Đề thi học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 11 Năm học: 2010- 2011
Câu 1: Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất? tại sao? (2 điểm)
Câu 2: Em hãy nêu những nội dung, biểu hiện cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cho ví dụ? (5 điểm)
Câu 3: Là một học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường phổ thông, em phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ nhà nước ta? (2 điểm)
Đáp án và thang điểm chấm
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD LỚP 11 Năm học: 2010- 2011 Câu 1: Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất? tại sao? (2 điểm) Câu 2: Em hãy nêu những nội dung, biểu hiện cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cho ví dụ? (5 điểm) Câu 3: Là một học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường phổ thông, em phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ nhà nước ta? (2 điểm) Đáp án và thang điểm chấm Câu 1: * Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.(1 điểm) * Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 2 chức năng cơ bản - Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. (0,5 điểm). - Tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân (0,5 điểm). * Chức năng tổ chức và xây dựng là cơ bản nhất (0,25 điểm) Vì: với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng bạo lực, trấn áp mới chỉ là việc làm đầu tiên xóa bỏ tận gốc bóc lột. Một việc tiếp theo quan trọng hơn là xây dựng xã hội mới để nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc, xã hội ngày càng tiến bộ hơn. (0,75 điểm). Câu 2: ( Học sinh nêu được nội dung, biểu hiện, cho được ví dụ của một lĩnh vực, là 1, 25 điểm) Quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa diễn ra trên bốn lĩnh vực cơ bản: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Lĩnh vực Nội dung Ví dụ Kinh tế - Quốc doanh làm chủ tư liệu sản xuất, quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm. - Biểu hiện: Kinh tế hàng hóa nhiểu thành phần. - Sản xuất hàng dệt may, công dân phải nộp thuế. - Kinh doanh gạo,công dân phải nộp thuế. Chính trị - Mọi quyền lực thuộc về nhân dân - Biểu hiện: +Ứng cử, bầu cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. + Tham gia quản lý Nhà nứơc, thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương. + Quyền kiến nghị. + Tự do ngôn luận, báo chí thông tin + Giám sát, tố cáo, khiếu nại. + Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. - Bầu cử Quốc hội khóa XII, tháng 5/2007. - Báo chí đưa tin chống tiêu cực. - Tham gia góp ý dự thảo hiến pháp, pháp luật. Văn hóa - Làm chủ bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa. - Biểu hiện: + Quyền tham gia đời sống văn hóa, văn nghệ. + Hưởng lợi ích sang tạo văn hóa, văn nghệ. + Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. - Sáng tác thơ (có tiền nhuận bút) - Hưởng thụ ca nhạc, sân khấu - Bảo vệ quyên lợi cho người sáng tác (chống đạo văn , đạo nhạc) Xã hội - Đảm bảo các quyền lợi về xã hội. - Quyền lao động. - Quyền bình đẳng nam, nữ. - Quyền hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội. - Quyền bảo vệ sức khỏe. - Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. - Quan tâm về vật chất, tinh thần - Công dân từ 15 tuổi trở lên được kí hợp đồng lao động. - Người lao động được mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể. - Chế độ tiền lương hợp lí - Chính sách thương binh liệt sĩ, người già cô đơn… Câu 3: Là một học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường phổ thông, em cần phải thực hiên những việc sau để góp phần xây dựng và bảo vệ nhà nước ta: ( mỗi ý đúng được: 0,25 điểm). - Rèn luyện đạo đức, tác phong học sinh. - Học tập tốt, có động cơ, mục đích học tập đứng đắn. - Nhận thức đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. -Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước - Tích cực tham gia các hoạt động: giữ gìn trật tự, an toàn xã hội - Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. - Sẵn sàng tham gia lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Giữ gìn thiên nhiên, môi trường,…
File đính kèm:
- DE THI HK II MÔN GDCD_LOP 11.doc