Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học - Trường THPT Yên Phong số 2

Câu 1: Bằng chứng giải phẫu so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về

A. Cấu tạo cơ quan và cơ thể. B. Giai đoạn phát triển phôi thai.

C. Cấu tạo polypeptit hoặc polynucleotit. D. Sinh học và biến cố địa chất.

Câu 2: Đặc điểm cơ bản của các cơ quan tương đồng là

A. Cùng chức năng. B. Cùng nguồn gốc. C. Cùng vị trí. D. Cùng cấu tạo.

Câu 3: Hai cơ quan của hai loài khác nhau được xem là tương đồng với nhau khi

A. Cùng nguồn gốc từ phôi, có vị trí tương đương.

B. Giống nhau về hình thái và cấu tạo trong.

C. Khác nguồn gốc nhưng cùng chức năng.

D. Ở vị trí tương đương nhau trên cơ thể.

Câu 4: Các cơ quan nào sau đây được gọi là tương đồng với nhau?

A. Vây cá voi và vây cá chép. B. Tay người và tay dơi.

C. Chân vịt và cánh gà. D. Cánh chim và cánh ruồi.

Câu 5: Tuyến nọc độc của rắn hổ mang là cơ quan tương đồng với

A. Tuyến lệ. B. Tuyến nước bọt. C. Tuyến yên. D. Tuyến nhày.

Câu 6: Các cơ quan tương đồng giống nhau chủ yếu về

A. Chức năng hoạt động. B. Cấu tạo bên ngoài.

C. Cấu trúc bên trong. D. Vị trí tương tưh nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học - Trường THPT Yên Phong số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT YÊN PHONG SỐ 2
===========
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
MÔN SINH HOC
Thời gian làm bài: 40 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi SHTIENHOA1
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Bằng chứng giải phẫu so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
A. Cấu tạo cơ quan và cơ thể.	B. Giai đoạn phát triển phôi thai.
C. Cấu tạo polypeptit hoặc polynucleotit.	D. Sinh học và biến cố địa chất.
Câu 2: Đặc điểm cơ bản của các cơ quan tương đồng là
A. Cùng chức năng.	B. Cùng nguồn gốc.	C. Cùng vị trí.	D. Cùng cấu tạo.
Câu 3: Hai cơ quan của hai loài khác nhau được xem là tương đồng với nhau khi
A. Cùng nguồn gốc từ phôi, có vị trí tương đương.
B. Giống nhau về hình thái và cấu tạo trong.
C. Khác nguồn gốc nhưng cùng chức năng.
D. Ở vị trí tương đương nhau trên cơ thể.
Câu 4: Các cơ quan nào sau đây được gọi là tương đồng với nhau?
A. Vây cá voi và vây cá chép.	B. Tay người và tay dơi.
C. Chân vịt và cánh gà.	D. Cánh chim và cánh ruồi.
Câu 5: Tuyến nọc độc của rắn hổ mang là cơ quan tương đồng với
A. Tuyến lệ.	B. Tuyến nước bọt.	C. Tuyến yên.	D. Tuyến nhày.
Câu 6: Các cơ quan tương đồng giống nhau chủ yếu về
A. Chức năng hoạt động.	B. Cấu tạo bên ngoài.
C. Cấu trúc bên trong.	D. Vị trí tương tưh nhau.
Câu 7: Cơ quan thoái hóa của sinh vật là
A. Cơ quan nó không sử dụng nữa.
B. Cơ quan đã tiêu giảm, chỉ còn dấu vết.
C. Cơ quan ở tổ tiên hay phôi phát triển, sau tiêu giảm.
D. Cơ quan kém phát triển nhất của nó.
Câu 8: Cơ quan nào không thể xem là cơ quan thoái hóa?
A. Xương cụt ở người.	B. Vết xương chân ở rắn.
C. Đuôi chuột túi (kănguru).	D. Cánh cụt của chim cánh cụt.
Câu 9: Khi cơ quan thoái hóa lại phát triển và biểu hiện ở cá thể của loài (như hiện tượng người có đuôi) thì gọi là
A. Hiện tượng bình thường.	B. Hiện tượng lại tổ.
C. Hiện tượng thoái hóa.	D. Hiện tượng lại giống.
Câu 10: Hiện tượng 2 động vật khác loài nhưng giống nhau về cấu tạo chi trước, chứng tỏ chúng có cùng nguồn gốc thì gọi là
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.	B. Bằng chứng phôi sinh học.
C. Bằng chứng địa lý – sinh vật học.	D. Bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 11: Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
