Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam

MỞ ĐẦU

VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC

1. Công cuộc đổi mới - cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội

 - Bối cảnh. 30/04/1975: đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Bối cảnh trong nước và quốc tế vào cuối những năm 70 đầu 80 của thế kỉ XX diễn biến phức tạp. Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, lạm phát luôn ở mức 3 con số

 - Diễn biến. Công cuộc đổi mới được manh nha từ 1979, những đổi mới đầu tiên từ lĩnh vực nông nghiệp với “khoán 100” và “khoán 10”, sau đó lan sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI (1986), đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo 3 xu thế: Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội; Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới

 

doc126 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
, thời kỳ 1954 - 1974 ở miền Nam, chế độ Mỹ-ngụy đã dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để thực hiện chính sách dồn dân phục vụ cho mưu đồ chiến tranh. Hậu quả của nó là đã làm cho khoảng 12,0/20,0 triệu dân phải rời bỏ quê hương và sống bám vào các đô thị bằng viện trợ của Mỹ.
Bảng 2.35. Tỉ lệ dân thành thị ở miền Nam thời kỳ 1959 - 1974 (%).
Năm
1959
1963
1971
1974
Tỉ lệ dân thành thị
20,70
29,68
38,00
43,00
	▪ Thời kỳ từ sau 1975 đến nay. Trước đó, ở miền Bắc (đặc biệt là từ 1965-1972), các đô thị bị chiến tranh phá hoại của Mỹ gây thiệt hại nặng nề, một bộ phận dân thành thị phải sơ tán về nông thôn, quá trình đô thị hóa bị chững lại. Ở miền Nam tỉ lệ dân cư đô thị tụt xuống nhanh do dân cư hồi hương từ các thành phố về vùng nông thôn và do sự điều động đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Ở miền Bắc, tỉ lệ dân đô thị cũng không tăng nhiều lắm. Sau khi đất nước thống nhất (đặc biệt là từ 1986 đến nay), công cuộc đổi mới đất nước đã thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế và tiến bộ xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển mạnh sang cơ chế thị trường. Điều đó đã tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa ở nước ta. 
	● Có thể rút ra một số nhận xét chủ yếu về quá trình đô thị hóa ở nước ta:
	- Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất chậm chạp; trình độ đô thị hóa thấp; tỉ lệ dân đô thị chỉ dao động ở 20% dân số toàn quốc. Ở miền núi và cao nguyên, quá trình đô thị hóa còn gặp nhiều khó khăn. Ở Đồng bằng sông Hồng, mạng lưới đô thị dày đặc nhất (nhưng chủ yếu là những thị trấn nhỏ, nên số dân đô thị vẫn thấp). Vùng Đông Nam Bộ (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) có số dân đô thị cao nhất. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là các thị xã, thị trấn nhỏ, phân bố rải đều. Ở Duyên hải miền Trung, có một số thành phố, thị xã, (trong đó Đà Nẵng là đô thị lớn, Huế và Hội An là đô thị cổ). 
	- Quá trình đô thị hóa diễn ra không theo đường thẳng, đó là do tác động phức tạp của các nhân tố như (chính trị, quân sự, kinh tế và nhân khẩu) ở từng thời kỳ, điều này thể hiện ở sự gia tăng dân số thành thị và sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị suốt hơn nửa thế kỷ qua. Trong thời kỳ 1931-2005, số lượng tuyệt đối của dân số đô thị tăng từ 1.338.000 người lên 22.336.800 người (tăng 16,69 lần), nhưng tỉ lệ dân đô thị chỉ tăng từ 7,5% lên 26,88% (tăng 3,58 lần).
	- Tỉ lệ dân thành thị thấp phản ánh sự phát triển công nghiệp còn yếu, cũng như tình trạng chậm phát triển của các ngành dịch vụ. Như vậy, Việt Nam còn ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa (tương ứng với giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa), tức là đang ở giai đoạn chuyển dịch lao động từ khu vực I sang khu vực II và III.
