Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học 2008-2009 môn thi: sinh học

Câu 1:(3,0 điểm)

Cho các thực vật C3, C4 và CAM.

a. Vẽ chu trình cố định CO2 ở các thực vật này.

b. Chu trình C4 và chu trình CAM có gì khác nhau?

c. Nêu 1 thí nghiệm để xác định cây loại C3, C4 ?

Câu 2:(2,5điểm) Hãy nêu các khâu chủ yếu trong quá trình muối dưa cải và giải thích:

 a. Vai trò của muối, đường, nước dưa cũ, hành trong quá trình muối dưa?

 b. Những biến đổi chính trong quá trình muối dưa về mặt hoá học, tác nhân nào đã gây ra những biến đổi đó?

 c. Tại sao dưa để lâu sẽ bị khú?

 

doc6 trang | Chia sẻ: lalala | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học 2008-2009 môn thi: sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 THPT
Đề chính thức
 Tuyên quang 	 Năm học 2008-2009 	 	 Môn thi: sinh học 
 Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề )
 (Đề này có 01 trang)
Câu 1:(3,0 điểm) 
Cho các thực vật C3, C4 và CAM.
a. Vẽ chu trình cố định CO2 ở các thực vật này.
b. Chu trình C4 và chu trình CAM có gì khác nhau?
c. Nêu 1 thí nghiệm để xác định cây loại C3, C4 ?
Câu 2:(2,5điểm) Hãy nêu các khâu chủ yếu trong quá trình muối dưa cải và giải thích:
	a. Vai trò của muối, đường, nước dưa cũ, hành trong quá trình muối dưa?
	b. Những biến đổi chính trong quá trình muối dưa về mặt hoá học, tác nhân nào đã gây ra những biến đổi đó?
	c. Tại sao dưa để lâu sẽ bị khú?
Câu 3:(2,5điểm) Hãy giải thích các hiện tượng sau:
	a. Tại sao cá thường rất khó hô hấp khi ở trên cạn?
	b. Tại sao các động vật có phổi thường khó hô hấp ở dưới nước?
	c. Tại sao máu của hầu hết động vật có màu đỏ, màu sắc này liên quan đến chức năng nào của máu?
	d. Tại sao động vật chân khớp có hệ tuần hoàn hở mà vẫn hoạt động bay lượn rất tích cực?
	e. Vì sao trẻ em mới sinh ra lại khóc?
Câu 4:(2,5 điểm) Cây đậu đang tươi tốt, chúng ta tưới phân bón với nồng độ cao thì có hiện tượng gì xảy ra, giải thích và rút ra kết luận.
 Thế nào là bón lót, bón thúc?
Câu 5:(2,5 điểm) 
 a. Hãy giải thích tại sao các ao hồ và cây xanh lại có thể điều hoà nhiệt độ môi trường?
 b. Phân tử ADN có đặc điểm gì để đảm bảo cho chúng có khả năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?
Câu 6:( 2,5 điểm). Tại 1 lò ấp trứng người ta thu được 3600 con gà con. Hãy tìm:
	a. Số lượng tế bào sinh dục sơ khai đực và tế bào sinh dục sơ khai cái đã qua vùng sinh sản tham gia tạo đàn gà nói trên?
	b. Số lượng giao tử đực và cái mang nhiễm sắc thể X và Y. Biết rằng trong đàn gà trên tỉ lệ gà mái chiếm 40%.
Câu 7:(2 điểm) Một cặp vợ chồng đều có da tàn nhang, nhưng con trai họ lại không có tàn nhang. ( Giả sử tính trạng này do 1 gen quy định)
	a. Hãy viết sơ đồ lai chứng minh có thể có khả năng đó.
	b. Xác suất để cả 2 con da đều tàn nhang là bao nhiêu? 
Câu 8:( 2,5 điểm) Người ta tiến hành lai 2 cây thuốc lá có kiểu gen như sau:
	P ♀ AABB x ♂AAbb. Biết rằng 2 alen A và a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 3, còn cặp alen B và b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 5. Hãy viết kiểu gen có thể có của con lai trong các trường hợp:
	a. Con lai được đa bội hoá lên thành 4n.
	b. Do đột biến xảy ra trong giảm phân tạo ra con lai 3n.