A. Cấu tạo trong của các nội quan.	B. Các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. Cấu tạo polypeptit hoặc polynucleotit.	D. Sinh học và biến cố địa chất.
Câu 12: Khi lai 2 phân tử ADN của 2 sinh vật khác nhau, được AND lai là có nhiệt độ nóng chảy càng cao thì
A. Quan hệ giữa chúng càng xa nhau.	B. Chúng chung tổ tiên càng gần.
C. Chúng không hê có họ hàng.	D. Hai loài đó là một.
Câu 13: Thành phần chuỗi của người khác thành phần chuỗi của loài chó nhà (cá mập) bao nhiêu % axit amin?
A. 16,3% (53,2%).	B. 44% (48,6%).	C. 48,6% (16%).	D. 53,2% (44%).
Câu 14: Phôi người có khe mang và tim 2 ngăn như cá ở giai đoạn
A. 18 đến 20 ngày tuổi.	B. 28 đến 40 ngày tuổi.
C. 18 đến 20 tuần tuổi.	D. 28 đến 40 tuần tuổi.
Câu 15: Người đầu tiên xây dựng học thuyết có hệ thống về tiến hóa của sinh giới là
A. Lamac.	B. Đacuyn.	C. Kimura.	D. Menđen.
Câu 16: Người đầu tiên chính thức đưa ra khái niệm chọn lọc tự nhiên là
A. Lamac.	B. Đacuyn.	C. Kimura.	D. Menđen.
Câu 17: Theo Lamac, tiến hóa là
A. Quá trình biến đổi từ loài này thành loài khác.
B. Lịch sử biến đổi kiểu gen của quần thể.
C. Sự phát triển có kế thừa lịch sử, phức tạp hóa dần.
D. Lịch sử biến đổi các loài do tác động ngoại cảnh.
Câu 18: Theo Lamac, nguyên nhân trực tiếp tạo thành loài mới là
A. Sự thay đổi chậm và liên tục của ngoại cảnh.
B. Xu hướng tự vươn lên thích nghi của sinh vật.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình biến đổi cơ quan liên tục theo 1 hướng.
Câu 19: Định luật “sử dụng cơ quan” theo Lamac có thể phát biểu là
A. Cơ quan càng hoạt động thì càng nhỏ và ngược lại.
B. Cơ quan hoạt động nhiều sẽ phát triển và ngược lại.
C. Co quan càng hoạt động sẽ tiêu biến càng nhanh.
D. Cơ quan càng có lợi thì càng lớn và ngược lại.
Câu 20: Những biến dị ở động vật do chúng thay đổi tập quán hoạt động có di truyền được cho đời sau không, theo Lamac?
A. Luôn được di truyền.	B. Có, chỉ khi biến đổi sâu sắc.
C. Không bao giờ.	D. Lúc có, lúc không tùy loài.
Câu 21: Ngày nay, ta gọi biến dị do thay đổi tập quán hoạt động cơ quan là
A. Biến dị tổ hợp.	B. Biến dị cá thể.	C. Đột biến.	D. Thường biến.
Câu 22: Nhược điểm lớn nhất của học thuyết Lamac là
A. Cho rằng sinh vật luôn biến đổi phù hợp ngoại cảnh nên không bị đào thải.
B. Chưa hiểu cơ chế tác động của ngoại cảnh và di truyền tính tập nhiễm.
C. Cho rằng sinh giới là kết quả của biến đổi lịch sử theo quy luật khách quan.
D. Cho rằng sinh giới ngày nay ban đầu là kết quả sáng tạo của Thượng đế.
Câu 23: Đacuyn được người đời sau nhắc đến chủ yếu nhờ công lao về
A. Giải thích thành công hình thành tính thích nghi.
B. Chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
C. Giải thích sự hình thành loài người từ động vật.
D. Phát hiện vai trò của CLTN.
Câu 24: Quan niệm nào sau đây về biến dị là của Đacuyn?
A. Biến dị cá thể là nguyên liệu chính của tiến hóa.
B. Biến đổi nhỏ tích lũy dần thành biến đổi lớn.
C. Biến đổi do sử dụng cơ quan là di truyền được.
D. Biến dị sinh ra khi ngoại cảnh thay đổi.
Câu 25: Đacuyn nói biến dị cá thể là
A. Các sai khác nhỏ giữa các cá thể cùng loài, phát sinh qua sinh sản.
B. Các sai khác giữa các sinh vật cùng loài, do môi trường thay đổi gây ra.
C. Các biến đổi đột ngột trong đời cá thể, làm nó khác hẳn cá thể cùng loài.
D. Một dạng biến đổi chỉ thể hiện ở một vài cá thể trong loài.
Câu 26: Theo Đacuyn, đấu tranh sinh tồn là
A. Tranh giành thức ăn để tồn tại.	B. Đấu tranh với điều kiện bất lợi để tồn tại.
C. Tranh giành điều kiện sống và sinh sản.	D. Chủ động tìm điều kiện sống và sinh sản.
Câu 27: Theo quan niệm của Đacuyn, các nhân tố tiến hóa gồm
