núi lửa; 6-Rãnh đại dương 
Đại dương/Đại dương. 1-Vỏ đại dương; 2-Thạch quyển; 3-Quyển mềm; 4-Vỏ lục địa; 5-Rãnh đại dương; 6-Cung đảo núi lửa 
 Các mảng thường va chạm theo một góc khác 90 độ hơn là đối đầu nhau (như một mảng chuyển động về phía bắc, mảng còn lại về phía đông nam), và có thể tạo nên đứt gãy ngang dọc theo đới va chạm, và có thể là hút chìm hoặc nén ép. 
 Không phải tất cả ranh giới mảng đều dễ dàng xác định như các mảng có dạng đai với hướng di chuyển không rõ ràng. Một ví dụ là ranh giới Địa Trung Hải-Anpơ, là ranh giới liên quan đến hai mảng lớn và một số mảng nhỏ. Bên cạnh đó, ranh giới của các mảng không phải lúc nào cũng trùng với ranh giới của các lục địa, ví dụ như, mảng Bắc Mỹ bao phủ không chỉ lục địa Bắc Mỹ mà còn trãi rộng đến tây bắc Siberi, cộng thêm một phần của Đại Tây Dương. 
Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm; tách giãn, cũng được gọi là trung tâm tách giãn; và chuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào khoảng 50–100 mm/năm. 
VI.CÁC HẬU QUẢ CỦA SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC MẢNG KIẾN TẠO
 Sự di chuyển khi tách rời, khi đụng nhau của các mảng kiến tạo mới tạo ra các động đất, núi lửa, sóng thần. Hai mảng kiến tạo rời nhau ra, tạo cơ hội cho sự hình thành các giãy núi lửa ở đáy đại dương và có thể tạo ra những cù lao hay đảo mới; hai mảng kiến tạo lục địa chạm nhau tạo ra giãy núi. Với thời gian,  núi bị san bằng, thung lũng có thể nâng lên thành núi, thay đổi bộ mặt của trái đất . 
1.Động đất 
 Khi có sự dịch chuyển của hai mảng kiến tạo, ranh giới tiếp xúc của hai mảng trượt chạm nhau nên phát sinh ra động đất.Động đất thường quanh quẩn nhiều nhất ở hai vành đai sau đây:
-Vành đai Thái Bình Dương kéo dài từ Nam Mỹ đến Bắc Mỹ (như Cali) vòng qua Alaska xuống Nhật Bản, Đài Loan, Phi Luật Tân và xuống Indonesia 
-Vành đai các xứ quanh bờ Địa Trung Hải đến Trung Đông (Iran, Afghanistan), Tây Tạng
HẬU QUẢ SAU MỘT TRẬN ĐỘNG ĐẤT
 Khi hai mảng chạm nhau sẽ phát sinh ra năng lượng động đất. Năng lượng này truyền đi ở dạng sóng gọi là sóng động đất (seismic wawe) làm các vật bị lắc lư, rung chuyển .Các sóng động đất được ghi lại bằng máy địa chấn (seismograph). Cường độ rung động đuợc tính theo thang Richter. Cường độ Richter vì tính theo logarit thập phân nên cường độ 6 mạnh gấp 10 lần cường độ 5 hoặc gấp 100 lần cường độ 4 v.v.; như vậy trên 6 có thể xem là mạnh. 
Việt Nam cũng có những trận động đất liên quan đến các đứt gãy (faille) địa chất như đứt gãy Sông Hồng, đứt gãy sông Cả , đứt gãy sông Đà.
 Các sóng động đất, còn gọi là các sóng địa chấn, thường có 3 loại:
-Sóng P (Primary) phát sinh đầu tiên, truyền trực tiếp từ tâm động đất theo chiều thẳng đứng, có khả năng đi qua các vật liệu, làm mặt đất bị xô đẩy nhấp nhô (Push-Pull) và tạo nên âm thanh ì ầm thường được các động vật nhạy cảm khiến voi giựt khỏi giây xích, gà, chó có dấu sợ hãi, hoảng hốt và càng gần thời điểm bùng phát động đất thì độ hoảng hốt càng gia tăng.