	c. Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai là thể ba nhiễm ở nhiễm sắc thể số 5.
.Hết
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hướng dẫn chấm đê thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
 Tuyên quang 	 Năm học 2008-2009 	 Môn thi: sinh học lớp 12 
Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu/ ý
Nội dung
Điểm
Câu1(3đ)
a.
b.
* Thời gian xảy ra chu trình
*Về không gian
c. 
Câu2(2,5đ)
a. 
b. 
c.
Câu3(2,5đ) 
a.
b.
c. 
d.
e. 
Câu4(2,5đ)
Câu5(2,5đ)
a. 
b.
Câu6(2,5đ)
a.
b. 
Câu 7(2đ)
a.
b. 
Câu 8( 3 đ)
a.
b.
c. 
- Vẽ chu trình C3
- Vẽ chu trình của thực vật C4
- Vẽ chu trình thực vật CAM
TV C4
TV CAM
- Cả 2 giai đoạn của chu trình xảy ra vào ban ngày.
- Giai đoạn I xảy ra trong tế bào nhu mô thịt lá, giai đoạn II xảy ra trong tế bào bao bó mạch.
- Giai đoạn I xảy ra vào ban đêm khi khí khổng mở, còn giai đoạn II xảy ra vào ban ngày khi khí khổng đóng.
- Cả 2 giai đoạn đều xảy ra trong cùng một tế bào chứa diệp lục.
Trồng 2 cây C3 và C4 trong 2 bình thuỷ tinh kín có chế độ các chế độ dinh dưỡng nước và ánh sáng như nhau. Để sau một thời gian cây C3 vì không quang hợp được khi nồng độ CO2 xuống thấp nên sẽ bị chết trước cây C4 có thể quang hợp được trong ĐK nồng độ CO2 xuống rất thấp.
Các khâu trong muối dưa cải
- Muối tạo áp suất thẩm thấu để cho glucô trong rau khuyếch tán ra ngoài và ức chế 1 số loại vi khuẩn.
- Đường là môi trường ban đầu cho VK lắc tic phát triển.
- Nước dưa cũ là cung cấp giống VK lắc tic cho vại dưa.
- Hành tạo mùi thơm và diệt các VK khác.
vk lắc tic
- Glucôzơ Axit lac tic
Tác nhân là VK lactic
Giải thích được nguyên nhân dưa bị khú
Vì áp lực của khí không đủ cho lá mang xoè ra do đó diện tích tiếp xúc với không khí giảm, cá thiếu ô xy và dần dần sẽ bị chết.
Khi ở trong nước các phế nang chứa đầy nước, sự lưu thông khí khó khăn do đó cơ thể động vật không trao đổi được khí và sẽ bị chết ngạt.
Tại vì trong máu có sắc tố Hb, khi sắc tố này kết hợp với ôxy thì tạo thành hợp chất có màu đỏ tươi, khi kết hợp với khí CO2 thì tạo thành hợp chất có màu đỏ thẫm. Màu sắc này của máu có liên quan đến chức năng vận chuyển khí của máu....
Tại vì động vật chân khớp hô hấp bằng hệ thống ống khí các ống khí từ lỗ thở phân nhánh đưa ôxy đến tận các tế bào và cũng đưa CO2 từ các tế bào ra môi trường không thông qua hệ tuần hoàn nên mặc dù có hệ tuần hoàn hở áp lực máu chảy rất thấp nhưng động vật chân khớp vẫn được cung cấp đủ khí ô xy và hoạt động rất tích cực.
Vì khi trẻ sinh ra tách khỏi cơ thể mẹ, máu mẹ không thể cung cấp ôxy cho con nữa. Lượng khí CO2 tăng cao đã kích thích vào trung khu hô hấp gây ra sự co cơ hít vào, lồng ngực nở ra, áp lực không khí xuống thấp, không khí ở ngoài tràn vào phổi và gây ra động tác hít vào, sau đố lại thở ra luồng khí tràn qua dây âm thanh gây nên tiếng như tiếng khóc của trẻ.
- Hiện tượng: Cây héo dần rồi chết.
- Giải thích: Nồng độ phân bón bên ngoài cây cao hơn nên làm rối loạn quá trình trao đổi qua màng bán thấm theo cơ chế thẩm thấu, dẫn đến cây không lấy được nước và mất cân bằng nước héo dần rồi chết.
