Đề tài Về việc rèn luyện kỹ năng đọc thành thạo nội dung Tập đọc nhạc cho học sinh ở bậc Tiểu học
Mục lục
Phần I: Phần mở đầu 1
I.1 – Mục đích nghiên cứu đề tài .1
I.2 – Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .2
I.3 – Phương pháp nghiên cứu .2
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu 3
II.1 – Nhiệm cụ chọn đề tài .3
II.2 – Nội dung nghiên cứu .3
II.2.1 – Về giáo viên 3
II.2.2 – Về học sinh .10
II.3 – Kết quả nghiên cứu .12
II.3.1 – Về giáo viên .12
II.3.2 – Về học sinh .12
Phần III: Kết luận .15
c em giao tiếp, vui chơi cùng tập thể để các em mạnh dạn tự tin với bản thân khi giao tiếp với bạn bè trong lớp. Trong quá trình giảng dạy tôi thường nhắc nhở, rèn luyện cho các em ý thức và kỹ năng đọc đúng cao độ, đọc đúng tên nốt và biết cách thể hiện các êm hình tiết tấu qua ký hiệu hình nốt. Qua việc dạy Tập đọc nhạc tôi muốn thông qua các hoạt động dạy Tập đọc nhạc các em được rèn luyện khả năng nghe âm thanh chuẩn xác như: đánh đàn giai điệu cho các em đoán từng câu ngắn trong bài vừa học hoặc đoán từng bài Tập đọc nhạc trong tiết ôn tập. Bước đầu biết thể hiện các kí hiệu hình nốt thành âm thanh Việc đó sẽ giúp cho các em học hát đúng, phát triển tai nghe, góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc như mục tiêu chung của chương trình môn học đã đề cập đến. II.2.2 – Về học sinh: Để học được nhưng bài Tập đọc nhạc thật tốt thì đòi hỏi các em phải có đầy đủ các dụng cụ , SGK luôn tự tin vào chính bản thân mình, nắm vững kiến thức âm nhạc và phải thuộc nốt nhạc. Bước đầu tôi đã cho các em vừa học, vừa chơi nói trên để phát huy tính sang tạo, nhạy bén của các em. Khi thực hiện các em rất hào hứng, tích cực tham gia. Những em ít hoạt động cùng các bạn cũng đã tham gia một cách nhiệt tình, vui vẻ, lúc đó các em không còn khoảng cách với nhau. Bởi ai cũng muốn đội mình thắng và là người nhanh nhất khi tham gia các cuộc chơi. Các kiến thức âm nhạc ngay từ ban đầu mới làm quen từ lớp 3 như: hình nốt, nốt nhạc, khuông nhạc, khóa Sonluôn ghi nhớ và khắc sâu để tiếp thu và đọc tốt các bài Tập đọc nhạc ở các lớp tiếp theo. Trước khi học bài Tập đọc nhạc đầu tiên các em được ôn lại các kiến thức âm nhạc đã học. Tập kĩ các phần cao độ, luyện tiết tấu, tiến hành các bước học theo đúng trình tự, tập kĩ những câu nhạc có cao độ và trường độ khó. Khi các em đã thành thạo thì đối với các bài tiếp theo tôi áp dụng nhiều phương pháp mới vào bài học như cho các em HS khá giỏi tự vỡ bài theo sự hướng dẫn của GV, sau đó tôi khuyến khích động viên những em khác tham gia đọc theo theo cùng bạn kết hợp với những động tác vui nhộn dễ nhớ. Và các em đã tiếp thu nhanh các bài Tập đọc nhạc cũng như những động tác mà tôi đã hướng dẫn. Tôi đã cho cả lớp cùng tập thật nhuần nhuyễn nhưng khi mời từng bàn hoặc từng cá nhân thì các em lại lúng túng, rụt rè. Ngoại trừ một số ít các em đã mạnh dạn như cán bộ lớp và các em thường xuyên giơ tay phát biểu xây dựng bài. Để khắc phục những điểm yếu trên cho các em thì mỗi lần tôi mời các em lên đọc bài Tập đọc nhạc tôi thường động viên các em bằng những lời khen, cho đọc cùng các bạn khá, giỏi hoặc bằng những tràng pháo tay của các bạn trong lớp. