Đề thi thử Sinh học 12 - Phân ban

Điểm : 1

Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:

"Loài mới không xuất hiện với một (I). mà thường là có sự tích luỹ một (II)., loài mới không xuất hiện với (III). duy nhất mà phải là (IV). hay.(V). tồn tại và phát triển như là một khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên".

a. tổ hợp nhiều đột biến

b. đột biến

c. một quần thể

d. một nhóm quần thể

e. một cá thể

Tổ hợp đáp án chọn đúng là:

Chọn một câu trả lời

A. Ia, IIb, IIIc, IVd, Ve.

B. Ib, IIa, IIIe, IVd, Vc.

C. Ib, IIa, IIIc, IVd, Ve.

D. Ib, IIa, IIIe, IVc, Vd.

 

doc13 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Sinh học 12 - Phân ban, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
vòi nhụy loài khác. 
D. Động vật khác loài thường không giao phối do chu kì sinh sản khác nhau. 
E. C và D. 
20 
Điểm : 1 
Về mặt di truyền học phương pháp lai cải tiến giống sẽ dẫn đến:
Chọn một câu trả lời 
A. Ban đầu làm tăng tỉ lệ đồng hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ dị hợp. 
B. Ban đầu làm tăng tỉ lệ dị hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ đồng hợp. 
C. Không làm thay đổi kiểu gen. 
D. Ban đầu làm giảm tỉ lệ đồng hợp, sau đó giảm dần tỉ lệ dị hợp. 
E. Ban đầu làm giảm tỉ lệ dị hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ đồng hợp. 
21 
Điểm : 1 
Cỏ dại thường mọc lẫn với lúa trên cánh đồng làm cho năng suất lúa bị giảm đi. Quan hệ giữa cỏ dại và lúa là mối quan hệ
Chọn một câu trả lời 
A. Cộng sinh 
B. Ký sinh 
C. Cạnh tranh khác loài 
D. Hội sinh 
22 
Điểm : 1 
Khống chế sinh học là hiện tượng
Chọn một câu trả lời 
A. Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm 
B. Số lượng cá thể của các quần thể thay đổi do sự cố bất thường 
C. Số lượng cá thể của các quần thể thay đổi theo chu kỳ mùa 
D. Đảm bảo sự tồn tại của loài trong quần xã 
23 
Điểm : 1 
Điều nào sau đây SAI đối với chọn lọc hàng loạt:
Chọn một câu trả lời 
A. Với cây tự thụ phấn, chọn lọc hàng loạt 1 lần. 
B. Với cây giao phấn, chọn lọc hàng loạt nhiều lần. 
C. Áp dụng đối với cây có hệ số di truyền thấp. 
D. Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém. 
24 
Điểm : 1 
Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của sinh học
Chọn một câu trả lời 
A. Tìm hiểu các hoạt động của cơ thể sống 
B. Tìm hiểu đặc điểm của giới vô cơ 
C. Giải thích cơ chế của các quá trình diễn ra trong các tổ chức sống. 
D. Giải thích bản chất của các hiện tượng sống 
25 
Điểm : 1 
Thực vật và động vật có tỉ lệ giao tử mang đột biến khá lớn, vì:
Chọn một câu trả lời 
A. Số lượng gen trong tế bào thấp nên tỉ lệ gen đột biến lớn. 
B. Số lượng gen trong tế bào rất lớn nên số gen đột biến trong mỗi tế bào là không nhỏ. 
C. Số lượng giao tử tạo ra khá lớn nên có nhiều giao tử đột biến. 
D. Số lượng giao tử mang đột biến bao giờ cũng bằng số gen mang đột biến. 
26 
Điểm : 1 
Nhận định dưới đây không phải là khó khăn của việc nghiên cứu di truyền ở người là:
Chọn một câu trả lời 
A. Người sinh sản chậm, đẻ ít con. 
B. Số lượng NST nhiều, nhỏ, ít sai khác về hình dạng, kích thước. 
C. Số lượng người trong một quần thể ít. 
D. Vì lí do xã hội không thể áp dụng phương pháp lai hay gây đột biến để nghiên cứu như đối với động vật và thực vật. 
27 
Điểm : 1 
Vai trò của chọn lọc nhân tạo là:
Chọn một câu trả lời 
A. Là nhân tố qui định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. 
B. Là nhân tố qui định tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. 
C. Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người. 
D. Cả A, B và C đều đúng. 
28 
Điểm : 1 
