Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn thi : văn thời gian: 150 phút
Câu 1 (3 điểm):
Giải thích nghĩa của từ nói trong những cách dùng sau:
1. Nghĩ sao nói vậy.
2. Họ không nói tiếng Việt mà nói tiếng Anh.
3. Người ta nói ông nhiều lắm.
4. Những con số nói lên một phần sự thật.
- Trong các nghĩa của từ nói, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
- Các nghĩa chuyển được chuyển theo phương thức nào?
PHÒNG GDĐT SƠN DƯƠNG TRƯỜNG THCS HỒNG LẠC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn thi : VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề ) (Đề này gồm 03 câu trên 01 trang) Đề bài: Câu 1 (3 điểm): Giải thích nghĩa của từ nói trong những cách dùng sau: 1. Nghĩ sao nói vậy. 2. Họ không nói tiếng Việt mà nói tiếng Anh. 3. Người ta nói ông nhiều lắm. 4. Những con số nói lên một phần sự thật. - Trong các nghĩa của từ nói, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? - Các nghĩa chuyển được chuyển theo phương thức nào? Câu 2 ( 5 điểm): Trong ba truyện ngắn đã học: Làng của Kim Lân, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đều có những tình huống bất ngờ đặc sắc. Đó là tình huống nào? Phân tích một trong ba tình huống đó. Câu 3 (12 điểm): Hình ảnh trăng trong các bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Ánh trăng của Nguyễn Duy. **** Hết*** PHÒNG GDĐT SƠN DƯƠNG TRƯỜNG THCS HỒNG LẠC ---------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2012-2013 Môn thi : văn (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) ------------------------------------- Đáp án Điểm Câu 1: (3điểm) Từ nói có những nghĩa sau: Phát âm thành tiếng, thành lời với một nội dung nào đó. Dùng như một thứ tiếng khi giao tiếp. Chỉ trích, phê bình, chê bai. Thể hiện, diễn đạt một nội dung nào đó. Căn cứ vào các nghĩa này, xác định nghĩa của từ nói trong các câu đã cho. - Trong các nghĩa đó của từ nói, nghĩa (1) là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển. - Nghĩa (2), (3) chuyển theo phương thức hoán dụ, nghĩa (4) chuyển theo phương thức ẩn dụ. Câu 2 (5điểm): a. Chỉ đúng ba tình huống trong từng truyện. - Làng : Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Pháp. - Lặng lẽ Sa Pa: Cuộc gặp gỡ bất ngờ, ngắn ngủi giữa ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư và anh thanh niên ở đỉnh núi Yên Sơn. - Chiếc lược ngà: Anh Sáu về thăm nhà, bé Thu nhất định không nhận ba, đến khi nhận ba thì đã tới lúc chia tay. b. Phân tích một tình huống mà học sinh tâm đắc nhất. - Học sinh có thể hoàn toàn tự do lựa chọn, nhưng trong quá trình phân tích phải làm nổi rõ được các ý chính sau: + Tóm tắt nội dung tình huống. + Phân tích tác dụng của tình huống trong việc thể hiện tính cách nhân vật, thể hiện chủ đề tác phẩm, tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện ( nghệ thuật kể, tả, cốt truyện). Câu 3 (12 điểm): Đề thuộc dạng nghị luận văn học: Phân tích, so sánh một vấn đề trong ba tác phẩm văn học. Bởi vậy người viết phải tìm ra được những luận điểm về sự gần nhau, khác nhau giữa ba tác phẩm, tìm cách phân tích, chứng minh, lí giải, từ đó khẳng định giá trị của tác phẩm. a. Trăng trong cả ba bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, tronh sáng, người bạn tri kỉ của con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong sinh hoạt hàng ngày. b. Trăng trong Đồng chí là biểu tượng của tình đồng chí, gắn bó keo sơn trong cuộc sống chiến đấu gian khổ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, trở thành nhan đề của tập thơ Đầu súng trăng treo. c. Trăng trong Đoàn thuyền đánh cá là cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động làm chủ tập thể của những cư dân đi đánh cá đêm, vẽ nên búc tranh sơn mài biển vàng, biển bạc. d. Trăng trong Ánh trăng là vầng trăng tri kỉ, tròn vành vạnh, im phăng phắc đột ngột ùa vào phòng buyn đinh tối om trong đêm hòa bình mất điện ở Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến nhà thơ giật mình, an hận day dứt về suy nghĩ và cách sống hiện tại của mình. Ánh trăng như người bạn thân nhắc nhở lay tỉnh lương tâm của tác giả: Không được vô ơn với quá khứ, với đồng đội đã hi sinh, với thiên nhiên nhân hậu và bao dung. * Cách cho điểm: - Điểm 11 đến 12: Khám phá đầy đủ, sâu sắc các ý trên. Văn viết trong sáng, giầu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lập luận, trích dẫn, so sánh liên hệ tốt. - Điểm 9 đến 10 : Phân tích đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt trong sáng, trôi chảy - Điểm 7 đến 8: Khám phá, phân tích tương đối đầy đủ các ý trên, nhiều đoạn phân tích sâu sắc tinh tế. - Điểm 5 đến 6: Phân tích được những nét cơ bản của yêu cầu trên, văn viết còn khô cứng chưa hấp dẫn. - Điểm 3 đến 4: Phân tích được một số ý, văn viết lúng túng, thiếu cảm xúc. - Điểm 1 đến 2: Chạm được một vài ý, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. 2 0,5 0,5 1,5 0,5 3 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU . . . Người ra đề Lã Thị Thanh
File đính kèm:
- ĐỀ THI VĂN.doc