Địa lý các vùng kinh tế
MỤC LỤC
Trang
PHẦN A: Câu hỏi sử dụng Atlat 1
PHẦN B: Bài tập vẽ biểu đồ và nhận xét 9
PHẦN C: Kiến thức địa lí 23
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 23
Nội dung 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 23
Nội dung 2: Đặc điểm chung của tự nhiên 26
Nội dung 3: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên 40
CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ 43
Nội dung 1: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư 43
Nội dung 2: Lao động và việc làm 46
Nội dung 3: Đô thị hóa ở Việt Nam 49
CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ 52
Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 52
Nội dung 2: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 54
Nội dung 3. Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp 67
Nội dung 4: Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ 74
CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ 80
Nội dung 1: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 80
Nội dung 2: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng 83
Nội dung 3: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ 86
Nội dung 4: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ 87
Nội dung 5: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên 88
Nội dung 6: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ 92
Nội dung 7: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long 94
Nội dung 8: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo 97
Nội dung 9: Các vùng kinh tế trọng điểm 99
ồng bằng, phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt thuận lợi cho việc trồng lúa. - Khí hậu cận xích đạo, lượng ánh sáng dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn. Tổng số giờ nắng đạt 2200 - 2700 giờ. Nhiệt độ trung bình 25 - 270C. Lượng mưa đạt 1300 - 2000 mm/năm. - Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt. - Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng tràm. - Tài nguyên biển phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. - Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, đá vôi. Ngoài ra còn có dầu khí ở thềm lụa địa bước đầu được khai thác. b) Hạn chế: - Khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa khô kéo dài đã tăng cường sự xâm nhập của nước mặn vào sâu trong đất liền. Tính chất nóng ẩm cũng phát sinh nhiều dịch bệnh, côn trùng phá hoại mùa màng. - Diện tích đất bị nhiễm mặn và nhiễm phèn quá lớn, thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước. - Khoáng sản hạn chế, không thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Câu 2. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các vấn đề cần phải giải quyết để sự dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là: a) Thủy lợi là giải pháp hàng đầu để giải quyết vấn đề nước: - Vùng thượng châu thổ thường bị ngập sâu trong mùa lũ, đất bốc phèn trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thủy lợi, để thoát lũ, thau chua, rửa mặn. Tiến tới là phải tìm giống lúa thích hợp chịu được phèn, mặn. - Vùng hạ châu thổ thường xuyên chịu tác động của biển, đất phèn, đất mặn, hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô, thiếu nước ngọt. Vì vậy cần làm thủy lợi để rửa mặn, ngăn mặn, phát triển hệ thống canh tác thích hợp. b) Duy trì và bảo vệ rừng: - Vì rừng là nhân tố quan trọng đảm bảo sự cân bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác. Rừng ở đây đang bị suy giảm nghiêm trọng do sự tác động của nhiều nguyên nhân như: nhu cầu mở rộng diện tích đất nông nghiệp, phát triển nuôi tôm, cháy rừng Giải pháp chủ yếu là bảo vệ rừng, kết hợp trồng rừng với nuôi tôm để đạt hiệu quả kinh tế cao. c) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến. d) Đẩy mạnh khai thác ra vùng biển, vì biển ở đây rất giàu tiềm năng. e) Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại. Câu 3. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo đánh bắt, nuôi trồng của Đồng bằng sông Cửu Long. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản. a) Xử lí số liệu CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Đơn vị: %) Năm Hoạt động 1995 2000 2009 Tổng số 100 100 100 Đánh bắt 63,5 68,8 52,3 Nuôi trồng 36,5 31,2 47,7 b) Vẽ biểu đồ: Yêu cầu: - Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền. - Chính xác về khoảng cách năm. - Có chú giải và tên biểu đồ. - Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ. c) Nhận xét: - Sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành diễn ra tương đối mạnh. - Sự thay đổi theo xu hướng giảm nhanh tỉ trọng sản lượng đánh bắt và tăng nhanh sản lượng thủy sản nuôi trồng. d) Giải thích: - Sự thay đổi mạnh về cơ cấu sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long là do thủy sản, nhất là thủy sản nuôi trồng với tư cách là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã thâm nhập được vào nhiều thị trường thế giới (như Mĩ, EU, ). - Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh do đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội nên dẫn đến việc giảm tỉ trọng của thủy sản đánh bắt. NỘI DUNG 8: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH, QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO Câu hỏi và bài tập Câu 1. Chứng minh rằng vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên. Câu 2. Trình bày hệ thống các đảo và quần đảo nước ta và ý nghĩa của chúng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1. Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên. 1. Nước ta có vùng biển rộng lớn: - Diện tích vùng biển nước ta khoảng 1 triệu km2 thuộc Biển Đông. - Chiều dài đường bờ biển là 3260 km. - Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. 