Đề tài Xây dựng thang điểm đánh giá thành tích đẩy tạ của nữ học sinh khối 12 trường THPT đặng huy trứ
Giáo dục thể chất là một yếu tố quan trọng góp phần tác động đến sự phát triển thể chất học sinh trong nhà trường.
Nội dung chính của chương trình Thể dục trong nhà trường THPT hiện nay là điền kinh (42/66 tiết) gồm: chạy, nhảy và ném đẩy. Mổi nội dung có tác động làm thay đổi khác nhau đến từng bộ phận cơ thể học sinh. Từ đó dẫn đến sự thay đổi, hay nói đúng hơn là sự phát triển tố chất thể lực cho học sinh.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TT - HUẾ TRƯỜNG THPT ĐẶNG HUY TRỨ ******** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ******** Tên đề tài: " XÂY DỰNG THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH ĐẨY TẠ CỦA NỮ HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT ĐẶNG HUY TRỨ " Giáo viên: ĐINH VĂN THỊNH Tổ: Thể dục - GDQP 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất là một yếu tố quan trọng góp phần tác động đến sự phát triển thể chất học sinh trong nhà trường. Nội dung chính của chương trình Thể dục trong nhà trường THPT hiện nay là điền kinh (42/66 tiết) gồm: chạy, nhảy và ném đẩy. Mổi nội dung có tác động làm thay đổi khác nhau đến từng bộ phận cơ thể học sinh. Từ đó dẫn đến sự thay đổi, hay nói đúng hơn là sự phát triển tố chất thể lực cho học sinh. Đẩy tạ là một nội dung bắt buộc trong chương trình môn thể dục THPT hiện nay. Thành tích đẩy tạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố hình thái, thể lực của học sinh. Việc xác định yếu tố nào có ảnh hưởng đến thành tích đẩy tạ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, kiểm tra nhằm nâng cao thành tích đẩy tạ. Hiện nay việc đánh giá cho điểm môn Thể dục tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung và trường THPT Đặng Huy Trứ nói riêng vẫn theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Việc đạt thành tích tương ứng với điểm Giỏi của học sinh Nữ rất nhẹ nhàng mà không cần phải phấn đấu nổ lực nhiều. Do vậy bảng điểm chuẩn của Bộ GD&ĐT ban hành cho các môn điền kinh nói chung, môn đẩy tạ nói riêng không còn phù hợp, mà chỉ còn mang tính định hướng trong đó Bộ còn chỉ đạo cho phép Giáo viên giảng dạy có quyền hạ thấp hoặc nâng điểm chuẩn lên, theo từng môn cho phù hợp với điều kiện của trường mình. Trước tình hình thực tế trên, tôi mạnh dạn làm Sáng kiến kinh nghiệm với nội dung đề tài: " Xây dựng thang điểm đánh giá thành tích đẩy tạ của Nữ học sinh khối 12 trường THPT Đặng Huy Trứ ". Nếu giải quyết được vấn đề trên, đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ tháo gỡ được một phần khó khăn trong việc đánh giá, cho điểm bộ môn phù hợp với tình trạng thể chất của từng học sinh. Nhưng do điều kiện và thời gian có hạn, tôi chỉ xin được xây dựng thang điểm đánh giá thành tích đẩy tạ nam học sinh khối 12 của trường THPT Đặng Huy Trứ. 2. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ & PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 2.1 MỤC ĐÍCH Xây dựng thang điểm thống nhất, đánh gía thành tích môn Đẩy tạ của nữ học sinh khối 12 trường THPT Đặng Huy Trứ. Đồng thời tạo tiền đề cho việc xây dựng thang điểm thành tích các môn còn lại của bộ môn điền kinh, phù hợp với tình hình phát triển thể chất của học sinh trường ta. 2.2 NHIỆM VỤ 2.2.1 Trình bày bảng điểm chuẩn kiểm tra thành tích môn đẩy tạ nỮ khối 12 của Bộ. 2.2.2 Xây dựng thang điểm đánh giá thành tích đẩy tạ của nỮ học sinh. 2.3 PHƯƠNG PHÁP 2.3.1 Phương pháp kiểm tra sư phạm: * Test kiểm tra: Đo lấy thành tích cao nhất trong 03 lần đẩy (m). 2.3.2 Phương pháp thống kê toán: * Dùng phương pháp thống kê toán để xử lý các số liệu liên quan, lập thang điểm C. 2.3.3 Đối tượng: *Là học sinh Nữ lớp 12 trường THPT Đặng Huy Trứ. *Số lượng : 100 hs. Các học sinh 12 được chọn một cách ngẫu nhiên. *YÊU CẦU: *Sức khoẻ: đạt từ trung bình trở lên. *Trang phục: đảm bảo trang phục TDTT, giày ba ta. 2.3.4 Địa điểm : Sân bải: Sân đẩy tạ trường THPT Đặng Huy Trứ. Dụng cụ: Số găm, thước dây, vôi kẽ sân, tạ ( 3kg ). Phục vụ: Cử một số VĐV đội tuyển trường phụ giúp. 2.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 2.4.1 Tổ chức kiểm tra. * Học sinh được chia làm nhiều đợt để kiểm tra, mổi đợt 05 học sinh. * Một học sinh được đẩy tạ 03 lần, lấy thành tích cao nhất trong ba lần đẩy, để làm số liệu. * Trong quá trình kiểm tra sử dụng đúng luật của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam. * Giáo viên giảng dạy trực tiếp chủ đạo trong quá trình kiểm tra. 2.4.2 Trình bày bảng điểm chuẩn kiểm tra thành tích (củ) môn đẩy tạ nữ khối 12 của Bộ. 2.4.3 Xây dựng thang điểm đánh giá thành tích đẩy tạ của nữ học sinh. 2.4.3.1 Các tham số: Để xây dựng thang điểm tôi dựa vào thang điểm C (thang điểm 10) và các số liệu về thành tích đẩy tạ của 100 học sinh Nữ khối 12. * Công thức: (m): Trị số trung bình S(m) : Đô lệch chuẩn BẢNG TÍNH ĐIỂM THÀNH TÍCH ĐẨY TẠ NỮ LỚP 12 * Từ bảng điểm mới cho phép ta có nhận xét sau : Ở bảng điểm mới có các chỉ số điểm từ 1 đến 10, đầy đủ hơn so với bảng điểm chuẩn của Bộ GD&ĐT(chỉ có điểm từ 5 trở lên, không có điểm từ 4 trở xuống). Qua so sánh giữa bảng điểm cũ và mới ta nhận thấy rằng số lượng học sinh đạt điểm Giỏi sẽ giảm xuống còn khoảng 10%. Điều này phù hợp yêu cầu của Bộ GD&ĐT: " .... số điểm 9 và 10 không nên quá 10% ở mổi lớp học ".( Theo sách thể dục lớp 12 nhà Xuất bản Giáo dục ban hành 4/1998 - trang 7 ). 3. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Bảng điểm chuẩn của Bộ GD&ĐT về nội dung đẩy tạ nữ còn thấp so với thực tế hiện nay. Vì vậy không còn phù hợp, cần cải tiến xây dựng thang điểm mới. Thang điểm mới được xây dựng cho phép đánh giá khách quan, phù hợp với trình độ thể chất học sinh hiện nay. Trên cơ sở việc cải tiến xây dựng thang điểm mới đánh giá thành tích đẩy tạ của nữ học sinh, cần tiếp tục cải tiến xây dựng thang điểm đẩy tạ mới cho Nữ và các môn còn lại thuộc bộ môn điền kinh. Mục đích nhằm đánh giá chính xác trình độ thể chất của học sinh, từ đó mới mong kích thích được tính tự giác, tích cực tham gia tập luyện nâng cao thể lực cho học sinh hiện nay.
File đính kèm:
- SKKN.ppt