Đề thi học sinh giỏi Hóa 9
Câu 1: (3 điểm).
1. Cho các nguyên tố Na, Al, O, S. Viết công thức của tất cả các hợp chất chứa 2 hoặc 3 nguyên tố trong số 4 nguyên tố trên.
2. Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ sau.
A B C D B E F B.
Cho biết A, B, C, D, E, F là những hợp chất khác nhau của lưu huỳnh.
Câu 2: (3 điểm)
1. Có 5 dung dịch bị mất nhãn gồm các dung dịch sau: H2SO4; Na2SO4; NaOH; BaCl2; MgCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy nhận biết ra từng dd.
2. Hoà tan 26,8 g Na2SO3.xH2O vào 171,4 g H2O thu được dung dịch A có nồng độ phần trăm là 5,3%. Tính x.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HÓA 9 Câu 1: (3 điểm). 1. Cho các nguyên tố Na, Al, O, S. Viết công thức của tất cả các hợp chất chứa 2 hoặc 3 nguyên tố trong số 4 nguyên tố trên. 2. Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ sau. ABCDBEFB. Cho biết A, B, C, D, E, F là những hợp chất khác nhau của lưu huỳnh. Câu 2: (3 điểm) 1. Có 5 dung dịch bị mất nhãn gồm các dung dịch sau: H2SO4; Na2SO4; NaOH; BaCl2; MgCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy nhận biết ra từng dd. 2. Hoà tan 26,8 g Na2SO3.xH2O vào 171,4 g H2O thu được dung dịch A có nồng độ phần trăm là 5,3%. Tính x. Câu 3: (4 điểm). Hoà tan hoàn toàn 28,4 g hỗn hợp X gồm K2CO3 và muối cacbonat của kim loại M chưa biết vào dung dịch H2SO4 8% vừa đủ, thu được dung dịch Y và 5,6 l khí CO2 (đktc). Nồng độ muối K2SO4 trong dung dịch Y thu được sau phản ứng bằng 5,3762%. a. Tìm kim loại M và phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. b. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc tách kết tủa và đem nung ở nhịêt độ cao đến khi khối lượng chất rắn không thay đổi thì cân được a g. Tính a. ( Cho sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn, giáo viên không giải thích gì thêm. Biết: H = 1; S = 32; O = 16; K = 39; Na = 23; Cl = 35,5; )
File đính kèm:
- đề KT Hóa 9.doc