	- Mối quan hệ giữa nông thôn - thành thị mang tính chất xen cài cả trong không gian đô thị, cả về xã hội học, cả về lối sống, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán và mối quan hệ kinh tế. Về cơ bản, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp. Các đô thị ra đời và phát triển phần lớn dựa trên cơ sở của sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ hành chính, rất ít đô thị phát triển mạnh dựa vào sản xuất công nghiệp. Tác phong, lối sống nông nghiệp còn phổ biến trong dân cư đô thị (nhất là đô thị vừa và nhỏ).
	- Các đô thị vừa và nhỏ được hình thành chủ yếu bởi chức năng hành chính, văn hoá hơn là chức năng kinh tế. Vì thế, khi nó không còn đóng vai trò trung tâm của tỉnh (hoặc huyện) thì đô thị bị xuống cấp nhanh chóng và ít được chú ý đầu tư. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội và môi trường còn yếu kém, nhất là ở miền Bắc và miền Trung. Điều đó làm cho các đô thị này luôn chịu áp lực về gia tăng dân số (cả tự nhiên và cơ học), đồng thời chịu sức ép của cả nền kinh tế chậm phát triển.
	- Đô thị Việt Nam có qui mô hạn chế, phân bố phân tán, tản mạn, đa phần là đô thị vừa và nhỏ, nửa đô thị nửa nông thôn. Sự rải đều của các đô thị nhỏ làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế, dẫn đến việc “nông thôn hoá thành thị”, đô thị không đủ sức phát triển. Theo dự báo, thì đến 2010 tỉ lệ dân đô thị của nước ta cũng chỉ ~ 30-35% và đến 2020 mới tăng lên ~ 46%. Như vậy trong vài thập kỷ tới, tỉ lệ dân đô thị của nước ta vẫn thấp hơn mức TB của khu vực ĐNÁ và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực châu Á-TBD (năm 2008, tỉ lệ dân đô thị trung bình của thế giới là 49%, thì Việt Nam gần 29,4%, châu Á là 42%, Đông Nam Á là 45%)
Bảng 2.36. Tổng số dân, dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta từ 1975 - 2008
Năm
Dân số cả nước (1000 người)
Dân số thành thị
Tổng số (1000 người)
Tỉ lệ (%)
1975
47638,0
10242,0
21,50
1979
52462,0
10094,0
19,24
1986
59872,0
11360,0
18,97
1989
64412,0
12919,0
20,06
1995
71995,5
14938,1
20,75
1997
74306,9
16835,4
22,66
1999
76596,7
18081,6
23,61
2001
78685,8
19469,3
24,74
2003
80902,4
20869,5
26,18
2005
83106,3
22336,8
26,88
2007
85154,9
2370,0
27,44
2008
86210,8
24233,3
28,10
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009)
b. Phân bố đô thị ở Việt Nam
	▪ Mạng lưới đô thị của nước ta trải ra tương đối rộng khắp trên lãnh thổ và được chia thành 5 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản (QĐ của HĐBT về phân loại đô thị và phân cấp quản lý) như số dân; chức năng; mật độ dân số; tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. 
	- Đô thị loại I: Số dân phải đạt 1,0 triệu người. Mật độ 15.000ng/km2. Tỉ lệ dân phi nông nghiệp 90%. Là đô thị lớn nhất, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, kĩ thuật, du lịch-dịch vụ, gio thông-thương mại, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước.
	- Đô thị loại II: Số dân phải đạt từ 35 vạn đến < 1,0 triệu. Mật độ 12.000ng/km2. Là đô thị lớn; trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giao thông, thương mại. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp 90%.
	- Đô thị loại III: Số dân từ 10 vạn đến < 35 vạn. Mật độ TB 10.000ng/km2 (ở vùng núi có thể thấp hơn). Là đô thị trung bình lớn, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một tỉnh (hoặc một vùng lãnh thổ). Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp 80%.