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn các em làm các động tác phụ họa, tham gia trò chơi hay mời các bạn ở dưới lớp cùng làm theo. Như vậy sẽ tạo cho các em có được cảm giác gần gũi thân thiện và dần dần các em trình bày bài Tập đọc nhạc mà không cần sự giúp đỡ của thầy giáo và các bạn. Khi đã tập luyện cho các em có được tự tin trong việc đọc các bài Tập đọc nhạc thì một điều không thể thiếu, đó là cách trình bày và thể hiện bài Tập đọc nhạc như cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên, thoải mái không máy móc. Hơn nữa, để các em cảm thụ được hát, thấy đó là một bài Tập đọc nhạc hay, ý nghĩa. Từ đó khi đọc bài Tập đọc nhạc, các em mới thấy hứng khởi phát huy được tiềm năng nghệ thuật trong các em. Các bài Tập đọc nhạc luôn có ghép lời ca nên tôi cho các em ghép từng câu ngắn theo lối móc xích cho đến hết bài. Chia lớp làm 2 nhóm: Nhóm 1 đọc nốt nhạc, nhóm 2 ghép lời ca và đổi ngược lại.Khi đã quen các em sẽ đọc nhạc và ghép lời ca một cách chính xác theo yêu cầu của bài Tập đọc nhạc. Sau mỗi bài học các em về nhà ngoài việc ôn lại bài Tập đọc nhạc các em phải chép bài vào vở như vậy sẽ giúp các em ghi nhớ và khắc sâu hơn các bài Tập đọc nhạc đã học. Tôi sẽ kiểm tra và chữa các bài chép nahcj của các em để các em biết và khắc phục các lỗi của mình. Như tôi đã trình bày ở phần trên để đọc thành thạo bài Tập đọc nhạc thì việc thuộc nốt nhạc là bắt buộc nên tôi thường xuyên cho các em lam bài kiểm tra nhanh bằng cách cho các em kẻ 1 khuông nhạc vào vở, tôi đọc cho các em 1 câu nhạc ngắn để các em làm bài. Ví dụ: ( Son trắng; Mi đen; Đồ đơn; La đen; Rê đơn; Đố trắng; Lặng đen.) Sau đó tôi chấm và chữa bài cho các em, khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở, hướng dẫn cho các em chưa thuộc nốt nhạc về ôn luyện thật kĩ để ghi nhớ và thuộc các nốt nhạc đã học. Đối với học sinh bậc Tiểu học các em thường rất thích tham gia các trò chơi nên tôi đã dùng những tiết học ngoại khóa (cuối học kỳ) để cho các em tham gia sinh hoạt học tập, vui chơi ngoài trời. Qua các trò chơi, những bài hát, bài tập đọc nhạc khi các em tham gia thi với nhau sẽ tạo không khí vui tươi, hứng khởi cho các em. Tôi luôn khen thưởng kịp thời, động viên các em đặc biệt là những em vẫn còn chưa mạnh dạn để các em thật cố gắng, như vậy tạo cho các em có được sự tự tin, phát huy tính cầu tiến, sáng tạo của mình để không thua kém bạn bè. II.3 – Kết quả nghiên cứu. II.3.1 – Về giáo viên: Qua một thời gian tham gia giảng dạy và áp dụng những điều trên, tự bản thân tôi đã rút ra được những điều bổ ích. Đối với các em học sinh Tiểu học, các em vẫn là trang giấy trắng, do đó người giáo viên phải làm mẫu mực ngay khi các em mới làm quen về kiến thức âm nhạc. Tôi chú trọng tập kĩ cho các em từ những kiến thức cơ bản nhất như: hình nốt, nốt nhạc, kí hiệu âm nhạc Khi đọc một bài Tập đọc nhạc ngoài việc luyện cao độ, tiết tấu thì việc đọc chuẩn xác bài Tập đọc nhạc rất quan trọng vì nếu giáo viên đọc nhạc sai thì dẫn tới trò cũng đọc sai theo, đó là điều không thể vấp phải. Khi thực hiện giảng dạy cung như ngoài giờ lên lớp tôi luôn gần gũi các em tạo cho các em sự thân thiện vui vẻ, tự thể hiện mình. Nếu gây ra sự căng thẳng trong tiết học sẽ lấn át sự sáng tạo của trẻ, đặc biệt tôi luôn động viên các em cố gắng hơn, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động của lớp. Sau khi áp dụng chương trình dạy của mình, tôi đã thu được những kết quả tương đối khả quan như: đa số các em đã mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào nội dung bài Tập đọc nhạc, đọc thành thạo và đúng cao độ, trường độ các bài Tập đọc nhạc như yêu cầu đã đề ra, nhiều em đã phát huy được