A. Biến đổi và môi trường.
B. Biến dị cá thể, di truyền và CLTN.
C. Đột biến, giao phối và CLTN.
D. Biến dị, di truyền, CLTN và phân ly tính trạng
Câu 28: Quá trình chọn lọc theo Đacuyn có nội dung chính là.
A. Đào thải và tích lũy.	B. Phân hóa khả năng sống sót.
C. Phân hóa khả năng sinh sản.	D. Hình thành tính thích nghi.
Câu 29: Chọn lọc nhân tạo khác chọn lọc tự nhiên chủ yếu về (theo quan điểm Đacuyn)
A. Động lực (đấu tranh sinh tồn hay nhu cầu con người).
B. Nội dung (biến dị nào được giữ lại).
C. Tốc độ (lịch sử lâu dài hay xảy ra tương đối nhanh).
D. Kết quả (lợi hại cho sinh vật hay cho người).
Câu 30: Nếu theo quan niệm của Đacuyn, thì loài hươu cao cổ có chân cao, cổ dài là vì.
A. Do nhiều đời rướn chân, vươn cổ để ăn lá trên cao.
B. Đây là đột biến ngẫu nhiên được CLTN củng cố.
C. Biến dị cá thể này tình cờ có lợi, CLTN tăng cường.
D. Đây là đột biến trung tính được ngẫu nhiên duy trì.
Câu 31: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là
A. Giải thích thành công đặc điểm thích nghi.
B. Phát hiện nội dung và vai trò của CLTN.
C. Đưa ra khái niệm biến dị cá thể và tính chất của nó.
D. Khẳng định tính thống nhất trong đa dạng ở sinh giới.
Câu 32: Tồn tại lớn nhất trong học thuyết của Đacuyn là
A. Chưa rõ nguyên nhân biến dị và cơ chế di truyền.
B. Giải thích không đúng hình thành tính thích nghi.
C. Chưa giải thích cơ chế hình thành loài mới.
D. Nhấn mạnh tính khốc liệt của đấu tranh sinh tồn.
Câu 33: Một trong các điểm khác nhau chính giữa học thuyết Lamac với học thuyết Đacuyn là
A. Lamac gọi biến dị do ngoại cảnh là biến đổi; còn Đacuyn gọi là biến dị cá thể.
B. Lamac cho rằng ngoại cảnh thay đổi rất chậm; còn Đacuyn thì không.
C. Lamac cho rằng biến đổi là di truyền được; còn Đacuyn thì không.
D. Lamac cho rằng sinh vật luôn thích nghi kịp; còn Đacuyn nhấn mạnh đào thải
Câu 34: Theo quan niệm hiện đại thì tiến hóa là
A. Quá trình biến đổi loài này thành loài khác.	B. Lịch sử biến đổi vốn gen của quần thể.
C. Phát triển lịch sử theo hướng phức tạp hóa.	D. Lịch sử biến đổi các loài do ngoại cảnh.
Câu 35: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ?
A. Xảy ra trong phạm vi loài.	B. Kết quả tương đối nhanh.
C. Quy mô lục địa.	D. Hình thành kiểu gen mới.
Câu 36: Nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa là
A. Đột biến.	B. Thường biến.
C. Nguồn gen du nhập.	D. Biến dị tổ hợp
Câu 37: Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại, các nhân tố tiến hóa gồm
A. Biến dị, di truyền, CLTN và môi trường.
B. Nhân tố biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
C. Môi trường và tập quán sử dụng cơ quan.
D. Đột biến, giao phối, CLTN và cách ly
Câu 38: Trong quần thể đa hình, thì CLTN dẫn đến kết quả là
A. Tăng tần số alen thích nghi, giảm kém thích nghi.
B. Tăng tần số alen kém thích nghi, giảm thích nghi.
C. Làm quần thể đạt cân bằng Hacđi – Vanbec.
D. Duy trì cả alen có lợi, có hại hoặc trung tính.
Câu 39: Điểm không giống nhau giữa quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về tiến hóa là
A. Nguyên liệu tiến hòa là biến dị di truyền dược.
B. Chỉ cá thể thích nghi nhất mới tồn tại.
C. CLTN là nhân tố chủ đạo trong tiến hóa.
D. Tiến hóa không cần CLTN, cần đột biến trung tính.
Câu 40: Nói chung, tần số alen ở một quần thể trong tự nhiên sẽ biến đổi nhanh nhất khi bị tác động của
A. Đột biến.	B. Di - nhập gen.	C. CLTN.	D. Giao phối.
BÀI LÀM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
Câu
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_truong_thpt_yen_phong_so_2.doc
Bài giảng liên quan