	- Đô thị loại IV: số dân TB từ 3 vạn - <10 vạn. Mật đô dân số TB 8.000ng/km2 (vùng núi có thể thấp hơn). Là đô thị nhỏ, trung tâm tổng hợp kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội (hoặc trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại của một tỉnh). Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp 70%.
	- Đô thị loại V: Dân số từ 4.000 - < 3 vạn người. Mật độ TB 6.000ng/km2 (vùng núi có thể thấp hơn). Là trung tâm tổng hợp kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hành chính của một huyện. Tỉ lệ LĐ phi nông nghiệp 60%.
	▪ Về mặt hành chính nhà nước: Đô thị loại I (trực thuộc TW), đô thị loại II, III và IV (do tỉnh quản lý), các đô thị loại V (do huyện quản lý). 
	▪ Nếu so sánh từ 1989 - 2005 quá trình đô thị hóa ở nước ta có những thay đổi đáng kể cả về (số và chất lượng): 
Năm 1989 (có 500 điểm đô thị), năm 2005 (675 điểm), năm 2006 (684 điểm). Về số dân đô thị tăng tương ứng (từ 12,91 triệu - 22,33 triệu - 22,83 triệu người). 
Về chất lượng đời sống dân cư đô thị (cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động nghề nghiệp, lối sống, kiến trúc, cảnh quan, môi trường) có những chuyển biến. 
Song, có thể nhận thấy rằng phần lớn đô thị Việt Nam là đô thị nhỏ và TB. Số đô thị rất lớn (loại I) được phân bố ở 2 đầu đất nước. Số đô thị lớn và TB (loại II và III) phân bố đồng đều cả 3 miền đất nước. Số đô thị nhỏ (thị trấn) tập trung nhiều hơn ở Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 
Năm 2005, trong tổng số 29 thành phố chiếm 20,0% dân số cả nước, thì có 10 thành phố rất lớn và lớn (loại I và II) chiếm > 15,1% dân số toàn quốc. Có 5 thành phố trực thuộc TW là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ chiếm 40,0% dân số đô thị cả nước.
Bảng 2.37. Số đơn vị hành chính có đến 31/12/2008 phân theo địa phương
TP trực thuộc tỉnh
Quận
Thị xã
Huyện
Phường
Thị trấn
Xã
Cả nước
44
46
47
553
1327
617
9111
ĐB sông Hồng
11
16
6
96
364
122
1965
Hà Nội
2
9
18
147
22
408
Vĩnh Phúc
1
1
7
13
11
113
Bắc Ninh
1
1
6
17
6
103
Quảng Ninh
2
2
10
45
11
130
Hải Dương
1
11
13
16
234
Hải Phòng
7
8
70
10
143
Hưng Yên
1
9
7
9
145
Thái Bình
1
7
10
9
267
Hà Nam
1
5
6
6
104
Nam Định
1
9
20
15
194
Ninh Bình
1
1
6
16
7
124
TD và MN PB’
9
9
119
118
136
2278
Hà Giang
1
10
5
9
181
Cao Bằng
1
12
4
14
181
Bắc Kạn
1
7
4
6
112
Tuyên Quang
1
5
7
5
129
Lào Cai
1
8
12
8
144
Yên Bái
1
1
7
11
10
159
Thái Nguyên
1
1
7
23
13
144
Lạng Sơn
1
10
5
14
207
Bắc Giang
1
9
7
16
207
Phú Thọ
1
1
11
14
10
251
Điện Biên
1
1
7
9
5
92
Lai Châu
1
6
3
6
89
Sơn La
1
10
6
9
191
Hoà Bình
1
10
8
11
191
DH miền Trung
13
6
9
142
265
150
2491
Thanh Hoá
1
2
24
20
30
586
Nghệ An
1
2
17
25
17
436
Hà Tĩnh
1
1
10
12
12
238
Quảng Bình
1
6
10
8
141
Quảng Trị
2
8
13
10
118
Thừa Thiên Huế
1
8
24
9
119
Đà Nẵng
6
2
45
11
Quảng Nam
2
16
18
12
210
Quảng Ngãi
1
13
8
10
166
Bình Định
1
10
16
14
129
Phú Yên
1
8
12
6
91
Khánh Hoà
1
1
7
28
7
105
Ninh Thuận
1
5
15
3
45
Bình Thuận
1
1
8
19
12
96
Tây Nguyên
3
6
51
75
47
590
Kon Tum
1
8
10
6
81
Gia Lai
1
2
13
22
12
181
Đắk Lắk
1
1
13
20
12
152
Đắk Nông
1
7
5
5
61
Lâm Đồng
1
1
10
18
12
115
Đông Nam Bộ
2
19
5
41
331
42
488
Bình Phước
1
7
5
8
89
Tây Ninh
1
8
5
8
82
Bình Dương
1
6
9
8
72
Đồng Nai
1
1
9
29
6
136
Bà Rịa-Vũng Tàu
1
1
6
24
7
51
TP.Hồ Chí Minh
19
5
259
5
58
ĐB S.Cửu Long
6
5
12
104
174
120
1299
Long An
1
13
9
15
166
Tiền Giang
1
1
8
16
7
146
Bến Tre
1
7
9
7
144
Trà Vinh
1
7
9
10
85
Vĩnh Long
1
7
7
6
94
Đồng Tháp
1
2
9
17
8
119
An Giang
1
1
9
15
17
122
Kiên Giang
1
1
12
15
12
115
Cần Thơ
5
4
44
5
36
Hậu Giang
2
5
8
9
54
Sóc Trăng
1
9
10
9
87
Bạc Liêu
1
6
7
7
50
Cà Mau
1
8
8
8
81
(Nguồn : Tổng cục Thống kê, 2009)

File đính kèm:

  • docgiaotrinh_dialy_kinhte_xahoi.doc
Bài giảng liên quan