tính tư duy sáng tạo với việc đã tự vỡ được bài. Với các hoạt động âm nhạc của nhà trường nhiều em đã mạnh dạn tham gia một cách tích cực, chủ động góp phần đáng kể vào các phong trào thi đua của trường, lớp II.3.2 – Về học sinh: Ngoài một số em có tính mạnh dạn trong các giờ học Tập đọc nhạc hoặc tham gia các hoạt động ca hát trong nhà trường thì tôi áp dụng phương pháp trên đã có kết quả tích cực đối với các em còn lại. Việc viết nốt nhạc, kí hiệu âm nhạc và chép các bài Tập đọc nhạc luôn rõ ràng, chính xác và sạch đẹp. Các em tiếp thu bài nhanh hơn, giờ học trở nên vui nhộn, sống động hơn, đọc đúng các bài Tập đọc nhạc mà các em được học trên lớp cũng như các giờ ngoại khóa. Năng khiếu của các em được bộc lộ qua cách mạnh dạn tham gia hát và đọc nhạc cũng các bạn cũng như một mình thể hiện bài Tập đọc nhạc. Cách các em thể hiện mình khi hát, múa thật vui nhộn và sáng tạo được thể hiện rõ nhất trong các đợt thi văn nghệ chào mừng ngày 20/11, ngày 8/3 với nhiều tiết mục có tính sáng tạo. Đặc biệt là nhiều em trước đây nhút nhát, rụt rè thì bây giờ cũng tham gia một cách tích cực. Qua một thời gian áp dụng như vậy đã có hơn 90% các em học sinh đạt được những yêu cầu của nội dung Tập đọc nhạc nói riêng và môn Âm nhạc nói chung cụ thể (so sánh 3 năm học): Năm học 2006 – 2007 Khối lớp 3 4 5 Tổng số HS 134 153 Xếp loại 133 Hoàn thành tốt 10 (7,46%) 14 (9,15%) Tôt 10 (7,52%) Hoàn thành 105 (78,36%) 124 (81,05%) Khá 112 (84,21%) Chưa hoàn thành 19 (14,18%) 15 (9,8%) Cần cố gắng 11 (8,27%) Năm học 2007 – 2008 Khối lớp 3 4 5 Tổng số HS 111 132 Xếp loại 146 Hoàn thành tốt 16 (14,41%) 18 (13,64%) Tôt 21 (14,38%) Hoàn thành 89 (80,18%) 106 (80,3%) Khá 116 (79,45%) Chưa hoàn thành 6 (5,41%) 8 (6,06%) Cần cố gắng 9 (6,17%) Năm học 2008 – 2009 Khối lớp 3 4 5 Tổng số HS 105 124 Xếp loại 139 Hoàn thành tốt 23 (21,9%) 26 (20,97%) Tôt 27 (19,42%) Hoàn thành 80 (76,19%) 95 (76,61%) Khá 111 (79,86%) Chưa hoàn thành 2 (1,91%) 3 (2,42%) Cần cố gắng 1 (0,72%) ( Vì lí do khách quan như: tỉ lệ sinh giảm, học sinh chuyển trường theo gia đìnhTỉ lệ học sinh giảm tùy theo từng năm học.) Nhìn vào kết quả chúng ta thấy tỉ lệ học khá giỏi của học sinh chuyển biến rõ rệt và tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu khá giỏi sẽ tăng, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành sẽ giảm nếu ta chú trọng đầu tư phát triển theo đúng các phương pháp trên. Phần III: Kết luận Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là rèn cho học sinh có thói quen và cách thức xác định được. Giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập. Có những em cần phải cầm tay hướng dẫn cụ thể từng từ, tiếng cho đến câu. Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như đặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác nhau. Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh. Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, học sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực. Rất ít học sinh còn rụt rè do sợ hát và gõ đệm sai . Học sinh trong lớp đều biết cách phân biệt từng cách gõ đệm cho từng bài tập đọc nhạc, điều đó đã tạo niềm vui cho tôi khi bước vào lớp. Trên đây là vài ý nhỏ của cá nhân tôi rất mong quý thầy cô và quý đồng nghiệp có ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn và để góp phần vào dạy học mang tính thiết thực hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp.
File đính kèm:
- Am nhac.doc