Gam và cách nhận biết gam của 1 bài hát

Để chơi đc 1 bài hát ( có bản nhạc ) thì ta phải làm theo tuần tự các bước như sau :

- Xác định Gam của bài nhạc

- Lập bộ hợp âm cho gam đó

- Đặt hợp âm vào giai điệu

Trong bài 3 này sẽ giải quyết khâu đầu tiên trong tiến trình trên .

Trước hết , Gam là một tập hợp gồm 7 nốt nhạc . Có 2 loại gam , là gam trưởng và gam thứ

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gam và cách nhận biết gam của 1 bài hát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Gam và cách nhận biết gam của 1 bài hát
Để chơi đc 1 bài hát ( có bản nhạc ) thì ta phải làm theo tuần tự các bước như sau :
- Xác định Gam của bài nhạc
- Lập bộ hợp âm cho gam đó
- Đặt hợp âm vào giai điệu
Trong bài 3 này sẽ giải quyết khâu đầu tiên trong tiến trình trên .
Trước hết , Gam là một tập hợp gồm 7 nốt nhạc . Có 2 loại gam , là gam trưởng và gam thứ
Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc :
Ta sẽ tìm hiểu về gam trưởng trước :
Trước hết ta quy ước như sau : Q2T ký hiệu a , Q2t ký hiệu b
Công thức lập gam trưởng sẽ là a a b a a a b
Giải thích :
7 nốt nhạc của gam đc tựng trưng bởi các ký tự a và b đó . Tính từ nốt gốc của gam ta có các nốt còn lại .
VD : Gam Đô trưởng ( C )
với nốt gốc là C , dựa vào công thức a a b a a a b ta suy ra các nốt còn lại là :
D ( cách C 1 a ) ,
E ( cách D 1 a ) ,
F ( cách E 1 b ) ,
G ( cách F 1 a ) ,
A ( cách G 1 a ) ,
B ( cách A 1 a )
và C (cách B 1 b ) .
Vậy gam C gồm 7 nốt là : C , D , E , F , G , A , B và ko có dấu hóa nào .
VD2 : gam Rê trưởng ( D )
Với nốt gốc là D , dựa vào công thức a a b a a a b ta có các nốt còn lại là :
E ( cách D 1 a ) ,
F# ( cách E 1 a ) ,
G ( cách F# 1 b ) ,
A (cách G 1 a ) ,
B (cách A 1 a ) ,
C# ( cách B 1 a )
và D (cách C# 1 b ) .
Vậy 7 nốt của gam D gồm có : D , E , F# , G , A , B , C#
Gam D có 2 dấu # ở F và C
Từ những điều trên các bạn hãy tự mình tìm ra các nốt trong các gam trưởng còn lại .
Gam Thứ :Công thức lập gam thứ sẽ là a b a a b a a
Cũng tương tự cách làm của gam trưởng ta có 2 ví dụ sau :
VD 1 : gam La thứ ( Am ) : theo công thức a b a a b a a ta có các nốt tiếp theo là :
B ( cách A 1 a )
C ( cách B 1 b )
D ( cách C 1 a )
E ( cách D 1 a )
F ( cách E 1 b )
G ( cách F 1 a)
và A ( cách G 1 a )
Vậy các nốt trong gam Am sẽ là : A B C D E F G và ko có dấu hóa nào .
VD 2 : gam Bm cũng dựa vào công thức trên ta có các nốt tiếp theo là :
C# ( cách B 1 a )
D ( cách C# 1 b )
E ( cách D 1 a )
F# (cách E 1 a )
G ( cách F# 1 b )
A ( cách G 1 a )
và B ( cách A 1 a )
Vậy các nốt trong gam Bm sẽ là : B C# D E F# G A
Vậy gam Bm có 2 dấu # tại C và F .
Tương tự như vậy các bạn hãy suy ra các gam thứ còn lại
Sau khi làm xong các gam trưởng và thứ còn lại ta sẽ thấy 1 điều : sẽ tồn tại từng cặp các gam trưởng và thứ có cùng dấu hóa . Ta gọi các cặp đó là cặp gam trưởng thứ song song .
