Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT 2009-2010 môn thi: Ngữ văn - Trường THCS Phú Thuỷ
Đề A.
I. Trắc nghiệm khách quan(3.0 điểm):
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu đáp án đúng nhất.
“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dâù.
- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lị con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dâù. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - à, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần”. 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? A. Lặng lẽ Sa Pa. B. Làng. C. Chiếc lược ngà. D. Bến quê. 2. Tác giả của đoạn trích đó là ai? A. Kim Lân. B. Nguyễn Minh Châu. C. Nguyễn Quang Sáng. D. Phạm Tiến Duật. 3. Tác phẩm đó được viết trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C.Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau kháng chiến chống Mĩ. 4. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? A. Tác giả. B. Ông Hai. C. Vợ ông Hai. D. Người kể chuyện giấu mặt. 5. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? A. Kể về thằng con út của ông Hai. B. Kể về tình yêu con sâu sắc của ông Hai. C. Kể về tình yêu làng của ông Hai. D. Kể về tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến của ông Hai. 6. Từ nào trong các từ sau không phải là từ láy? A. Nhè nhẹ. B. Khe khẽ. C. Rành rọt. D. Xét soi. 7. Từ nào sau đây đặt vào dấu() cho đúng nghĩa của câu: “Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám”. A. Đơm sai. B. Đơn sai. C. Đâm sai. 8. Câu: “Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh. B. Nhân hoá. C. ẩn dụ. D. Nói quá. 9. Câu văn: “Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy.” miêu tả phương diện nào của nhân vật? A. Ngoại hình. B. Tính cách. C. Tâm trạng. 10. Từ xưng hô “thầy” thuộc lớp từ nào? A. Từ toàn dân. B. Phương ngữ. C. Biệt ngữ xã hội. 11. Những câu đối thoại giữa ông Hai với thằng bé Húc được dẫn theo cách nào? A. Cách dẫn trực tiếp. B. Cách dẫn gián tiếp. 12. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh. II. Tự luận( 7.0 điểm). Câu 1(2.0 điểm). Em hãy nêu những hiểu biết về tác giả Bằng Việt và giá trị nội dung của bài thơ Bếp lửa. Câu 2(5.0 điểm). Hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều. Phòng GD-ĐT Lệ Thuỷ Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2009-2010 Trường THCS Phú Thuỷ Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề. Đề B. I. Trắc nghiệm khách quan(3.0 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu đáp án đúng nhất. “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lị con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dâù. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - à, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần”. 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? A. Lặng lẽ Sa Pa. B. Bến quê. C. Chiếc lược ngà. D. Làng. 2. Tác giả của đoạn trích đó là ai? A. Nguyễn Quang Sáng. B. Nguyễn Minh Châu. C. Kim Lân. D. Phạm Tiến Duật. 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? A. Kể về thằng con út của ông Hai. B. Kể về tình yêu con sâu sắc của ông Hai. C. Kể về tình yêu làng của ông Hai. D. Kể về tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến của ông Hai. 4. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? A. Tác giả. B. Ông Hai. C. Vợ ông Hai. D. Người kể chuyện giấu mặt. 5. Tác phẩm đó được viết trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C.Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau kháng chiến chống Mĩ. 6. Từ nào trong các từ sau không phải là từ láy? A. Nhè nhẹ. B. Xét soi. C. Rành rọt. D. Khe khẽ. 7. Từ nào sau đây đặt vào dấu() cho đúng nghĩa của câu: “Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám”. A. Đơm sai. B. Đơn sai. C. Đâm sai. 8. Câu: “Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hoá. B. ẩn dụ. C. Nói quá. D. So sánh. 9. Câu văn: “Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy.” miêu tả phương diện nào của nhân vật? A. Ngoại hình. B. Tính cách. C. Tâm trạng. 