-Sóng S (Secondary), xuất phát chậm hơn sóng P đôi chút và di chuyển ngang , làm các vật trên bề mặt bị lắc lư ( Side to Side), con người cảm thấy tự nhiên choáng váng, nước trong hồ bơi lác lư như con tàu say sóng. Chính sóng này gây tai hại nhiều nhất: nhà rung, cầu sập, người chết
-Sóng L là sóng lan truyền trên bề mặt (lateral)  như khi mặt nước hồ đang tĩnh lặng, có một viên sỏi ném xuống mặt hồ thì có nhiều lan truyền. Đây chính là làn sóng gây ra sóng thần khi có động đất mạnh ở biển; làn sóng này tiến lan gặp nhiều xứ ở quanh Ấn độ dương cuối năm 2004, gây tai ương mất tích hàng trăm  ngàn người ở các xứ  Sri Lanka, Ấn độ, Indonesia, Thái Lan ... Sóng L có diện tích lan truyền lớn nên có tên là Large wave ..
2. Động đất mạnh ngoài biển kéo theo sóng thần .
 Do sự lan truyền các sóng chấn động do động đất ở biển nên kéo theo sóng thần . Ngày 26 tháng 12 năm 2004, động đất có tâm chấn nằm ngoài khơi đảo Sumatra khoảng 160 km với cường độ theo thang Richter lên đến 9.Vùng này là nơi tiếp giáp của hai mảng kiến tạo lớn, tức mảng  Ấn- Úc chạm vào mảng kiến tạo Indonesia (một phần của mảng kiến tạo Âu Á ) hai  mảng này cọ sát mạnh, mảng Ấn Độ  chìm hút dưới mảng kiến tạo Indonesia, gây động đất mạnh, sâu dưới lòng đại dương.  Động đất xảy ra dưới biển ở cách sâu đáy biển  chừng 10km khiến đáy biển sinh ra các đứt gãy (faille),  ép lượng nước khổng lồ phun lên tại các vùng hút chìm (subduction), và từ trung tâm chỗ động đất dưới biển sẽ tạo ra những đợt sóng cao, gọi là sóng thần, truyền đi cả ngàn cây số và với vận tốc hàng trăm km mỗi giờ, tàn phá các bờ biển phía đông Sri Lanka, phía đông Ấn Độ, nam Thái Lan, Miến Điện.. Khi sóng thần tiến vào bờ, tạo thành một dòng ngầm cực mạnh, khiến cho nước ven bờ rút vào khoảng 25 phút trước khi sóng ào tới .Nước rút nhanh bất thường và rời xa bờ khá xa là dấu hiệu của sóng thần sắp tấn công. Sóng thần di chuyển dưới biển sâu nhưng khi gần bờ biển cạn hơn, bờ tạo thành vật cản nên khối nước khổng lồ bị trồi lên khỏi mặt nước mỗi lúc một cao vì khi làn sóng  trước chậm lại thì nước đàng sau tụ lại, tạo thành làn sóng có thể cao bằng cao ốc 10 tầng. Vùng Thái Bình Dương thường xuyên xảy ra sóng thần nên Mỹ có xây dựng hệ thống báo động sóng thần (Seismic seawawe warning system SSWS) đặt rải rác nhiều nơi trên biển.Nạn sóng thần không những gây tang tóc cho hàng trăm ngàn người mà còn huỷ hoại luôn môi trường sống . Thực vậy, ruộng lúa, vườn tược đều bị nhiễm mặn khi nước biển tràn vào nên phải chờ nhiều năm chất mặn trôi đi mới trồng tỉa lại được 
HÌNH ẢNH VỀ MỨC ĐỘ TÀN PHÁ CỦA SÓNG THẦN
3. Núi lửa
Như trên vừa trình bày, giữa đáy đại dương có nhiều rặng núi lửa do đá bazan nóng chảy từ lòng đất phun ra và sự phun trào ra hai bên chỗ nứt tạo ra các mảng kiến tạo . Ngoài ra cũng có một loại núi lửa khác do sự va chạm của các mảng đại dương và mảng lục địa . Trong trường hợp này, đá phun trào thường là loại andesit (do chữ Andes, giãy núi ở Nam Mỹ ).
HÌNH ẢNH VỀ NÚI LỬA
Núi lữa gặp nhiều tại: 
-Vòng đai Thái Bình Dương, tạo thành một cánh cung chạy dài từ bờ Đông Châu Á (Nhật, Philippine, Indonesia)   cho đến rìa phía Tây châu Mỹ (như núi Saint Helen). Ở Việt Nam, cách nay khoảng 1 triệu năm, núi lửa phun trào đã phát triển nhiều ở Pleiku, Darlac, Lâm Đồng, Long Khánh tạo nhiều vùng đất đỏ bazan rất phì nhiêu.