- Kết luận: Bón phân chỉ có hiệu quả mong muốn khi được sử dụng một cách hợp lý, có cơ sở khoa học, dựa vào đòi hỏi của từng giống, từng loài cây, trong từng thời kỳ khác nhau và căn cứ trên hoàn cảnh cụ thể của lượng nước và chát dinh dưỡng hiện có trong đất.
- Bón lót: Bón phân vào đất lúc chưa có cây trồng.
- Bón thúc: Bón theo từng thời kì để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây nhanh hơn.
- Ao hồ luôn có sự bốc hơi nước diễn ra mạnh mẽ.
- Cây xanh luôn có sự thoát hơi nước
- Cả 2 quá trình đó đều do nước đang ở trạng thái lỏng chuyển thành dạng hơi, các liên kết hiđrô đứt ra và thu một lượng nhiệt lớn làm cho nhiệt độ môi trường giảm.
Phân tử ADN có các đặc điểm:
+ Được cấu tạo bằng trình tự các Nu liên kết với nhau 1 cách chặt chẽ và có trật tự đó chính là TTDT.
+ Có các liên kết hoá trị bền vững làm cho phân tử ADN tương đối bền vững.
+ Có cấu trúc 2 mạch, các Nu trên 2 mạch liên kết với nhau bằng rất nhiều các mối liên kết hiđrô tăng tính bền vững.
+ Có cấu trúc đóng xoắn, liên kết với Pr thành cấu trúc NST đóng xoắn cực đại làm tăng tính bền vững.
+ 2 mạch liên kết theo nguyên tắc bổ xung do đó dễ sửa chữa khi có sai sót.
+ Các liên kết hiđrô là liên kết yếu do đó 2 mạc dễ dàng tách nhau ra để tự nhân đôi và phiên mã đúng mẫu do đó TTDT được truyền đạt 1 cách chính xác từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Học sinh biện luận và tìm đúng:
- Tế bào sinh trứng: 3600
- Tế bào sinh tinh: 900
Học sinh biện luận và tìm đúng:
- Trứng Y: 1440, 
- Trứng X: 2160.
- Tinh trùng X: 3600.
- Nếu bố mẹ bị tàn nhang mà con không bị thì chứng tỏ tính trạng da tàn nhang là tính trạng trội và không tàn nhang là tính trạng lặn. Quy ước gen A quy định tính trạng tàn nhang, gen b quy định tính trạng bình thường.
SĐL: 
- Xác suất của con không tàn nhang theo sơ đồ trên là 1/4. 
-Vậy xác suất để 2 con da đều tàn nhang là 1/4.1/4
Phép lai AABB x AAbb tạo F1: AABb.
- Con lai được đa bội hoá thành 4n có kiểu gen là: AAAABBbb.
- Viết 2 sơ đồ lai do giảm phân không bình thường 1 bên bố hoặc mẹ không phân ly tạo con lai 3n: AAABBb hoặc AAABbb.
- Viết 2 sơ đồ lai về quá trình giảm phân không bình thường của 1 bên bố hoặc mẹ, cặp NST số 5 không phân ly và tạo ra con lai là thể 3 nhiễm ở NSt số 5 là:AABBb hoặc AABbb.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 1:(1,0 điểm) 
a. Vẽ chu trình cố định CO2 ở các thực vật C3, C4 và CAM. (vẽ đủ 0,5 đ)
3 CO2 6APG 6ALPG
 1C3 Glucôzơ
 3RiDP 5C3 
	Chu trình cố định CO2 ở thực vật C3
Lục lạp của tế bào mô dậu
Lục lạp của tế bào bó mạch
AM
AOA
	AM
 Chu trình Canvin -
	Benson
CO2
PEP
CO2
Axít piruvic
	ATP
Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4
Đêm
Ngày
PEP
Tinh bột
	Đêm	
	CO2
Chu trình Canvin - Benson
AOA
AM
AM
CO2
Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM
 b. Khác nhau:
Đặc điểm
Chu trình C4 0,25 đ
Chu trình CAM. 0,25 đ
* Thời gian xảy ra chu trình
* Về không gian
- Cả 2 giai đoạn của chu trình xảy ra vào ban ngày.
- Giai đoạn I xảy ra trong tế bào nhu mô thịt lá, giai đoạn II xảy ra trong tế bào bao bó mạch.
- Giai đoạn I xảy ra vào ban đêm khi khí khổng mở, còn giai đoạn II xảy ra vào ban ngày khi khí khổng đóng.
- Cả 2 giai đoạn đều xảy ra trong cùng một tế bào chứa diệp lục.

File đính kèm:

  • docDe thi, Dap an Sinh hoc.doc