2. Tiềm năng to lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. a) Nguồn lợi sinh vật biển: - Biển nước ta có độ sâu trung bình, vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ là các vùng biển nông. - Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, độ muối trung bình 30-33%. - Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kihn tế cao như cá, tôm, cua biển, Trên các đảo ven bờ còn có tổ yến có giá trị xuất khẩu. - Nước ta có nhiều ngư trường trọng điểm. b) Tài nguyên khoáng sản: - Biển nước ta là nguồn muối vô tận, hằng năm các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối. - Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng có trữ lượng công nghiệp như: oxxit titan ở ven biển Duyên hải miền Trung, cát trắng ở các đảo Quảng Ninh, Khánh Hòa, là nguyên liệu quý cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê. - Vùng thềm lục địa tích tụ nhiều dầu khí. c) Giao thông vận tải biển: - Nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. - Dọc bờ biển có nhiều vịnh, vũng kín thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu. - Có nhiều cửa sông lớn thuận lợi cho xây dựng cảng. d) Du lịch biển - đảo: - Nhiều bãi tắm đẹp, nước trong xanh, khí hậu trong lành thuận lợi cho du lịch an dưỡng, hoạt động thể thao dưới nước. Câu 2. Hệ thống các đảo và quần đảo nước ta và ý nghĩa của chúng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển. 1. Hệ thống các đảo và quần đảo nước ta: a) Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. - Có những vùng đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc. - Có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. b) Đến năm 2006, nước ta có các huyện đảo: - Vân Đồn và Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh). - Cát Hải và Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng). - Cồn Cỏ (Quảng Trị). - Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) - Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) - Trường Sa (Khánh Hòa). - Phú Quý (Bình Thuận). - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng tàu) - Kiên Hải, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). 2. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo: a) Về kinh tế - xã hội - Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực,, nuôi trồng hải sản: tôm sú, tôm hùm, cũng như các loại đặc sản: bào ngư, tổ yến - Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, đông lạnh - Giao thông vận tải biển. - Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch. - Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo. b) Về an ninh quốc phòng: - Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa. - Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước. NỘI DUNG 9: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Câu hỏi và bài tập Câu 1. Thế nào là vùng kinh tế trọng điểm? Nêu các đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm. Câu 2. Lập bảng so sánh ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1. Khái niệm về đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm: 1. Khái niệm: Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước. 2. Đặc trưng: - Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. - Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác. - Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ. Câu 2: Lập bảng so sánh ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta Tiêu chí Vùng kinh tế trọng điểm Phía Bắc Miền Trung Phía Nam -Diện tích - % so với cả nước - 15,3 nghìn km2. - 4,6% - 15,3 nghìn km2. - 8,5% - 15,3 nghìn km2. - hơn 9,2% - Dân số - % so với cả nước - 13,7 triệu người - 16,3% - 6,3 triệu người - 7% - 15,2 triệu người - 18,1% Phạm vi Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Tiềm năng - Vị trí thủ đô Hà Nội. - Quốc lộ 5 và 18 là tuyến giao thông gắn kết cả Bắc Bộ và cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân. - lao động dồi dào, chất lượng cao. - Có nền văn minh lúa nước lâu đời. - Nhiều ngành công nghiệp truyền thống. - Dịch vụ, du lịch đang phát triển mạnh. - Vị trí chuyển tiếp Bắc - Nam. - Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất, sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai. - Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào. - Thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông- lâm- thủy sản. - Bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. - Tiềm năng dầu khí lớn nhất cả nước. - Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. - Tập trung nhiều lao động kĩ thuật cao. - Chiếm tỉ trọng lớn nhất về công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu cả nước. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất- kĩ thuật phát triển mạnh. - Tập trung vốn đầu tư nước ngoài. Phương hướng phát triển - Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm. - Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao. - Phát triển các khu công nghiệp tập trung. - Chú trọng phát triển thương mại và du lịch. - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao. - Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. - Sản xuất hàng nông nghiệp, thủy sản, thương mại, dịch vụ du lịch. - Công nghiệp sẽ là động lực của vùng trong những năm tới. - Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao. - Hình thành các khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Đẩy mạnh thương mại và dịch vụ. MỤC LỤC Trang ************************
File đính kèm:
- Địa lý các vùng kinh tếdoc.doc