Để sử dụng ưu thế lai đồng thời tạo ra các giống mới người ta có thể sử dụng phương pháp lai:
Chọn một câu trả lời 
A. Khác loài. 
B. Khác dòng. 
C. Khác thứ. 
D. A và B. 
E. A, B và C. 
29 
Điểm : 1 
Trong các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật thì đặc trưng nào là quan trọng nhất
Chọn một câu trả lời 
A. Tỉ lệ giới tính 
B. Thành phần nhóm tuổi 
C. Mật độ 
D. Tỉ lệ sinh sản - tỉ lệ tử vong 
30 
Điểm : 1 
Người đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá là: 
Chọn một câu trả lời 
A. Menđen. 
B. Kimura. 
C. Lamac. 
D. Đacuyn. 
31 
Điểm : 1 
Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen là:
Chọn một câu trả lời 
A. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen. 
B. Sự trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen. 
C. Các gen nằm trên cùng 1 NST phân li cùng nhau hình thành nhóm gen liên kết. 
D. Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử và sự kết hợp của các giao tử trong thụ tinh. 
E. Sự tiếp hợp quá chặt của NST trong giảm phân. 
32 
Điểm : 1 
Các loại đột biến gen bao gồm:
Chọn một câu trả lời 
A. Thêm một hoặc vài cặp bazơ. 
B. Mất một hoặc vài cặp bazơ. 
C. Thay thế một hoặc vài cặp bazơ. 
D. Đảo vị trí một hoặc vài cặp bazơ. 
E. Cả A, B, C, D. 
33 
Điểm : 1 
Trong thuyết tiến hoá tổng hợp, tiến hoá lớn (tiến hoá vĩ mô) là quá trình hình thành các nhóm phân loại  như ..
1. Trên loài.                      4. Chi, họ, bộ, lớp, ngành.
2. Dưới loài.                     5. Giống, thứ.
3. Giới. 
Câu trả lời đúng cần điền lần lượt vào chỗ trống là:
Chọn một câu trả lời 
A. 1, 4. 
B. 1, 5. 
C. 2, 3. 
D. 2, 4. 
E. 1, 5. 
34 
Điểm : 1 
Căn cứ để phân biệt đột biến thành đột biến tự nhiên - đột biến nhân tạo là:
Chọn một câu trả lời 
A. Sự biểu hiện của đột biến có lợi hay có hại 
B. Nguồn gốc gây ra các nguyên nhân gây đột biến. 
C. Tác nhân gây ra đột biến. 
D. Mức độ đột biến cao hay thấp. 
35 
Điểm : 1 
Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc và tiến hoá là:
Chọn một câu trả lời 
A. Biến dị tổ hợp. 
B. Biến dị đột biến. 
C. Biến dị thường biến. 
D. Biến dị di truyền. 
E. Vốn gen của quần thể. 
36 
Điểm : 1 
Đột biến số lượng NST có thể liên quan đến:
Chọn một câu trả lời 
A. Một hoặc một số cặp NST không phân li 
B. Chỉ một cặp NST không phân li 
C. Toàn bộ các NST không phân li 
D. A hoặc C. 
E. B hoặc C 
37 
Điểm : 1 
Một gen tổng hợp protein bình thường có 200 axit amin. Gen đó bị đột biến tổng hợp ra phân tử protein có 200 axit amin nhưng axit amin thứ 150 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến gen đó có thể là:
Chọn một câu trả lời 
A. Thêm một cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 150. 
B. Đảo vị trí hoặc thêm một cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 150. 
C. Thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 150. 
D. Mất một cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 150. 
E. Mất hoặc thay thế một cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 150. 
38 
Điểm : 1 
Đột biến thể dị bội có thể:
Chọn một câu trả lời 
A. Phát sinh trong quá trình giảm phân và thụ tinh 
B. Phát sinh trong quá trình nguyên phân 
C. Xảy ra trên NST thường hoặc NST giới tính 
D. A và B. 
E. Cả A, B, C. 
39 
Điểm : 1 
Đột biến nào dưới đây có thể dẫn đến làm mất hoặc thêm vật chất di truyền trong tế bào ?
Chọn một câu trả lời 
A. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ 
B. Mất đoạn và lặp đoạn 
C. Đảo đoạn và chuyển đoạn 
D. Lặp đoạn và chuyển đoạn 
E. Chuyển đoạn tương hỗ 
40 
Điểm : 1 
Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là:
Chọn một câu trả lời 
A. Nêu lên vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của sinh vật. 
B. Quan niệm những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác động của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động ở động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ. 
C. Đề xuất khái niệm biến dị. 
D. Chứng minh sinh giới ngày nay là kết quả của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp. 
E. Bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật. 
41 
Điểm : 1 
Tảo quang hợp, còn nấm hút nước tạo thành địa y. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Chọn một câu trả lời 
A. Ký sinh 
B. Cộng sinh 
C. Hội sinh 
D. Hợp tác 
42 
Điểm : 1 
Hệ tương tác có khả năng phát triển thành các cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới:
Chọn một câu trả lời 
A. Prôtêin – Lipit. 
B. Prôtêin – Saccarit (hidratcacbon). 
C. Prôtêin – Prôtêin. 
D. Prôtêin – Axit nuclêic. 
43 
Điểm : 1 
Ở thực vật thường gặp khó khăn khi lai xa, vì:
Chọn một câu trả lời 
A. Hạt phấn loài này không nảy mầm trên vòi nhuỵ của loài khác. 
B. Chiều dài của ống phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhuỵ nên không thụ tinh được. 
C. Không phù hợp giữa nhân và tế bào chất của hợp tử. 
D. Cả A, B và C. 
44 
Điểm : 1 
Trong một quần thể cỏ tính trạng quy định hoa đỏ (tính trạng trội) và hoa trắng (tính trạng lặn). Khi giao phối ngẫu nhiên, tỷ lệ hoa đỏ là 91%. Tần số tương đối của các alen A, a là:
Chọn một câu trả lời 
A. 0,09 : 0,91 
B. 0,3 : 0,7 
C. 0,91: 0,09 
D. 0,7 : 0,3 
E. 0,9 : 0,1 
45 
Điểm : 1 
Nguyên nhân, cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là:
1. Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong phát sinh giao tử.
2. Hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử.
3. Tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trọng thụ tinh
4. Sự tương tác giữa các gen trong hợp tử.
5. Cấu trúc ADN, NST bị biến đổi.
Câu trả lời đúng là:
Chọn một câu trả lời 
A. 1, 3. 
B. 1, 2, 3 
C. 1, 2, 3, 4 
D. 1, 2, 3, 5. 
E. 1, 2, 3, 4, 5. 
46 
Điểm : 1 
Vi khuẩn E.coli thường được sử dụng làm vi khuẩn chủ tiếp nhận ADN tái tổ hợp và sản xuất prôtêin tương ứng vì:
Chọn một câu trả lời 
A. Vật chất di truyền đơn giản, dễ kiểm soát. 
B. Khả năng sinh sản nhanh. 
C. Thường không có độc tính đối với đa số sản phẩm. 
D. A và B đúng. 
E. Cả A, B, C. 
47 
Điểm : 1 
Nguyên nhân gây ra đột biến tự nhiên là do:
Chọn một câu trả lời 
A. Phóng xạ tự nhiên. 
B. Hóa chất. 
C. Sốc nhiệt. 
D. Bản chất của gen. 
E. Cả A, B, C, D. 
48 
Điểm : 1 
Thực vật di cư lên cạn hàng loạt ở kỉ:
Chọn một câu trả lời 
A. Cambri. 
B. Xilua. 
C. Đêvôn. 
D. Than đá. 
E. Pecmơ. 
49 
Điểm : 1 
Hiện tượng đồng quy tính trạng là hiện tượng:
Chọn một câu trả lời 
A. Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự. 
B. Các loài khác nhau, nhưng vì sống trong điều kiện giống nhau nên tích lũy những biến dị di truyền tương tự. 
C. Các loài giống nhau, sống trong điều kiện khác nhau nên tích lũy những biến dị di truyền khác nhau. 
D. Tiến hoá diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau có chung nguồn gốc. 
E. Tạo ra những nhóm có kiểu hình khác nhau thuộc những nguồn gốc khác nhau. 
50 
Điểm : 1 
Mức phản ứng là:
Chọn một câu trả lời 
A. Giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau 
B. Giới hạn thường biến của một kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau 
C. Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể 
D. Sự phát sinh những kiểu hình mới do biến dị tổ hợp 
E. Tất cả đều đúng. 

File đính kèm:

  • docsinh_DH_PB.doc