-Vòng đai Địa Trung Hải, chỗ tiếp xúc giữa mảng kiến tạo Phi Châu với mảng Âu Á như các núi lửa Vesuve, Etna v.v. Núi lửa Vesuve đã phá hủy chôn vùi thành phố Pompei ở Nam Ý.
 Trên thế giới có khoảng 500 núi lửa hoạt động, tập hợp thành các đai núi lửa, thường đi cùng với các đai động đất. Thực vậy, hai hiện tượng này đi liền nhau theo thuyết mảng kiến tạo. Vành đai động đất quanh bờ Thái Bình Dương, ven bờ Địa Trung Hải cũng là vành đai núi lửa 
 Có nhiều loại núi lửa: núi lửa phun nổ (explosive) và núi lửa chảy tràn (effusive) 
-Núi lửa khi phun nổ sẽ phóng lên không trung bụi, tro, khí , gây biến động thời tiết và gió có thể thổi đi xa; bầu trời bị tối đen, gây ảnh hưởng đến môi trường . Năm 1982, núi lửa ở El Chichón, Mễ Tây Cơ phun lên không trung bụi giàu chất sunfua rồi gió cuốn tung bay khắp thế giới cũng như hoạt động núi lửa ở Pinatubo ở Phi Luật Tân năm 1991 
-Núi lửa khi chảy tràn thì tuôn ra mặt đất dòng chảy lửa nóng bỏng nên  phá vỡ mọi vật trên đường di chuyẻn; khi nguội lại thì bị đông cứng, đất như béton rắn chắc không trồng trọt được. Tuy nhiên vài ngàn năm sau đó, các tảng đá núi lửa  sẽ bị phong hoá tạo ra nhiều vùng đất đỏ màu mỡ như ở Cao nguyên Pleiku, Lâm Đồng, Gia Kiệm ..Cũng có thể các dung nham khi chảy làm bít kín các thung lũng nên gây lũ lụt vùng thượng nguồn . 
VII.KẾT LUẬN
 Xưa kia, người ta xem các tai biến tự nhiên như những phẫn nộ của Thượng Đế : người Hi Lạp cổ cho rằng sóng thần do thần biển Poseidon; người các hải đảo Thái Bình Dương  cho rằng nữ thần Pele khi giận lên làm cho núi lửa phun nổ . Nhà văn hào Voltaire (1694-1778), trong sách mang tên Candide, có viết về trận động đất tàn phá thành phố Lisbonne ở Portugal năm 1755, cho rằng Thượng Đế trừng phạt thành phố về sự chơi bời trác táng. Văn hoá Việt cổ cho rằng con cóc là cậu ông trời, ai mà đánh nó thì Trời đánh cho v.v. . 
 Ngày nay, nhờ thuyết mảng kiến tạo, con người hiểu được các bí mật của vũ trụ, cơ chế của các tai biến tự  nhiên như do các năng lượng khổng lồ từ lòng đất đà tạo nên những núi lửa, động đất, sóng thần, sự thành lập các rặng núi v.v.Tri thức luậnẠ (épistémologie)  đã thay đổi.Trái Đất là một hệ thống động, thay đổi không ngừng, có tương quan nhiều chiều giữa di chuyển các mảng đến núi lửa, động đất, hình thành non cao, biển thẳm và ảnh hưởng không riêng gì xứ bị tai nạn mà còn lan ra khu vực .
 Tuy từ nay hiểu được cơ chế của động đất núi lửa nhưng con ngưỡi vẫn chưa tiên đoán thời điểm chính xác của sự xuất hiện một trận động đất như chẳng hạn trận động đất dưới biển ngoài khơi Sumatra cuối năm 2004 hay gần đây nhất là trận động đất ở NHẬT BẢN. Nhưng một khi hiểu được nguyên nhân, con người sẽ tìm cách quy hoạch được cách xây dựng nhà cửa, cầu đường một cách an toàn hơn như ở Nhật, Đài Loan, các công trình cao ốc được thiết kế với các kỹ thuật hiện đại hơn. Chỉ ước mong khoa học kỹ thuật ngày nay dần dà khống chế được hoặc ít nhất tiên đoán được dể phòng ngừa, giảm tổn thất sinh mạng .

File đính kèm:

  • docBTCN5_NGHIÊN CỨU VỀ HỌC THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG.doc