Như VD ở trên ta thấy gam D trương và gam Si Thứ có cùng dấu hóa là F# và C# => 1 bài nhạc có 2 dấu thăng sẽ thuộc gam D hoặc Bm .
Từ các điều trên ta có thể dễ dàng biết đc 1 gam bất kỳ có bao nhiêu dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b) và tại vị trí nốt nào . Điều này tạo tiền đề rất tốt để các bạn sau này có thể nhận biết 1 cách nhanh nhất gam của 1 bài hát khi đã có bản nhạc trong tay .
Cách nhận biết gam của 1 bài hát :
Để nhận biết gam của 1 bài hát thông thường ta dựa vào 2 yếu tố sau :
1 . Dấu hóa cố định của bài hát đc ghi ở đầu khuông nhạc .
2 . Nốt nhạc cuối cùng của bài nhạc .
Ta cần phải biết :
Thứ tự cố định của dấu thằng (#) :
Nhìn vào thứ tự trên ta thấy ngay từ trái sang phải là các nốt Fa Đô Sol Rê La Mi Si .
Thứ tự cố định của dấu giáng (b) :
Với dấu giáng là si mi la re sol do fa ngược lại so với dấu thăng .
1 Bản nhạc sẽ có dấu hóa ghi ở đầu khuông nhạc tương ứng với gam của bài nhạc đó . Trong bài viết trên ta đã dễ dàng xây dựng đc các gam với các dấu thăng và giáng của gam đó . Sau đây là quy tắc để ta có thể tìm nhanh Gam của bài nhạc dựa vào dấu hóa :
Với dấu thăng (#) : từ dấu thăng cuối cùng ta tiến lên 1 Q2t ta sẽ có nốt gốc gam trưởng cần tìm .
VD : bài nhạc có 2 dấu # , nhìn vào vị trí các dấu thăng ta có thể dễ dàng biết đc , đó là các nốt F và C ( theo thứ tự trái sang phải ) , vậy dấu # cuối là ở nốt C , từ nốt C# tiến lên 1 Q2t là nốt D vậy bài đó thuộc gam D trưởng hoặc gam thứ song song là Bm .
Với dấu giáng (b) : thì ngoại trừ giấu giáng đầu tiên là gam F trưởng , từ 2 dấu giáng trở đi , vị trí nốt giáng áp chót sẽ là nốt gốc hợp âm trưởng cần tìm .
VD 1 bài nhạc có 2 dâu giáng : theo thứ tự từ trái sang phải ta có vị rí 2 nốt giáng là ở nốt Si và Mi , dấu giáng áp chót là Si , vậy bài nhạc thuộc gam Si giáng trưởng Bb hoặc gam thứ song song là Gm .
Để biết đc bài nhạc thuộc gam trưởng hay thứ ta sẽ dựa vào yếu tố còn lại , đó là nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc :
1 bài nhạc kết thúc bằng nốt nào thì đó chính là nốt gốc của gam bài đó
VD : bài nhạc kết thúc ở nốt C thì chắc chắn là bài đó ở gam C trưởng C hoặc gam C thứ Cm . Để biết đc là C hay Cm thì ta lại nhờ vào yếu tố phía trên , đó là dấu hóa đầu khuông nhạc
VD : 1 bài nhạc có 2 dấu thăng và kết thúc ở nốt B , trước hết bài đó thuộc gam D hoặc Bm , vì nốt cuối cùng là nốt B ta suy ra bài nhạc thuộc gam Bm .
Ghi chú :
Với 1 bản nhạc thông thường thì chắc chắn sẽ tuân theo các quy luật trên .
VD : nếu bài nhạc ko có dấu thăng , giáng gì thì chắc chắn nốt kết bài sẽ là nốt C hoặc A ko thể là nốt khác đc , và tương tự với các trường hợp có các dấu hóa khác .
Những điều này đúng với phần lớn các bài nhạc thông thường , cũng tồn tại các bài nhạc mà áp dụng quy tắc này ko đc tuy nhiên đó chỉ là thiểu số rất ít và ta ko cần bàn tới .

File đính kèm:

  • docgam-va cách nhận biết gam.doc
Bài giảng liên quan