10. Từ xưng hô “thầy” thuộc lớp từ nào? A. Từ toàn dân. B. Phương ngữ. C. Biệt ngữ xã hội. 11. Những câu đối thoại giữa ông Hai với thằng bé Húc được dẫn theo cách nào? A. Cách dẫn trực tiếp. B. Cách dẫn gián tiếp. 12. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh. II. Tự luận( 7.0 điểm). Câu 1(2.0 điểm). Em hãy nêu những hiểu biết về tác giả Nguyễn Duy và giá trị nội dung của bài thơ ánh trăng. Câu 2(5.0 điểm). Hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều. Đáp án và hướng dẫn chấm. I. Trắc nghiệm: Yêu cầu và cho điểm. Đề A. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 B A B D D D B A C B A A Đề B Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 D C D D B B B D C B A B II. Tự luận: Câu 1. Yêu cầu và cho điểm. * Tác giả: 1.0 điểm, mỗi ý cho 0.25 điểm; có những ý đưa ra nhiều phương án (được đánh dấu bằng từ hoặc), HS chỉ cần nêu một trong các phương án đó. * Tác phẩm: 1.0 điểm. Mỗi ý cho tối đa 0.5 điểm. Đề A. * Nêu hiểu biết về tác giả Bằng Việt: - Sinh năm 1941. - Quê ở Hà Tây(cũ), nay là Hà Nội. - Làm thơ từ 1960. - Là thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ hoặc Hiện nay là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (theo SGK Ngữ Văn 9). * Giá trị nội dung của tác phẩm Bếp lửa. - Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. - Thể hiện lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Đề B. * Nêu những hiểu biết về tác giả Nguyễn Duy: - Sinh năm 1948. - Quê ở Thanh Hoá. - Năm 1966 gia nhập quân đội hoặc Năm 1975 chuyển sang làm báo. - Là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ hoặc Ông đã từng đạt giải cao trong các cuộc thi thơ. * Giá trị nội dung của bài thơ ánh trăng. - Là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước. - Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ. Câu 2. Các yêu cầu về kĩ năng; - Biết làm một bài văn nghị luận. - Bố cục bài rành mạch, hợp lí. Các ý trình bày rõ ràng và được triển khai tốt. - Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn. - Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Các yêu cầu về nội dung và cho điểm. Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày, tách và gộp theo những cách khác nhau, miễn là đạt được những nội dung sau: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần nghị luận. Tối đa 0.5 điểm. - Nguyễn Dữ và Nguyễn Du là hai trong số những tác giả lớn của nền văn học Việt Nam thời kì trung đại, đã có những trang viết về đề tài người phụ nữ bất hạnh dưới chế độ xã hội phong kiến. - Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều là hai tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài này mà nổi bật là Vũ Nương và Thuý Kiều. 2. Trình bày vẻ đẹp của các nhân vật: - Vũ Nương: thuần hậu, dịu dàng, tư dung tốt đẹp. Luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo, thuỷ chung.( Có dẫn chứng và phân tích). Tối đa 0.5 điểm - Thuý Kiều: Sắc sảo, mặn mà, đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành”, thuỷ chung, hiếu thảo. (Dẫn chứng và phân tích). Tối đa 0.5 điểm. 3. Trình bày số phận bất hạnh của các nhân vật: - Vũ Nương:Bị chồng nghi oan phải tự vẫn (Dẫn chứng và phân tích). Tối đa 0,75 điểm. - Thuý Kiều: Hi sinh mối tình tuyệt đẹp, trở thành một món hàng cho bọn buôn thịt bán người cò kè ngã giá(Dẫn chứng và phân tích). Tối đa 0.75 điểm. 4. Thái độ, tấm lòng của các nhà văn nhân đạo: xót xa, đau đớn. Lên án những thế lực xã hội đã vùi dập số phận người phụ nữ. Đó là những kẻ đê tiện, bỉ ổi, dâm ô, thế lực của đồng tiền(Truyện Kiều). Đó là những hủ tục phong kiến như nam quyền, chế độ đa thê(Chuyện người con gái Nam Xương)(Dẫn chứng). Tối đa 1.0 điểm. 5. Nhận xét, đánh giá: - Vẻ đẹp và số phận của hai nhân vật được các nhà văn thể hiện rất chân thực, đó cũng là hình ảnh chung của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ xã hội phong kiến. Tối đa 0.5 điểm. - HS đưa thêm nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tối đa 0.5 điểm./.
File đính kèm:
- DE-DA THI THPT (VAN) 9.doc