Đề thi học kỳ II môn giáo dục công dân lớp 9

Câu 1: Vi phạm pháp luật là gì? Hãy nêu tên các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ về mỗi loại. (2,5 điểm).

Câu 2: Lí tưởng sống là gì? Có bạn cho rằng, học sinh trung học cơ sở đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì làm gì có lí tưởng sống. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? ( 3 điểm).

 

doc2 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II môn giáo dục công dân lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9
 Năm học: 2010- 2011
Câu 1: Vi phạm pháp luật là gì? Hãy nêu tên các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ về mỗi loại. (2,5 điểm).
Câu 2: Lí tưởng sống là gì? Có bạn cho rằng, học sinh trung học cơ sở đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì làm gì có lí tưởng sống. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? ( 3 điểm).
Câu 3: Lao động là gì? Nêu nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? (3 điểm).
Câu 4: Tảo hôn là gì? Hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra mà em biết. 
 ( 1,5 điểm).
 Đáp án và thang điểm chấm
Câu 1: 
 * Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. ( 0,5 điểm).
* Có 4 loại vi phạm pháp luật ( học sinh nêu được mỗi loại vi phạm pháp luật và cho được ví dụ được 0,5 điểm).
- Vi phạm pháp luật hình sự. (0,25 điểm).
Ví dụ: Cướp giật tài sản; trộm xe máy (0,25 điểm).
- Vi phạm pháp luật hành chính. (0,25 điểm).
Ví dụ: Vứt rác bừa bãi; lấn chiếm vỉa hè; xây nhà trái phép. (0,25 điểm).
- Vi phạm pháp luật dân sự. (0,25 điểm).
Ví dụ: Vay tiền không trả; mượn xe máy cầm lấy tiền. (0,25 điểm).
- Vi phạm kỷ luật (0, 25 điểm).
Ví dụ: Viết, vẽ bậy lên tường của lớp học; đi học trễ. (0,25 điểm).
Câu 2:
 Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được. (0,5 điểm).
 Ý kiến đó là sai (0,5 điểm). Bởi vì: Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở đã có đủ nhận thức, sự hiểu biết để xác định cho mình một lí tưởng sống đúng đắn. Để từ đó phấn đấu, vạch ra kế hoạch, phương pháp học tập, rèn luyện từng bước thực hiện lí tưởng sống. Lí tưởng sống đó nó sẽ định hướng cho toàn bộ cuộc sống, lao động, hoạt động của mỗi cá nhân. ( 1 điểm).
 Nếu chỉ biết ăn chơi mà không xác định được mục mục đích hướng tới, một ước mơ hoài bão đúng đắn ngay từ lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thì nó sẽ tạo ra một thói quen sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, sẽ thiếu một cái nền vững chắc cho việc thực hiện lí tưởng sống sau này.( 1 điểm).
Câu 3
 Lao động là hoạt động có mục đích của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại (1 điểm)
 Nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân là
 - Quyền lao động của công dân: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. (1 điểm)
 - Nghĩa vụ lao động của công dân: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân. (1 điểm).
Câu 4: Tảo hôn là việc kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (0, 5 điểm).
 Hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra: Hôn nhân không hạnh phúc, không đảm bảo sức khỏa sinh sản, chưa có việc làm ổn định, chưa đủ chín chắn chăm lo cho cuộc sống gia đình. Điều đó dễ dẫn đến tan vỡ, ly hôn trong hôn nhân. (1 điểm).

File đính kèm:

  • docĐE THI HK II MÔN GDCD_ LOP 9.doc